Điểm sáng hiếm hoi New Zealand: 100 ngày "sạch" COVID-19

Ngày 9/8, New Zealand bước sang ngày thứ 100 không ghi nhận ca lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong cộng đồng. 

Điểm sáng hiếm hoi New Zealand: 100 ngày "sạch" COVID-19
Đây là một điểm sáng hiếm hoi trên thế giới trong khi nhiều nước đang chật vật đối phó với làn sóng lây nhiễm thứ hai, thứ ba, thậm chí chưa kiểm soát được làn sóng lây nhiễm thứ nhất.
Hiện cuộc sống gần như đã trở lại bình thường với 5 triệu dân tại New Zealand. Giờ đây, người dân đảo quốc Nam Thái Bình Dương có thể đến các quán bar, nhà hàng hoặc tham gia các sự kiện thể thao và văn hóa. Tuy nhiên, nhà chức trách New Zealand duy trì kiểm soát biên giới chặt chẽ và tất cả những người nhập cảnh nước này phải cách ly 14 ngày.
Đến nay, New Zealand ghi nhận tổng cộng hơn 1.500 ca mắc COVID-19 và 22 ca tử vong kể từ khi thông báo ca mắc đầu tiên ngày 28/2 vừa qua. Ca lây nhiễm trong cộng đồng gần đây nhất được xác nhận tại nước này vào ngày 1/5. Trong hơn 3 tháng qua, New Zealand chỉ ghi nhận những ca mắc mới là những người trở về nước và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Diem sang hiem hoi New Zealand: 100 ngay
 Biển thông báo mở cửa trở lại của một quán bar sau thời gian đóng cửa do dịch COVID-19 ở Wellington, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN.
Trước đó, Chính phủ New Zealand đã sớm triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Ngay cả khi chưa xác nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên, New Zealand nhanh chóng thông báo áp đặt hạn chế nhập cảnh đối với các du khách đến từ một số nước bùng phát dịch như Trung Quốc đại lục, Iran... để phòng virus lây lan.
New Zealand cũng quyết định không miễn trừ áp dụng hạn chế nhập cảnh nước này đối với các sinh viên nước ngoài đến từ Trung Quốc. Bộ trưởng Y tế David Clark cũng chỉ thị tăng cường sự hiện diện của các nhân viên y tế tại các sân bay tại New Zealand để kiểm tra sức khỏe của các hành khách trên các chuyến bay thẳng từ Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan tới nước này. New Zealand yêu cầu mọi công dân nhập cảnh nước này từ ngày 15/3 (giờ địa phương) phải tự cách ly trong 14 ngày để ngăn đà lây lan của virus SARS-CoV-2.
Cuối tháng 3 vừa qua, khi có 100 người tại New Zealand có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, nước này đã áp đặt biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, giúp cắt đứt chuỗi lây nhiễm.
Ngày 21/3, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố nước này hiện ở cấp độ báo động 2 trong hệ thống cảnh báo mới triển khai nhằm ứng phó với dịch COVID-19. Theo đó, chính phủ yêu cầu người dân hạn chế tiếp xúc, tăng cường các biện pháp kiểm tra biên giới, hủy bỏ các sự kiện, cũng như những chuyến đi không cần thiết, trong khi những người trên 70 tuổi được yêu cầu ở nhà càng nhiều càng tốt.
Ngày 25/3, chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trước tình hình dịch COVID-19 có dấu hiệu diễn biến phức tạp tại nước này. Lệnh phong tỏa toàn bộ đất nước New Zealand kéo dài 4 tuần có hiệu lực từ ngày 26/3.
Nhờ đó, đến đầu tháng 4, tình hình dịch bệnh đã có dấu hiệu cải thiện với số ca mắc mới trong ngày giảm dần. Các lệnh phong tỏa toàn quốc và khẩn cấp quốc gia sau đó được gia hạn một vài lần nhằm chặn đứng dịch bệnh.
Thủ tướng Ardern ngày 27/4 tuyên bố nước này đã ngăn chặn thành công tình trạng lây lan rộng của dịch COVID-19 trong cộng đồng và bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa từ đêm 27/4. Ngày 4/5, giới chức y tế New Zealand thông báo nước này lần đầu tiên không ghi nhận thêm ca mắc COVID-19 nào kể từ ngày 16/3.
Sau đó, New Zealand áp dụng chính sách nới lỏng hạn chế một cách hết sức thận trọng. Tuy một số hoạt động kinh tế đã được phép vận hành trở lại, nhưng một số biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội vẫn được duy trì với việc hàng triệu công dân New Zealand tiếp tục làm việc và học tập từ nhà.
New Zealand cũng từng để ngỏ khả năng cho phép đi lại giữa nước này với các bang và vùng lãnh thổ riêng biệt của quốc gia láng giềng Australia, nhưng với điều kiện các hạn chế đi lại giữa các bang của Australia được thực thi nghiêm ngặt. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát mạnh tại bang Victoria của Australia, Chính phủ New Zealand tuyên bố kế hoạch đi lại “nội khối” giữa New Zealand và Australia sẽ bị hoãn ít nhất vài tháng.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá New Zealand là hình mẫu chống dịch nhờ thành công trong công tác ngăn chặn các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Lý giải về thành công của New Zealand, Giáo sư Michael Baker, nhà nghiên cứu dịch bệnh tại Đại học Otago, nhấn mạnh: “Khả năng lãnh đạo chính trị tốt và khoa học tiên tiến tạo nên sự khác biệt”. Theo ông, nhiều nước trên thế giới đã làm tốt trong công tác phòng chống dịch COVID-19 thường cũng nhờ sự kết hợp này. Ngay từ đầu, New Zealand đã theo đuổi chính sách quyết liệt nhằm “xóa sổ” virus SARS-CoV-2 hơn là chỉ ngăn chặn tốc độ lây lan của dịch bệnh.
Giáo sư Baker cũng cho rằng một số nước phương Tây mắc sai lầm nghiêm trọng trong việc ngăn chặn mối đe dọa này. Theo chuyên gia Baker, nhiều nhà lãnh đạo đã nhận thấy sai lầm khi lựa chọn mục tiêu cứu người hay cứu nền kinh tế, trong khi thực tế nhiều doanh nghiệp phát triển mạnh nhất khi có tâm lý chắc chắn về những vấn đề như dịch bệnh.
Thực tế, với thành công trong phòng chống dịch COVID-19, tình hình kinh tế New Zealand khả quan hơn nhiều người dự báo. Nước này đã duy trì được tỷ lệ thất nghiệp ở mức chỉ 4%, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý đầu năm giảm 1,6%. Để giải cứu nền kinh tế, Wellington đã bơm 62 tỷ NZD (tương đương 40 tỷ USD) vực dậy nhu cầu trong nước và đảm bảo việc làm cho người lao động.
Giới chuyên gia cũng đánh giá cao khả năng lãnh đạo của Thủ tướng Jacinda Ardern. Trong thời gian phong tỏa toàn quốc, bà Ardern thường trấn an các quan chức và người dân bằng các cuộc họp báo hằng ngày và thông điệp mạnh mẽ: “Go hard and go early” (tạm dịch: Càng mạnh tay chống virus, càng sớm đẩy lùi dịch bệnh). Bên cạnh đó, việc sử dụng ứng dụng công nghệ trên điện thoại thông minh có tên là "NZ COVID Tracer" nhằm truy dấu các trường hợp lây nhiễm virus SARS-CoV-2 đã phát huy hiệu quả rõ rệt, cho phép người dùng có thể tự báo cáo khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh COVID-19 để được xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Mặc dù vậy, giới chuyên gia y tế cảnh báo không nên chủ quan trước nguy cơ làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai. Quan chức cấp cao Bộ Y tế Ashley Bloomfield nhấn mạnh: “100 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng là một dấu mốc quan trọng, tuy nhiên, chúng ta không nên tự mãn”.
Kinh nghiệm cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể nhanh chóng bùng phát trở lại, như nước láng giềng Australia tưởng chừng đã kiểm soát được dịch bệnh. Do đó, ông Bloomfield lưu ý chính phủ và người dân New Zealand cần sẵn sàng nhanh chóng dập dịch nếu phát hiện bất cứ ca mắc mới nào. Trong khi cảnh báo nguy cơ làn sóng lây nhiễm thứ hai, Chính phủ New Zealand hối thúc các gia đình tiếp tục duy trì các trang thiết bị và đồ bảo hộ trong trường hợp khẩn cấp, trong đó có khẩu trang.
Với 100 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng, New Zealand đang được đánh giá là một trong những địa điểm an toàn nhất trên thế giới về COVID-19. Tuy nhiên, như giới chức New Zealand từng tuyên bố, ngay cả khi có thể công bố hết dịch, thì điều này chỉ có ý nghĩa tượng trưng và không có nghĩa là chính phủ sẽ ngừng các nỗ lực ngăn chặn các trường hợp nhiễm bệnh mới.
Trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 trên toàn cầu vẫn hết sức phức tạp, phương châm chống dịch quyết liệt này của chính phủ quốc gia châu Đại Dương này có thể coi là bài học quý cho các nước trong cuộc chiến ngăn chặn "vòi bạch tuộc" của virus SARS-CoV-2.

Đề xuất tạm dừng miễn thị thực đơn phương với các nước thuộc EU và Anh

Với việc xuất hiện thêm nhiều ca nhiễm Covid-19 trong những ngày qua, công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Việt Nam bước vào giai đoạn mới. 

Đề xuất tạm dừng miễn thị thực đơn phương với các nước thuộc EU và Anh
Ban Chỉ đạo đã thảo luận và thống nhất kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ tạm dừng miễn thị thực đơn phương với các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Anh.

Ca tử vong vì dịch bệnh COVID-19 vượt 10.000, nước Mỹ giờ ra sao?

(Kiến Thức) - Số người tử vong vì COVID-19 ở Mỹ đã vượt mốc 10.000 trong khi số ca mắc bệnh vẫn tiếp tục tăng lên.

Ca tử vong vì dịch bệnh COVID-19 vượt 10.000, nước Mỹ giờ ra sao?
Ca tu vong vi dich benh COVID-19 vuot 10.000, nuoc My gio ra sao?
 Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ) ngày 7/4, Mỹ ghi nhận tổng cộng 366.614 ca nhiễm COVID-19, với 10.783 ca tử vong. (Nguồn ảnh: Reuters)
Ca tu vong vi dich benh COVID-19 vuot 10.000, nuoc My gio ra sao?-Hinh-2
 Giới chức Mỹ kêu gọi tăng cường nỗ lực chống COVID-19 sau khi số ca tử vong ở nước này vượt mốc 10.000.
Ca tu vong vi dich benh COVID-19 vuot 10.000, nuoc My gio ra sao?-Hinh-3
Truyền thông trước đó đưa tin, Mỹ đã bước vào một trong những tuần lễ khó khăn nhất trong cuộc chiến chống dịch COVID-19
Ca tu vong vi dich benh COVID-19 vuot 10.000, nuoc My gio ra sao?-Hinh-4
 "Đây sẽ là tuần khó khăn và buồn nhất trong cuộc đời của hầu hết người dân Mỹ. Tuần tới sẽ là thời khắc Trân Châu Cảng của chúng ta, thời khắc 11/9. Nó sẽ xảy ra trên khắp đất nước và tôi muốn nước Mỹ hiểu điều đó", Fox News dẫn lời Tổng y sĩ Jerome Adams ngày 5/4.
Ca tu vong vi dich benh COVID-19 vuot 10.000, nuoc My gio ra sao?-Hinh-5
Những ngày này, các y bác sĩ Mỹ đang phải "gồng mình" cứu chữa bệnh nhân. Trong khi đó, người dân được yêu cầu ở nhà tối đa để tránh lây lan virus. 
Ca tu vong vi dich benh COVID-19 vuot 10.000, nuoc My gio ra sao?-Hinh-6
 Nhân viên y tế đưa một thi thể vào nhà xác tạm thời bên ngoài trung tâm y tế Wyckoff Heights ở Brooklyn, New York, ngày 6/4.
Ca tu vong vi dich benh COVID-19 vuot 10.000, nuoc My gio ra sao?-Hinh-7
 Người phụ nữ bật khóc phía sau trung tâm y tế Wyckoff Heights.
Ca tu vong vi dich benh COVID-19 vuot 10.000, nuoc My gio ra sao?-Hinh-8
 Đường phố ở nước Mỹ vắng vẻ trong những ngày dịch bệnh bùng phát.
Ca tu vong vi dich benh COVID-19 vuot 10.000, nuoc My gio ra sao?-Hinh-9
 Mỹ hiện vẫn là vùng dịch COVID -19 lớn nhất thế giới.
Ca tu vong vi dich benh COVID-19 vuot 10.000, nuoc My gio ra sao?-Hinh-10
 Bà Deborah Birx, điều phối viên công tác chống dịch COVID-19 của Nhà Trắng, kêu gọi người dân Mỹ ở trong nhà, tránh di chuyển không cần thiết.

Sự thật kinh ngạc về quần đảo khống chế tốt dịch COVID-19

(Kiến Thức) - Quần đảo Faroe, lãnh thổ tự trị của Vương quốc Đan Mạch, hiện chỉ có một người phải nhập viện điều trị vì COVID-19.

Sự thật kinh ngạc về quần đảo khống chế tốt dịch COVID-19
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19
Quần đảo Faroe là lãnh thổ tự trị của Vương quốc Đan Mạch từ năm 1948. Quần đảo này được đánh giá là đang kiểm soát thành công dịch bệnh COVID-19 khi hiện tại chỉ có duy nhất một người phải nhập viện điều trị vì nhiễm virus SARS-CoV-2. Ảnh: AB. 
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-2
 Được biết, 10% dân số của quần đảo có 50.000 người này đã được xét nghiệm COVID-19. Tại đây, tất cả người đã tiếp xúc với 184 người dương tính với virus SARS-CoV-2 trên quần đảo đều được theo dõi và cách ly. Trong số những người bị nhiễm bệnh, 131 người đã bình phục hoàn toàn và chưa có ca nào tử vong. Dưới đây là một số sự thật bất ngờ khác về quần đảo này. Ảnh: AB. 
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-3
 Không có nhà tù chính thức trên đảo Faroe. Một trung tâm giam giữ tại Mjørkadalur được sử dụng cho việc giam những tội phạm bị kết án tù có thời hạn ngắn. Các tù nhân với án tù hơn một năm rưỡi sẽ bị đưa tới các nhà tù ở Đan Mạch. Ảnh: Forbes.
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-4
 Vào khoảng tháng 4/2019, Faroe tạm thời đóng cửa một phần quần đảo này để "trùng tu" lại những địa điểm du lịch nổi tiếng. Khoảng 100 tình nguyện viện cùng người dân địa phương cùng tham gia chiến dịch quảng bá du lịch và sự bền vững của quần đảo này. Ảnh: Forbes.
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-5
Dân số của Quần đảo Faroe chỉ khoảng 50.000 người, trong đó có hơn 300 phụ nữ đến từ Thái Lan và Philippines đang sinh sống trên đảo. Ảnh: AB. 
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-6
 Năm 2006, National Geographic Traveler đã bầu chọn Faroe là quần đảo hấp dẫn nhất thế giới trong 111 "ứng cử viên". Ảnh: AB. 
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-7
 Sørvágsvatn là hồ nước lớn nhất quần đảo Faroe. Hồ này cao hơn mặt nước biển khoảng 30-40 mét. Ảnh: AB. 
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-8
 Niels Ryberg Finsen, một bác sĩ đến từ quần đảo Faroe, đã đoạt giải Nobel Y học năm 1903. Ảnh: Wikimedia Commons.
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-9
 Theo Belfast Telegraph, chỉ có ba đèn giao thông trên Quần đảo Faroe. Tất cả đều được lắp đặt tại "thủ phủ" Torshavn và rất gần nhau. Ảnh: Forbes.
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-10
 Đánh bắt cá là ngành công nghiệp quan trọng nhất của quần đảo, chiếm hơn 97% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngành công nghiệp lớn thứ hai là du lịch. Ảnh: Forbes.
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-11
 Quần đảo Faroe được tạo thành từ 18 hòn đảo. Dù bạn đứng ở bất cứ vị trí nào trên đảo, bạn cũng sẽ cách biển không quá 5 km. Ảnh: OJ.
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-12
 Số lượng cừu trên đảo Faroe còn nhiều hơn cả dân số của quần đảo này. Ảnh: OJ.
Su that kinh ngac ve quan dao khong che tot dich COVID-19-Hinh-13
 Người dân ở Torshavn được đi xe buýt miễn phí. Ảnh: OJ.

Mời độc giả xem thêm video: Cách nhận biết người có biểu hiện nhiễm virus corona (Nguồn video: VTC1)

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.