Điểm nhấn trong cuộc xung đột đông Ukraine gần đây

(Kiến Thức) - Cuộc xung đột vũ trang ở Ukraine đã ngày một nghiêm trọng hơn khi số lượng người chết và các vùng đất ly khai chiếm được ngày càng tăng.

Điểm nhấn trong cuộc xung đột đông Ukraine gần đây
Số lượng dân thường thiệt mạng trong cuộc khủng hoảng Ukraine nhanh chóng tăng lên
Báo cáo mới đây nhất của Liên Hiệp Quốc thống kê, hơn 5.000 người ở miền đông Ukraine đã thiệt mạng kể từ khi chiến dịch quân sự do Kiev phát động bắt đầu vào tháng 4/2014. Tuy nhiên, thiệt hại về người và của ở miền đông Ukraine gia tăng trong các cuộc bắn pháo ngày một thường xuyên hơn.
Diem nhan trong cuoc xung dot dong Ukraine gan day
 Hiện trường vụ pháo kích vào xe buýt chở dân ở trung tâm thành phố Donetsk ngày 22/1.
Điển hình, hồi tháng 1/2015, các cuộc tấn công vào hai xe buýt chở khách đã xảy ra. Mỗi vụ này cướp đi sinh mạng của hơn chục người dân. Chưa kể, các quả pháo đã rơi xuống một khu dân cư ở trung tâm thành phố cảng Mariupol, làm khoảng 30 dân thường mất mạng.
Trong suốt cuộc xung đột kéo dài nhiều tháng trời này, người dân vô tội thường xuyên bị mắc kẹt khi cả hai bên liên tiếp phóng đạn pháo về phía nhau.
Cả lực lượng Kiev và phe ly khai đều đổ lỗi cho nhau về việc bắn phá vào các khu vực dân cư và gây nên các tổn thất về người và của.
“Nhiều cái chết của dân thường đều do hành vi vi phạm các luật chiến tranh, đặc biệt là việc sử dụng trái phép rocket vào khu dân cư”, trích báo cáo của Cơ quan Theo dõi Nhân quyền (HRW).
Phe ly khai muốn chiếm thêm nhiều đất đai
Còn nhớ, các đợt giao tranh bạo lực bắt đầu nổ ra vào hồi giữa tháng 1/2015 khi chiến sự leo thang ở khu vực sân bay quốc tế Donetsk. Điểm giao tranh này cuối cùng đã thuộc về tay dân quân ly khai Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk (DPR). Chiến thắng đó là một phần kế hoạch trong chiến dịch đẩy lùi lực lượng Kiev ra tới vùng biên giới tỉnh Donetsk của phe ly khai.
Diem nhan trong cuoc xung dot dong Ukraine gan day-Hinh-2
Dân quân ly khai ngồi trên nóc một xe tăng ở trạm kiểm soát phía bắc tỉnh Lugansk.
Đại diện giới lãnh đạo ly khai từng tuyên bố, mục tiêu của họ là ngăn chặn Quân đội Ukraine bắn phá vào các khu dân cư nằm dưới quyền kiểm soát của họ.
Tuy nhiên, các quan chức Ukraine đã cáo buộc lực lượng ly khai đơn phương phá vỡ Thỏa thuận Minsk ký hồi tháng 9/2014, trong đó đề ra chủ trương thiết lập một vùng đệm giữa lực lượng Kiev và phe ly khai.
Sau đó, điểm nóng dần chuyển qua Debaltsevo, giao lộ đường sắt ở vùng Donbass. Ở đó, dân quân ly khai đã bao vây các đơn vị lính Ukraine. Một số chuyên gia nhận định, việc bao vây lính Kiev ở “nồi hơi” Debaltsevo là nhằm giúp lực lượng ly khai nối thông tuyến đường giao thông quan trọng giữa hai thành trì nổi dậy (là Donetsk và Lugansk) cũng như đẩy mạnh hoạt động tấn công của họ.
Cả hai phe là Quân đội Ukraine và lực lượng ly khai đều tăng cường sức mạnh quân sự thông qua các đợt kêu gọi tổng động viên
Cụ thể, vào đầu tháng 2/2015, người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, ông Alexander Zakharchenko tiết lộ, ông muốn tăng số lượng quân sĩ lên gần 100.000 người. Hiện, người dân ở miền đông Ukraine đã sơ tán đi nơi khác. Do vậy, đợt tổng động viên của DPR có gặp khó khăn.
Diem nhan trong cuoc xung dot dong Ukraine gan day-Hinh-3
Các binh sĩ Ukraine đang nạp đạn. 
Vào mùa hè năm ngoái, khi tình hình chiến sự bước vào giai đoạn xấu nhất, số lượng các chiến binh ly khai vào khoảng 20.000 người. Thậm chí, nếu kế hoạch tổng động viên trên không khả thi thì điều đó cũng cho thấy, phe ly khai đang quyết tâm tiến hành các đợt tấn công chống lại Kiev.
Trong khi đó, chính quyền trung ương Ukraine lên kế hoạch tăng cường tầm 200.000 binh sĩ trong khuôn khổ 3 đợt tổng động viên trong năm 2015. Nhà chức trách Ukraine cho biết, gần 50.000 người nhận giấy gọi nhập ngũ đã vượt qua các đợt kiểm tra y tế và đang trên đường ra chiến tuyến sau đợt tổng động viên đầu tiên của năm nay.

Khủng hoảng Ukraine: Trung Quốc được lợi gì từ Nga?

(Kiến Thức) - Trung Quốc kiếm được nhiều lợi ích nhờ chiếm ưu thế trong liên minh chống Mỹ với Nga do khủng hoảng Ukraine.

Khủng hoảng Ukraine: Trung Quốc được lợi gì từ Nga?
Khủng hoảng Ukraine: Nga xích lại gần Trung Quốc
Tuyên bố về sự hợp tác quân sự gần gũi hơn giữa quân đội Nga và quân đội Trung Quốc là dấu hiệu đáng kinh ngạc về việc cuộc chiến địa chính trị đang nóng lên, khi mà cả Nga và Trung Quốc đang hướng đến việc chống lại nước Mỹ.
Nước Nga đang ở giữa cuộc khủng hoảng ở Ukraine rất muốn cho phương Tây thấy rằng nước này có một giải pháp thay thế và một đồng minh hùng mạnh mới đó là Trung Quốc. 

Dự đoán cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2015

(Kiến Thức) - Theo tờ Business Insider, cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine trong năm 2015 sẽ khó lòng kết thúc được.

Dự đoán cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2015
Theo đó, tờ Business Insider cho rằng, khả năng rất cao, Nghị định thư Minsk (ký ngày 5/9) cũng như bản ghi nhớ Minsk kèm theo sẽ khó được các bên thực hiện đầy đủ. Đặc biệt, điều khoản kêu gọi các bên “rút các nhóm vũ trang, trang thiết bị quân sự cũng như chiến binh và lính đánh thuê” vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ đối với dư luận trong năm 2015 này.
Du doan cuoc khung hoang Ukraine nam 2015
Các binh sĩ Ukraine bước trên nóc xe bọc thép chở quân (APC) trong lễ bàn giao các trang vũ khí quân sự tổ chức ở ngoại ô Zhytomyr ngày 5/1/2014.
Thực vậy, giả sử cuộc xung đột đó phân ra được ai là "kẻ thắng người thua" thì khả năng “người thắng cuộc” lại tự nguyện hạ vũ khí và nhượng lại vùng đất mà họ vừa chiếm được cho kẻ bại trận gần như là không thể có. Đó dường như là dự đoán có nhiều khả năng xảy ra nhất đối với các dân quân ly khai vùng Donbass bởi vì họ thiếu một cơ quan chỉ huy thống nhất cũng như một đội ngũ lãnh đạo khăng khít.

Quân đội Israel và phiến quân Hezbollah giao tranh dữ dội

(Kiến Thức) - Hai lính Israel cùng 1 binh sĩ thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ đã thiệt mạng trong vụ bắn pháo giữa phong trào Hezbollah và quân đội Israel.

Quân đội Israel và phiến quân Hezbollah giao tranh dữ dội
Quan doi Israel va phien quan Hezbollah giao tranh du doi
 Theo đó, vào ngày 28/1, thành viên phong trào Hezbollah đã bắn 5 quả tên lửa chống tăng vào đoàn xe quân sự của Israel gần làng Ghajar, khu vực biên giới giữa Israel và Lebanon. Trong ảnh, hai xe quân sự của Israel bị bốc cháy gần làng Ghajar ngày 28/1 sau khi bị Hezzollah tấn công.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.