Điểm nhấn chiến lược trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Suga

Chuyên gia quốc tế nói chuyến thăm của Thủ tướng Suga tới Việt Nam là thành công chiến lược đối với cả hai nước, qua đó hợp tác kinh tế và an ninh đều sâu đậm hơn.

Điểm nhấn chiến lược trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Suga
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã nêu bật lên lý do chọn Việt Nam cho chuyến công du đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức, trong sự kiện họp báo chung với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau cuộc hội đàm ngày 19/10.
“Việt Nam đóng vai trò trọng yếu khi Nhật Bản tiến hành chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở (FOIP)”, ông Suga phát biểu.
“Nhật Bản là một quốc gia Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, và sẽ góp phần cho hòa bình và thịnh vượng ở khu vực. Tôi chọn Việt Nam vì Việt Nam là địa điểm thích hợp nhất để tôi gửi thông điệp này lần đầu tiên ra thế giới”.
Diem nhan chien luoc trong chuyen tham Viet Nam cua Thu tuong Suga
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc hội đàm ngày 19/10. Ảnh: Hoàng Hà.
Chia sẻ với Zing, tiến sĩ Nicholas Chapman, chuyên gia nghiên cứu an ninh quốc tế và chính trị của các nước châu Á - Thái Bình Dương, nhận định chuyến thăm của Thủ tướng Suga tới Việt Nam mang tính chiến lược ở nhiều lý do.
Trước tiên, chuyến công du đầu tiên này của nhà lãnh đạo Nhật Bản kể từ khi nhậm chức cho phép ông tương tác đối ngoại với quốc gia có quan hệ kinh tế và an ninh chặt chẽ với Tokyo.
Thứ hai, chuyến thăm mang lại cơ hội cho ông Suga tạo ra cú hích quan trọng cho nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Tokyo đang nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình vì sự tàn phá của virus corona, phá vỡ chuỗi cung ứng truyền thống của nước này.
Từ tháng 2 đến tháng 6, tình trạng thiếu khẩu trang đã xảy ra trên toàn Nhật Bản. Việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng sẽ ngăn chặn tình trạng đó lặp lại trong tương lai. Do đó, Nhật Bản mong muốn đầu tư hơn nữa vào Việt Nam.
Chuyến đi cũng tạo cơ hội cho Nhật Bản tiến về phía trước và lấy lại cảm giác bình thường hóa trong hoạt động đi lại giữa hai nước. Sự trở lại của du khách Nhật sẽ là tín hiệu đáng mừng đối với Việt Nam và việc gia tăng đi lại từ cả hai bên cũng là dấu hiệu cho thấy quan hệ kinh tế đang nảy nở.
Tại cuộc họp báo sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói hai bên “đã thỏa thuận về áp dụng những quy chế đi lại ưu tiên, nhất trí sớm khôi phục đường bay thương mại”.
Về hợp tác chống dịch Covid-19, thủ tướng Nhật cho biết: “Nhật Bản và Việt Nam sẽ thúc đẩy đa dạng hóa chuỗi cung ứng, vừa (sử dụng) tối đa trang thiết bị y tế mà chính phủ Nhật Bản hỗ trợ, với tổng số tiền 4 tỷ yen Nhật (38 triệu USD), hai nước sẽ phối hợp để có thể chung bước trên con đường phục hồi sau dịch Covid-19”.
Diem nhan chien luoc trong chuyen tham Viet Nam cua Thu tuong Suga-Hinh-2
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tham quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: Hoàng Hà.
“Lý do sau cùng và cũng quan trọng nhất cho thấy chuyến thăm của ông Suga mang tính chiến lược là nó giúp ông thể hiện quan điểm rõ ràng ở Biển Đông. Trước khi rời Sân bay Haneda để lên đường tới Hà Nội, Thủ tướng Suga nói rằng: ‘Tôi muốn thể hiện quyết tâm đóng góp cho hòa bình và thịnh vượng của khu vực bằng việc hiện thực hóa tầm nhìn về Ấn Độ Dương - Thái Bình dương tự do và rộng mở’. Trong bài phát biểu trước các sinh viên Đại học Việt - Nhật ở Hà Nội chiều 19/10, ông nhấn mạnh một lần nữa sự phản đối mạnh mẽ các hành động làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông”, tiến sĩ Chapman nói với Zing.
Vị chuyên gia người Anh đang sinh sống và làm việc ở Nhật Bản này đánh giá chuyến công du của Thủ tướng Suga đã gặt hái thành công ở tất cả mục tiêu nói trên.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Suga đã chứng kiến lễ trao đổi 12 văn kiện ký kết giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước với tổng trị giá gần 4 tỷ USD.
Bên cạnh đó, hai quốc gia tuyên bố nối lại các liên kết du lịch hàng không. Cuối cùng, về nguyên tắc, hai nước đã “cơ bản đạt được thỏa thuận về hiệp định chuyển giao thiết bị và kỹ thuật quốc phòng, là bước phát triển lớn trong hợp tác an ninh - quốc phòng giữa hai nước”.
Diem nhan chien luoc trong chuyen tham Viet Nam cua Thu tuong Suga-Hinh-3
Ông Suga phát biểu trước các sinh viên Đại học Việt - Nhật ở Hà Nội chiều 19/10. Ảnh: Đại học Việt - Nhật. 
Cũng tại sự kiện ở đại học Việt - Nhật chiều 19/10, đánh dấu lần đầu tiên một thủ tướng Nhật có bài phát biểu chính sách tại Việt Nam, Thủ tướng Suga đã nhấn mạnh những giá trị mà Nhật Bản và ASEAN có chung là thượng tôn pháp luật, cởi mở, minh bạch và tự do, sẽ là cơ sở thúc đẩy hợp tác.
Đó là những giá trị được ASEAN đặt ra khi công bố “Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, có nhiều điểm chung với chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở” mà Nhật Bản đang theo đuổi, theo ông Suga.
Tiến sĩ Chapman cho rằng đây là điểm nhấn đáng chú ý trong bài phát biểu của nhà lãnh đạo Nhật.
“Điều thú vị là trong bài phát biểu của mình tại Đại học Việt - Nhật, Thủ tướng Suga đã đề cập rằng tầm nhìn của Nhật Bản và ASEAN về một Ấn Độ Dương tự do và rộng mở dựa trên các giá trị chung như thượng tôn pháp luật, cởi mở, minh bạch và tự do. Các nhà đầu tư coi trọng sự ổn định hơn bất kỳ điều gì khác và cam kết của ông đối với một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hòa bình sẽ làm yên lòng các nhà đầu tư trong nước và các đối tác quốc tế”, vị chuyên gia nói với Zing.
Điều này được cho là thể hiện Nhật Bản coi trọng Việt Nam trong việc triển khai chính sách đối ngoại với Đông Nam Á. Cũng trong bài phát biểu nói trên, ông Suga nhấn mạnh mong muốn theo đuổi hợp tác nhiều hơn với các thành viên khác của ASEAN.
Phát biểu ở Tokyo hôm 16/10, ông Suga nói rằng ông mong muốn chuyến thăm tới các nước Đông Nam Á lần này thể hiện Nhật Bản sẽ giữ vai trò đi đầu trong hòa bình và thịnh vượng của khu vực Đông Nam Á.
Người tiền nhiệm của Thủ tướng Suga, ông Shinzo Abe cũng chọn Việt Nam là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du đầu tiên sau khi nhậm chức nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai năm 2012.
Sau Việt Nam, Thủ tướng Suga sẽ có chuyến thăm tới Indonesia và hội đàm với Tổng thống Joko Widodo ngày 20/10.

Vẻ điển trai ngời ngời của Hoàng tử Đan Mạch 15 tuổi

(Kiến Thức) - Nhân dịp sinh nhật 15 tuổi của Hoàng tử Christian, Hoàng gia Đan Mạch đã công bố một số bức ảnh gây bất ngờ về người đứng thứ hai trong danh sách kế vị ngai vàng của vương quốc này.

Vẻ điển trai ngời ngời của Hoàng tử Đan Mạch 15 tuổi
Ve dien trai ngoi ngoi cua Hoang tu Dan Mach 15 tuoi
 Hoàng tử Christian của Đan Mạch hay còn gọi là Bá tước của Monpezat (tên đầy đủ là Christian Valdemar Henri John) sinh ngày 15/10/2005 tại thủ đô Copenhagen. Hoàng tử là con trai lớn của Thái tử Frederik và Công nương Mary của Đan Mạch. Ảnh: Wikipedia.
Ve dien trai ngoi ngoi cua Hoang tu Dan Mach 15 tuoi-Hinh-2
 Nhân dịp sinh nhật 15 tuổi của Hoàng tử Christian hôm 15/10 vừa qua, Hoàng gia Đan Mạch công bố một số bức ảnh về vị hoàng tử điển trai này. Ảnh: Instagram.
Ve dien trai ngoi ngoi cua Hoang tu Dan Mach 15 tuoi-Hinh-3
 Hoàng tử Christian đang xếp thứ 2 trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Đan Mạch, sau cha cậu là Thái tử Frederik. Ảnh: Instagram.
Ve dien trai ngoi ngoi cua Hoang tu Dan Mach 15 tuoi-Hinh-4
Hoàng tử Đan Mạch cười tươi đón tuổi 15. Ảnh: Instagram. 
Ve dien trai ngoi ngoi cua Hoang tu Dan Mach 15 tuoi-Hinh-5
 Thần thái không khác gì người mẫu của Hoàng tử Christian. Ảnh: Instagram.
Ve dien trai ngoi ngoi cua Hoang tu Dan Mach 15 tuoi-Hinh-6
 Được biết, Hoàng tử Christian là thành viên đầu tiên của Hoàng gia Đan Mạch, đồng thời là vị Vua Đan Mạch tương lai đầu tiên, được đi nhà trẻ.  Ảnh: Getty. 
Ve dien trai ngoi ngoi cua Hoang tu Dan Mach 15 tuoi-Hinh-7
 Cậu cũng là thành viên đầu tiên của Hoàng gia Đan Mạch theo học ở một trường công lập. Ảnh: Tumblr.
Ve dien trai ngoi ngoi cua Hoang tu Dan Mach 15 tuoi-Hinh-8
 Từ khi còn nhỏ, Hoàng tử Christian đã phải thực hiện nhiệm vụ của một thành viên Hoàng gia Đan Mạch, khi theo ông nội là Hoàng thân Henrik tham dự buổi lễ khánh thành chuồng voi mới ở Sở thú Copenhagen. Hoàng tử là người đã nhấn nút khai mở cổng, chính thức khánh thành chuồng voi mới. Ảnh: Tumblr.
Ve dien trai ngoi ngoi cua Hoang tu Dan Mach 15 tuoi-Hinh-9
Từ ngày 1 đến ngày 8/8/2014, Hoàng tử Christian đã cùng với cha mẹ đại diện cho Hoàng gia Đan Mạch thực hiện chuyến công du đến Greenland. Ảnh: AT. 

Tranh luận Tổng thống Mỹ lần 3: Ông Trump kèo dưới, thua...hậu quả gì?

(Kiến Thức) - Tổng thống Mỹ Donald Trump và đối thủ Joe Biden dự kiến sẽ bước vào cuộc tranh luận cuối cùng vào ngày 22/10 tới, gần hai tuần trước khi cuộc tổng tuyển cử chính thức diễn ra.

Tranh luận Tổng thống Mỹ lần 3: Ông Trump kèo dưới, thua...hậu quả gì?
Tranh luan Tong thong My lan 3: Ong Trump keo duoi, thua...hau qua gi?
Cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ cuối cùng giữa ông Trump (trái) và ông Biden (phải) dự kiến sẽ được tổ chức tại Đại học Belmont ở Nashville, bang Tennessee, vào 21 giờ tối 22/10 (giờ Mỹ, sáng 23/10 giờ Hà Nội). Ảnh: AP.  

Tranh luan Tong thong My lan 3: Ong Trump keo duoi, thua...hau qua gi?-Hinh-2
 Ủy ban Tranh luận Tổng thống Mỹ đã công bố 6 chủ đề cho cuộc "so găng" cuối cùng này, bao gồm chống COVID-19, gia đình Mỹ, sắc tộc ở Mỹ, biến đổi khí hậu, an ninh quốc gia và khả năng lãnh đạo. Ảnh: Reuters. 

Tranh luan Tong thong My lan 3: Ong Trump keo duoi, thua...hau qua gi?-Hinh-3
Mỗi chủ đề được thảo luận trong 15 phút. Các ứng viên có hai phút để trả lời sau khi người điều phối, Kristen Welker đến từ NBC News, bắt đầu mỗi chủ đề bằng một câu hỏi. Ảnh: Reuters. 

Tranh luan Tong thong My lan 3: Ong Trump keo duoi, thua...hau qua gi?-Hinh-4
Cuộc tranh luận diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Trump đang bị ứng viên Joe Biden dẫn trước trong các cuộc thăm dò bầu cử toàn quốc. Một màn thể hiện vượt trội hơn so với đối thủ có thể mang lại cho ông Trump hy vọng "lật ngược thế cờ". 

Tranh luan Tong thong My lan 3: Ong Trump keo duoi, thua...hau qua gi?-Hinh-5
 Trước khi sự kiện quan trọng này diễn ra, dư luận đặt câu hỏi, nếu để thua đối thủ trong trận "so găng" cuối, liệu cơ hội tái đắc cử của Tổng thống Trump có bị thu hẹp? Ảnh: Reuters. 

Tranh luan Tong thong My lan 3: Ong Trump keo duoi, thua...hau qua gi?-Hinh-6
 Tranh luận Tổng thống Mỹ được coi là cơ hội để cử tri Mỹ theo dõi trực tiếp và so sánh về chính sách, tầm nhìn, năng lực cũng như tính cách, cách lãnh đạo của cả hai ứng cử viên tổng thống, trước khi đưa ra quyết định chọn người dẫn dắt nước Mỹ trong 4 năm tiếp theo. Ảnh: People.

Tranh luan Tong thong My lan 3: Ong Trump keo duoi, thua...hau qua gi?-Hinh-7
 Theo Bill Benoit, giáo sư về nghiên cứu truyền thông tại Đại học Alabama ở Birmingham, ngoài việc cho cử tri thấy tích cách của các ứng viên, các cuộc tranh luận cũng giáo dục cho cử tri Mỹ về các vấn đề nổi cộm và giúp họ hiểu lập trường của các ứng viên. Ảnh: Reuters.

Tranh luan Tong thong My lan 3: Ong Trump keo duoi, thua...hau qua gi?-Hinh-8
Tuy nhiên, chuyên gia Christopher Devine tại Đại học Dayton ở Ohio cho rằng các cuộc tranh luận thường có rất ít ảnh hưởng đến cách cử tri bỏ phiếu. Theo một cuộc thăm dò cho thấy, khoảng 90% cử tri Mỹ đã quyết định xong việc bỏ phiếu cho ai từ trước khi các cuộc tranh luận diễn ra. Ảnh: AP. 

Tranh luan Tong thong My lan 3: Ong Trump keo duoi, thua...hau qua gi?-Hinh-9
 Đài CNN cũng nhận định rằng các cuộc tranh luận tổng thống dù quan trọng nhưng không nhất thiết là yếu tố quyết định kết quả cuộc đua vào Nhà Trắng. Ảnh: NYP. 

Tranh luan Tong thong My lan 3: Ong Trump keo duoi, thua...hau qua gi?-Hinh-10
CNN nhắc lại kết quả của 3 cuộc tranh luận tổng thống giữa ông Trump và đối thủ là bà Hillary Clinton hồi năm 2016. Khi đó, theo kết quả một số cuộc thăm dò, phần lớn người được hỏi đánh giá bà Clinton thắng cả 3 cuộc tranh luận này. Dù vậy, cuối cùng, ông Trump vẫn giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng để lên nắm quyền. Ảnh: TIME.

Tranh luan Tong thong My lan 3: Ong Trump keo duoi, thua...hau qua gi?-Hinh-11
 Dự báo, cuộc đua vào Nhà Trắng 2020 sẽ gay cấn và hồi hộp đến "phút chót" khi cơ hội chiến thắng hiện vẫn chia đều cho cả Tổng thống Trump và ông Biden. Có lẽ điều ông Trump cần làm trong cuộc tranh luận hôm 22/10 tới chính là thể hiện cho các cử tri thấy ông là ứng viên phù hợp nhất để giải quyết các vấn đề nổi cộm trong nước như dịch COVID-19, căng thẳng chủng tộc,... và dẫn dắt nước Mỹ trong 4 năm tới. Ảnh: Reuters. 

Mời độc giả xem thêm video: Bầu cử Tổng thống Mỹ - cuộc đua đắt đỏ (Nguồn video: VTV)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản

Sáng 19/10, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18-20/10/2020.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản
Thu tuong Nguyen Xuan Phuc chu tri Le don Thu tuong Nhat Ban
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đón Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) 
Thu tuong Nguyen Xuan Phuc chu tri Le don Thu tuong Nhat Ban-Hinh-2
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân đón Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Phu nhân. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) 
Thu tuong Nguyen Xuan Phuc chu tri Le don Thu tuong Nhat Ban-Hinh-3
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide trên bục danh dự, nghe quân nhạc cử Quốc thiều hai nước. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN) 
Thu tuong Nguyen Xuan Phuc chu tri Le don Thu tuong Nhat Ban-Hinh-4
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide từ nơi đón chính thức đến phòng hội đàm. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Thu tuong Nguyen Xuan Phuc chu tri Le don Thu tuong Nhat Ban-Hinh-5
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide từ nơi đón chính thức đến phòng hội đàm. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Thu tuong Nguyen Xuan Phuc chu tri Le don Thu tuong Nhat Ban-Hinh-6
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân tại Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Phu nhân. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thu tuong Nguyen Xuan Phuc chu tri Le don Thu tuong Nhat Ban-Hinh-7
 Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide với các thành viên chính thức Đoàn đại biểu Việt Nam tại Lễ đón. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thu tuong Nguyen Xuan Phuc chu tri Le don Thu tuong Nhat Ban-Hinh-8
 Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide với các thành viên chính thức Đoàn đại biểu Việt Nam tại Lễ đón. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thu tuong Nguyen Xuan Phuc chu tri Le don Thu tuong Nhat Ban-Hinh-9
 Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide với các thành viên chính thức Đoàn đại biểu Việt Nam tại Lễ đón. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thu tuong Nguyen Xuan Phuc chu tri Le don Thu tuong Nhat Ban-Hinh-10
 Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide với các thành viên chính thức Đoàn đại biểu Việt Nam tại Lễ đón. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thu tuong Nguyen Xuan Phuc chu tri Le don Thu tuong Nhat Ban-Hinh-11
 Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide với các thành viên chính thức Đoàn đại biểu Việt Nam tại Lễ đón. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thu tuong Nguyen Xuan Phuc chu tri Le don Thu tuong Nhat Ban-Hinh-12
 Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide với các thành viên chính thức Đoàn đại biểu Việt Nam tại Lễ đón. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thu tuong Nguyen Xuan Phuc chu tri Le don Thu tuong Nhat Ban-Hinh-13
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các thành viên chính thức Đoàn đại biểu Nhật Bản tại Lễ đón. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thu tuong Nguyen Xuan Phuc chu tri Le don Thu tuong Nhat Ban-Hinh-14
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các thành viên chính thức Đoàn đại biểu Nhật Bản tại Lễ đón. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thu tuong Nguyen Xuan Phuc chu tri Le don Thu tuong Nhat Ban-Hinh-15
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Phu nhân với thiếu nhi Hà Nội tại Lễ đón. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thu tuong Nguyen Xuan Phuc chu tri Le don Thu tuong Nhat Ban-Hinh-16
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide duyệt đội danh dự QĐND Việt Nam. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.