Điểm mặt vũ khí “khủng” của quân phòng vệ Nhật Bản

Điểm mặt vũ khí “khủng” của quân phòng vệ Nhật Bản

Kho vũ khí “khủng” của Nhật Bản hầu hết do nước này tự sản xuất với sự giúp đỡ từ nước đồng minh Mỹ, hoặc tự phát triển từ A-Z, hoặc nhập khẩu. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của quân phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSDF) Type 10 do nước này tự phát triển. Type 10 cũng là chiếc xe tăng đắt nhất thế giới với tổng trị giá 11,3 triệu USD.
Kho vũ khí “khủng” của Nhật Bản hầu hết do nước này tự sản xuất với sự giúp đỡ từ nước đồng minh Mỹ, hoặc tự phát triển từ A-Z, hoặc nhập khẩu. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của quân phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSDF) Type 10 do nước này tự phát triển. Type 10 cũng là chiếc xe tăng đắt nhất thế giới với tổng trị giá 11,3 triệu USD.
Pháo phản lực phóng loạt uy lực hàng đầu thế giới M270 do Mỹ sản xuất, trang bị trong pháo binh quân phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSDF). Trong khoảng 40 giây, M270 bắn ra 12 quả rocket cỡ 240mm đi xa 40km, diện tích sát thương của loạt bắn lên đến 60.000 m2.
Pháo phản lực phóng loạt uy lực hàng đầu thế giới M270 do Mỹ sản xuất, trang bị trong pháo binh quân phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSDF). Trong khoảng 40 giây, M270 bắn ra 12 quả rocket cỡ 240mm đi xa 40km, diện tích sát thương của loạt bắn lên đến 60.000 m2.
Đóng vai trò “át chủ bài” trong lưới phòng không (gồm cả chống tên lửa đạn đạo) của Nhật Bản là hệ thống tên lửa đối không tầm cao Patriot PAC-3 do Mỹ sản xuất. Đây là một trong những vũ khí phòng không hàng đầu thế giới có mặt trong trang bị của Nhật Bản.
Đóng vai trò “át chủ bài” trong lưới phòng không (gồm cả chống tên lửa đạn đạo) của Nhật Bản là hệ thống tên lửa đối không tầm cao Patriot PAC-3 do Mỹ sản xuất. Đây là một trong những vũ khí phòng không hàng đầu thế giới có mặt trong trang bị của Nhật Bản.
Hệ thống Patriot PAC-3 trang bị đạn tên lửa cho phép đánh chặn mục tiêu máy bay ở cự ly 160km (hoặc 20km với tên lửa đạn đạo), độ cao diệt mục tiêu 24.200m.
Hệ thống Patriot PAC-3 trang bị đạn tên lửa cho phép đánh chặn mục tiêu máy bay ở cự ly 160km (hoặc 20km với tên lửa đạn đạo), độ cao diệt mục tiêu 24.200m.
Trong biên chế lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF), tiêm kích Mitsubishi F-2 được coi là phương tiện chiến đấu mạnh mẽ với nhất. F-2 cũng được xem là “át chủ bài” trong tác chiến chống tàu mặt nước của JASDF. Thậm chí, báo chí Nhật Bản còn cho rằng, trong một cuộc chiến với Trung Quốc, F-2 sẽ là vũ khí chính tấn công đánh chìm tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16).
Trong biên chế lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF), tiêm kích Mitsubishi F-2 được coi là phương tiện chiến đấu mạnh mẽ với nhất. F-2 cũng được xem là “át chủ bài” trong tác chiến chống tàu mặt nước của JASDF. Thậm chí, báo chí Nhật Bản còn cho rằng, trong một cuộc chiến với Trung Quốc, F-2 sẽ là vũ khí chính tấn công đánh chìm tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16).
Trực thăng tấn công với hỏa lực mạnh nhất của quân phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSDF) AH-64DJP được Tập đoàn công nghiệp nặng Fuji sản xuất theo giấy phép của Tập đoàn Boeing (Mỹ). AH-64DJP được trang bị các loại vũ khí (pháo, tên lửa, rocket) cho phép tiêu diệt mọi loại xe tăng trên thế giới, thậm chí nó có thể bắn hạ máy bay cánh bằng, trực thăng khác.
Trực thăng tấn công với hỏa lực mạnh nhất của quân phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSDF) AH-64DJP được Tập đoàn công nghiệp nặng Fuji sản xuất theo giấy phép của Tập đoàn Boeing (Mỹ). AH-64DJP được trang bị các loại vũ khí (pháo, tên lửa, rocket) cho phép tiêu diệt mọi loại xe tăng trên thế giới, thậm chí nó có thể bắn hạ máy bay cánh bằng, trực thăng khác.
“Mắt thần trên không” hiện đại nhất của quân phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) Boeing E-767. Tuy không là phương tiện tấn công mục tiêu hay phòng thủ, nhưng E-767 đóng vai trò tác chiến quan trọng, với hệ thống radar AN/APY-2 cho phép phát hiện sớm mục tiêu để chỉ huy phi đội tấn công. Trong chiến tranh, việc phát hiện sớm địch góp một phần quan trọng vào chiến thắng.
“Mắt thần trên không” hiện đại nhất của quân phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) Boeing E-767. Tuy không là phương tiện tấn công mục tiêu hay phòng thủ, nhưng E-767 đóng vai trò tác chiến quan trọng, với hệ thống radar AN/APY-2 cho phép phát hiện sớm mục tiêu để chỉ huy phi đội tấn công. Trong chiến tranh, việc phát hiện sớm địch góp một phần quan trọng vào chiến thắng.
Quân phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF) là một trong những lực lượng hải quân lớn nhất thế giới và lớn thứ 2 ở châu Á. Dĩ nhiên, JMSDF trang bị nhiều tàu chiến hàng khủng hàng đầu thế giới. Trong ảnh là tàu chở trực thăng Lớp Hyuga (16DDH) có lượng giãn nước toàn tải 19.000 tấn, chở được 11 trực thăng săn ngầm, trang bị hệ thống phòng không tầm trung. Tuy chỉ được coi là tàu chở trực thăng nhưng con tàu được cho là tương đương với tàu sân bay hạng nhẹ Giuseppe Garibaldi (Italia) và Principe de Asturias (Tây Ban Nha).
Quân phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF) là một trong những lực lượng hải quân lớn nhất thế giới và lớn thứ 2 ở châu Á. Dĩ nhiên, JMSDF trang bị nhiều tàu chiến hàng khủng hàng đầu thế giới. Trong ảnh là tàu chở trực thăng Lớp Hyuga (16DDH) có lượng giãn nước toàn tải 19.000 tấn, chở được 11 trực thăng săn ngầm, trang bị hệ thống phòng không tầm trung. Tuy chỉ được coi là tàu chở trực thăng nhưng con tàu được cho là tương đương với tàu sân bay hạng nhẹ Giuseppe Garibaldi (Italia) và Principe de Asturias (Tây Ban Nha).
Khu trục hạm lớp Atago (tổng số 2 chiếc) có lượng giãn nước 10.000 tấn, dài 170m. Điều đặc biệt ở con tàu này là trang bị hệ thống chiến đấu Aegis hiện đại của Mỹ cùng hệ thống vũ khí cực mạnh cho phép tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển.
Khu trục hạm lớp Atago (tổng số 2 chiếc) có lượng giãn nước 10.000 tấn, dài 170m. Điều đặc biệt ở con tàu này là trang bị hệ thống chiến đấu Aegis hiện đại của Mỹ cùng hệ thống vũ khí cực mạnh cho phép tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển.
Khu trục hạm lớp Kongo (tổng số 5 chiếc) có lượng giãn nước 9.500 tấn, dài 161m. Tương tự Atago, con tàu trang bị hệ thống chiến đấu Aegis cùng hỏa lực tương đương. Atago và Kongo được xem là một trong những tàu chiến mạnh nhất châu Á hiện nay.
Khu trục hạm lớp Kongo (tổng số 5 chiếc) có lượng giãn nước 9.500 tấn, dài 161m. Tương tự Atago, con tàu trang bị hệ thống chiến đấu Aegis cùng hỏa lực tương đương. Atago và Kongo được xem là một trong những tàu chiến mạnh nhất châu Á hiện nay.
Trên 2 lớp tàu chiến Atago và Kongo cùng sở hữu tên lửa đối không “khủng” nhất thế giới, tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo RIM-161 SM-3 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 500km, độ cao 160km (ngoài tầng khí quyển).
Trên 2 lớp tàu chiến Atago và Kongo cùng sở hữu tên lửa đối không “khủng” nhất thế giới, tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo RIM-161 SM-3 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 500km, độ cao 160km (ngoài tầng khí quyển).
Tuy không được phép phát triển tàu ngầm hạt nhân, nhưng với nền khoa học – kỹ thuật tiên tiến người Nhật tạo cho mình tàu ngầm động cơ điện – diesel hiện đại. Trong ảnh là tàu ngầm tốt nhất nước này lớp Soryu trang bị công nghệ động cơ AIP, có khả năng bắn tên lửa hành trình chống tàu tầm xa.
Tuy không được phép phát triển tàu ngầm hạt nhân, nhưng với nền khoa học – kỹ thuật tiên tiến người Nhật tạo cho mình tàu ngầm động cơ điện – diesel hiện đại. Trong ảnh là tàu ngầm tốt nhất nước này lớp Soryu trang bị công nghệ động cơ AIP, có khả năng bắn tên lửa hành trình chống tàu tầm xa.

GALLERY MỚI NHẤT