Điểm mặt top 12 loài bò sát độc - dị - lạ nhất Việt Nam

Điểm mặt top 12 loài bò sát độc - dị - lạ nhất Việt Nam

Sự tồn tại của những loài bò sát độc đáo và kỳ lạ này là minh chứng cho mức độ đa dạng sinh học rất cao của mảnh đất hình chữ S.

1. Thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilurus) dài 40 cm, sinh sống trên dãy núi Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh). Loài thằn lằn này có hình thù y hệt cá sấu, thích sống dưới nước dù leo trèo cũng rất giỏi.
1. Thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilurus) dài 40 cm, sinh sống trên dãy núi Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh). Loài thằn lằn này có hình thù y hệt cá sấu, thích sống dưới nước dù leo trèo cũng rất giỏi.
2. Rắn râu (Erpeton tentaculatum) dài 60-100 cm, phân bố rộng ở miền Nam Việt Nam. Từ đầu mũi loài rắn này mọc ra hai xúc tu trông như hai sợi râu.
2. Rắn râu (Erpeton tentaculatum) dài 60-100 cm, phân bố rộng ở miền Nam Việt Nam. Từ đầu mũi loài rắn này mọc ra hai xúc tu trông như hai sợi râu.
3. Rùa đầu to (Platysternon megacephalum) dài 25 cm hiện diện ở các Vườn quốc gia Hoàng Liên, Ba Bể, Phong Nha – Kẻ Bàng, Tam Đảo, Khu bảo tồn Tây Yên Tử và khu vực miền Trung (Quảng Trị) vào đến Tây Nguyên. Loài rùa này có cái đầu rất to so với phần còn lại của cơ thể.
3. Rùa đầu to (Platysternon megacephalum) dài 25 cm hiện diện ở các Vườn quốc gia Hoàng Liên, Ba Bể, Phong Nha – Kẻ Bàng, Tam Đảo, Khu bảo tồn Tây Yên Tử và khu vực miền Trung (Quảng Trị) vào đến Tây Nguyên. Loài rùa này có cái đầu rất to so với phần còn lại của cơ thể.
4. Rắn voi (Rhynchophis boulengeri) dài 1-1,6 mét, được ghi nhận tại một số khu rừng trên núi cao ở miền Bắc như Tam Đảo, Yên Bái. Trên mũi loài rắn này có những chiếc vảy kéo dài ra như một chiếc sừng nhọn hoắt.
4. Rắn voi (Rhynchophis boulengeri) dài 1-1,6 mét, được ghi nhận tại một số khu rừng trên núi cao ở miền Bắc như Tam Đảo, Yên Bái. Trên mũi loài rắn này có những chiếc vảy kéo dài ra như một chiếc sừng nhọn hoắt.
5. Thằn lằn bóng Angel (Lygosoma angeli) dài khoảng 20 cm, phân bố ở Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Với thân hình thuôn dài cùng bốn chiếc chân nhỏ xíu, loài thằn lằn này trông như một con rắn có chân.
5. Thằn lằn bóng Angel (Lygosoma angeli) dài khoảng 20 cm, phân bố ở Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Với thân hình thuôn dài cùng bốn chiếc chân nhỏ xíu, loài thằn lằn này trông như một con rắn có chân.
6. Thằn lằn rắn Hart (Dopasia harti) dài khoảng 30 cm, được ghi nhận ở vùng núi cao phía bắc Việt Nam. Dù là thằn lằn nhưng loài bò sát này hoàn toàn không có chân nên thường bị nhầm với rắn.
6. Thằn lằn rắn Hart (Dopasia harti) dài khoảng 30 cm, được ghi nhận ở vùng núi cao phía bắc Việt Nam. Dù là thằn lằn nhưng loài bò sát này hoàn toàn không có chân nên thường bị nhầm với rắn.
7. Thằn lằn bay đốm (Draco maculatus) dài 20 cm, phân bố ở Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ), Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ), Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu (Côn Đảo). Loài thằn lằn có khả năng lượn giữa các thân khi bung màng da ở hai bên sườn.
7. Thằn lằn bay đốm (Draco maculatus) dài 20 cm, phân bố ở Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ), Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ), Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu (Côn Đảo). Loài thằn lằn có khả năng lượn giữa các thân khi bung màng da ở hai bên sườn.
8. Tắc kè đuôi vàng (Cnemaspis psychedelica) dài 6-8 cm, là loài đặc hữu của Việt Nam, phát hiện ở Đảo Hòn Khoai thuộc tỉnh Kiên Giang năm 2010. Loài thằn lằn nhỏ này có màu sắc rất ấn tượng, với sự kết hợp của các màu tím nhạt, cam và vàng.
8. Tắc kè đuôi vàng (Cnemaspis psychedelica) dài 6-8 cm, là loài đặc hữu của Việt Nam, phát hiện ở Đảo Hòn Khoai thuộc tỉnh Kiên Giang năm 2010. Loài thằn lằn nhỏ này có màu sắc rất ấn tượng, với sự kết hợp của các màu tím nhạt, cam và vàng.
9. Thạch sùng đuôi thùy (Ptychozoon lionotum) dài 16 cm, được ghi nhận ở Trảng Bom – Đồng Nai, Kiên Giang – Phú Quốc. Hình dạng và màu sắc cơ thể khiến loài bò sát này có khả năng "tàng hình" khi bám vào vỏ cây.
9. Thạch sùng đuôi thùy (Ptychozoon lionotum) dài 16 cm, được ghi nhận ở Trảng Bom – Đồng Nai, Kiên Giang – Phú Quốc. Hình dạng và màu sắc cơ thể khiến loài bò sát này có khả năng "tàng hình" khi bám vào vỏ cây.
10. Liu điu chỉ (Takydromus sexilineatus) dài 30-50 cm, được ghi nhận từ các tỉnh miền núi phía Bắc cho đến vùng Đông Nam Bộ. Loài thằn lằn này có đuôi dài gấp 6 lần thân.
10. Liu điu chỉ (Takydromus sexilineatus) dài 30-50 cm, được ghi nhận từ các tỉnh miền núi phía Bắc cho đến vùng Đông Nam Bộ. Loài thằn lằn này có đuôi dài gấp 6 lần thân.
11. Rắn giun (Ramphotyphlops braminus) dài không quá 23 cm, hiện diện khắp ba miền Việt Nam, kể cả ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM. Chúng có bề ngoài rất giống giun đất với đầu và đuôi tròn, da màu tối, bóng nhẫy.
11. Rắn giun (Ramphotyphlops braminus) dài không quá 23 cm, hiện diện khắp ba miền Việt Nam, kể cả ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM. Chúng có bề ngoài rất giống giun đất với đầu và đuôi tròn, da màu tối, bóng nhẫy.
12. Nhông Bach (Calotes bachae) dài 30 cm, phân bố ở Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM, Long An cho đến Kiên Giang. Đây là một trong những loài có màu sắc rực rỡ nhất thế giới bò sát.
12. Nhông Bach (Calotes bachae) dài 30 cm, phân bố ở Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM, Long An cho đến Kiên Giang. Đây là một trong những loài có màu sắc rực rỡ nhất thế giới bò sát.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT