Điểm mặt “sát thủ diệt chim sắt” của Không quân Trung Quốc

Điểm mặt “sát thủ diệt chim sắt” của Không quân Trung Quốc

Tên lửa không đối không là vũ khí trang bị trên các máy bay chiến đấu để tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không. Tên lửa thường được dẫn đường bằng đầu tự dẫn hồng ngoại (bám vào luồng nhiệt động cơ phản lực) hoặc radar. Trong ảnh là tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại tầm cực ngắn PL-2 (tầm bắn 3km) do Trung Quốc sản xuất dựa trên loại K-13 của Nga.
Tên lửa không đối không là vũ khí trang bị trên các máy bay chiến đấu để tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không. Tên lửa thường được dẫn đường bằng đầu tự dẫn hồng ngoại (bám vào luồng nhiệt động cơ phản lực) hoặc radar. Trong ảnh là tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại tầm cực ngắn PL-2 (tầm bắn 3km) do Trung Quốc sản xuất dựa trên loại K-13 của Nga.
Tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại PL-5 đạt tầm bắn 1,3-16km. Trung Quốc tự cho rằng PL-5 sánh ngang với tên lửa AIM-9G Sidewinder của Mỹ.
Tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại PL-5 đạt tầm bắn 1,3-16km. Trung Quốc tự cho rằng PL-5 sánh ngang với tên lửa AIM-9G Sidewinder của Mỹ.
Không chỉ sao chép công nghệ Nga, trong phát triển tên lửa đối không Trung Quốc còn “học hỏi” từ phương Tây và Israel. Trong ảnh là tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại PL-7 (tầm bắn 14km) do Trung Quốc sản xuất dựa trên loại R550 Magic (Pháp).
Không chỉ sao chép công nghệ Nga, trong phát triển tên lửa đối không Trung Quốc còn “học hỏi” từ phương Tây và Israel. Trong ảnh là tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại PL-7 (tầm bắn 14km) do Trung Quốc sản xuất dựa trên loại R550 Magic (Pháp).
Tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại PL-8 do Trung Quốc sản xuất dựa trên mẫu Python-3 (Israel).
Tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại PL-8 do Trung Quốc sản xuất dựa trên mẫu Python-3 (Israel).
Trong ảnh là tiêm kích đa năng J-11 trang bị tên lửa không đối không PL-8 (tầm bắn 500m tới 15km).
Trong ảnh là tiêm kích đa năng J-11 trang bị tên lửa không đối không PL-8 (tầm bắn 500m tới 15km).
Tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại PL-9 do Trung Quốc sản xuất từ kinh nghiệm thiết kế PL-5/7. Nhưng PL-9 vẫn dùng công nghệ đầu tự dẫn hồng ngoại trên tên lửa Python-3 của Israel. Biến thể đời đầu của PL-9 chỉ đạt tầm bắn 5km, nhưng biến thể cải tiến mới nhất PL-9C tăng tầm lên 22km.
Tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại PL-9 do Trung Quốc sản xuất từ kinh nghiệm thiết kế PL-5/7. Nhưng PL-9 vẫn dùng công nghệ đầu tự dẫn hồng ngoại trên tên lửa Python-3 của Israel. Biến thể đời đầu của PL-9 chỉ đạt tầm bắn 5km, nhưng biến thể cải tiến mới nhất PL-9C tăng tầm lên 22km.
Tên lửa không đối không tầm trung PL-11 (tầm bắn 75km) do Trung Quốc sản xuất dựa trên mẫu tên lửa Aspide của Italy. PL-11 trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động (nguyên lý hoạt động: radar trên máy bay phát sóng đến mục tiêu, các sóng phản xạ từ mục tiêu sẽ được bộ thu nhận tín hiệu trong tên lửa bắt được và chuyển thành lệnh điều khiển đưa tên lửa tới mục tiêu).
Tên lửa không đối không tầm trung PL-11 (tầm bắn 75km) do Trung Quốc sản xuất dựa trên mẫu tên lửa Aspide của Italy. PL-11 trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động (nguyên lý hoạt động: radar trên máy bay phát sóng đến mục tiêu, các sóng phản xạ từ mục tiêu sẽ được bộ thu nhận tín hiệu trong tên lửa bắt được và chuyển thành lệnh điều khiển đưa tên lửa tới mục tiêu).
Tên lửa không đối không tầm trung PL-12 (tầm bắn 70km) do Trung Quốc tự phát triển từ A-Z dựa trên kinh nghiệm từ các thế hệ trước. PL-12 trang bị đầu tự dẫn radar chủ động ARM-1 (nguyên lý hoạt động: hệ thống radar trên tên lửa ở cự ly nhất định tự bám bắt, khóa mục tiêu không cần sự can thiệp từ máy bay phóng tên lửa).
Tên lửa không đối không tầm trung PL-12 (tầm bắn 70km) do Trung Quốc tự phát triển từ A-Z dựa trên kinh nghiệm từ các thế hệ trước. PL-12 trang bị đầu tự dẫn radar chủ động ARM-1 (nguyên lý hoạt động: hệ thống radar trên tên lửa ở cự ly nhất định tự bám bắt, khóa mục tiêu không cần sự can thiệp từ máy bay phóng tên lửa).
Trung Quốc tự cho rằng PL-12 có thể sánh ngang với tên lửa tầm xa R-77 (Nga) và AIM-120A (Mỹ). Trong ảnh là biến thể xuất khẩu của PL-12 mang tên SD-10 trang bị trên tiêm kích JF-17 của Pakistan.
Trung Quốc tự cho rằng PL-12 có thể sánh ngang với tên lửa tầm xa R-77 (Nga) và AIM-120A (Mỹ). Trong ảnh là biến thể xuất khẩu của PL-12 mang tên SD-10 trang bị trên tiêm kích JF-17 của Pakistan.
Tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại TY-90 (tầm bắn 6km) chuyên dùng cho trực thăng.
Tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại TY-90 (tầm bắn 6km) chuyên dùng cho trực thăng.
Ngoài các loại tên lửa nội địa, Trung Quốc còn nhập khẩu 3 loại tên lửa của Nga. Những loại đó luôn có tầm bắn, tính năng vượt trội so với hàng Trung Quốc. Trong ảnh là tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại R-73 (tầm bắn 20-30km) trang bị trên tiêm kích Su-27SK và Su-30MKK.
Ngoài các loại tên lửa nội địa, Trung Quốc còn nhập khẩu 3 loại tên lửa của Nga. Những loại đó luôn có tầm bắn, tính năng vượt trội so với hàng Trung Quốc. Trong ảnh là tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn đường hồng ngoại R-73 (tầm bắn 20-30km) trang bị trên tiêm kích Su-27SK và Su-30MKK.
Tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng radar bán chủ động R-27 (tầm bắn khoảng 80km) trang bị trên tiêm kích Su-27SK và Su-30MKK.
Tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng radar bán chủ động R-27 (tầm bắn khoảng 80km) trang bị trên tiêm kích Su-27SK và Su-30MKK.
Tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng radar chủ động R-27 (tầm bắn 80km) trang bị trên tiêm kích đa năng Su-30MKK.
Tên lửa không đối không tầm trung dẫn đường bằng radar chủ động R-27 (tầm bắn 80km) trang bị trên tiêm kích đa năng Su-30MKK.

GALLERY MỚI NHẤT