Điểm mặt những hóa chất rẻ bèo ướp thực phẩm gây sốc

Điểm mặt những hóa chất rẻ bèo ướp thực phẩm gây sốc

(Kiến Thức) - Những loại hóa chất cấm sử dụng trong thực phẩm vẫn được bán và dùng ướp thịt cá, hải sản, rau quả trước khi bán đến tay người tiêu dùng.

Mấy ngày gần đây, thông tin nghi vấn nhuộm đỏ ruốc bằng hóa chất ở Phú Yên đã gây bão mạng. Trên thực tế, không ít loại  hóa chất cấm sử dụng trong thực phẩm vẫn được dùng để "phù phép" cho các loại hải sản, thịt cá tươi ngon trước khi được bán ra thị trường. Hậu quả của các chất này đối với sức khỏe là vô cùng khủng khiếp. Ảnh một trong những chất nhuộm đỏ ruốc không mùi vị, không nhãn mác được bày bán ở Phú Yên. Nguồn ảnh : Dân Việt.
Mấy ngày gần đây, thông tin nghi vấn nhuộm đỏ ruốc bằng hóa chất ở Phú Yên đã gây bão mạng. Trên thực tế, không ít loại hóa chất cấm sử dụng trong thực phẩm vẫn được dùng để "phù phép" cho các loại hải sản, thịt cá tươi ngon trước khi được bán ra thị trường. Hậu quả của các chất này đối với sức khỏe là vô cùng khủng khiếp. Ảnh một trong những chất nhuộm đỏ ruốc không mùi vị, không nhãn mác được bày bán ở Phú Yên. Nguồn ảnh : Dân Việt.
Một trong những chất cấm dùng trong thực phẩm bị phát hiện trong nhiều năm gần đây đó là chất Rhodamine B. Rhodamine B dùng trong công nghiệp nhuộm vải nhưng lại được lái thương dùng để nhuộm đỏ hạt dưa, tương ớt, ớt bột, sa tế, bột gia vị bò... màu sắc bắt mắt, bán được giá. Chúng bị cấm dùng trong thực phẩm vì khó phân hủy, tồn dư lâu ngày nếu vào cơ thể và gây hại cho sức khỏe, đặc biệt có thể gây tổn thương gan và ung thư.
Một trong những chất cấm dùng trong thực phẩm bị phát hiện trong nhiều năm gần đây đó là chất Rhodamine B. Rhodamine B dùng trong công nghiệp nhuộm vải nhưng lại được lái thương dùng để nhuộm đỏ hạt dưa, tương ớt, ớt bột, sa tế, bột gia vị bò... màu sắc bắt mắt, bán được giá. Chúng bị cấm dùng trong thực phẩm vì khó phân hủy, tồn dư lâu ngày nếu vào cơ thể và gây hại cho sức khỏe, đặc biệt có thể gây tổn thương gan và ung thư.
Trên thị trường, các loại thuốc nhuộm vải tạo màu vàng, đỏ thường được lái thương dùng để tẩm ướp cho thực phẩm. Phẩm màu có nhiều loại, loại không nhãn mác, bán giá rất rẻ, từ 17.000 - 20.000 đồng/gói (khoảng 300g).
Trên thị trường, các loại thuốc nhuộm vải tạo màu vàng, đỏ thường được lái thương dùng để tẩm ướp cho thực phẩm. Phẩm màu có nhiều loại, loại không nhãn mác, bán giá rất rẻ, từ 17.000 - 20.000 đồng/gói (khoảng 300g).
Đạm, u rê là hai loại thường được trộn cùng đá lạnh, đá bào để ướp cho hải sản, giữ chúng được tươi lâu. Đây vốn là hai chất dùng cho cây trồng, nhưng nếu sử dụng cho thực phẩm thì rất nguy hiểm vì có chứa hàm lượng chì và thủy ngân rất cao, có thể gây ngộ độc.
Đạm, u rê là hai loại thường được trộn cùng đá lạnh, đá bào để ướp cho hải sản, giữ chúng được tươi lâu. Đây vốn là hai chất dùng cho cây trồng, nhưng nếu sử dụng cho thực phẩm thì rất nguy hiểm vì có chứa hàm lượng chì và thủy ngân rất cao, có thể gây ngộ độc.
Giá bán lẻ phân đạm, u rê trên thị trường dao động từ 8.000 - 10.000 đồng/kg. Với một kg, số lượng hải sản ướp lạnh có thể lên đến cả tấn. Điều này khiến người tiêu dùng không khỏi rợn người về công nghệ tẩm ướp, giữ tươi hải sản.
Giá bán lẻ phân đạm, u rê trên thị trường dao động từ 8.000 - 10.000 đồng/kg. Với một kg, số lượng hải sản ướp lạnh có thể lên đến cả tấn. Điều này khiến người tiêu dùng không khỏi rợn người về công nghệ tẩm ướp, giữ tươi hải sản.
Một số chủ vựa hải sản chợ Chánh Hưng, Q.8 (TP HCM) từng cho biết, để giữ tôm tươi lâu, chủ hàng thường ngâm chất bảo quản formaldehyde (chất bảo quản xác ướp) - một loại chất độc cấm sử dụng trong thực phẩm, gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.
Một số chủ vựa hải sản chợ Chánh Hưng, Q.8 (TP HCM) từng cho biết, để giữ tôm tươi lâu, chủ hàng thường ngâm chất bảo quản formaldehyde (chất bảo quản xác ướp) - một loại chất độc cấm sử dụng trong thực phẩm, gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.
Một trong những chất được xem là "cứu cánh" của lái thương buôn hoa quả chính là CO2,4 D. Chúng là thành phần của chất diệt cỏ nhưng khi pha được pha loãng lại có tác dụng giúp giữ hoa quả tươi lâu hơn. Tuy vậy, 2,4 D là một chất độc và được các chuyên gia khuyến cáo không sử dụng.
Một trong những chất được xem là "cứu cánh" của lái thương buôn hoa quả chính là CO2,4 D. Chúng là thành phần của chất diệt cỏ nhưng khi pha được pha loãng lại có tác dụng giúp giữ hoa quả tươi lâu hơn. Tuy vậy, 2,4 D là một chất độc và được các chuyên gia khuyến cáo không sử dụng.
Thuốc diệt cỏ CO2,4 D được bán nhiều trên thị trường với các chai từ 500ml. Nếu ăn phải chất này thực phẩm sẽ làm hại đến sức khỏe, ảnh hưởng cấu trúc gen, đặc biệt với phụ nữ mang thai.
Thuốc diệt cỏ CO2,4 D được bán nhiều trên thị trường với các chai từ 500ml. Nếu ăn phải chất này thực phẩm sẽ làm hại đến sức khỏe, ảnh hưởng cấu trúc gen, đặc biệt với phụ nữ mang thai.
Một trong những loại hóa chất dùng bảo quản hoa quả là chất chống nấm dùng trong xây dựng rẻ tiền. Trái cây sau khi được nhúng vào dung dịch này, các vi sinh vật bám vào sẽ bị chết ngay nên giữ được vẻ tươi đẹp rất lâu.
Một trong những loại hóa chất dùng bảo quản hoa quả là chất chống nấm dùng trong xây dựng rẻ tiền. Trái cây sau khi được nhúng vào dung dịch này, các vi sinh vật bám vào sẽ bị chết ngay nên giữ được vẻ tươi đẹp rất lâu.

GALLERY MỚI NHẤT