Điểm mặt loạt vũ khí "bất tử", cũ rích vẫn được quân đội Mỹ hết sức "sủng ái"

Điểm mặt loạt vũ khí "bất tử", cũ rích vẫn được quân đội Mỹ hết sức "sủng ái"

(Kiến Thức) - B-52, súng máy M2, M240, trực thăng CH-4... dù đã có tuổi đời rất lớn nhưng cho đến tận năm 2020 này, chúng vẫn được sử dụng rộng rãi trong quân đội Mỹ. Thậm chí có loại vũ khí còn được dự đoán sẽ phục vụ vài thập kỷ nữa. 

Đầu tiên phải kể đến "pháo đài bay" B-52. Trong một cuộc tranh luận của Đảng Cộng hòa tại Mỹ, ứng cử viên Mike Huckabee đã chọn  máy bay ném bom B-52 Stratoforess làm ví dụ minh chứng rằng quân đội đang bị hạn chế khi cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Tuy nhiên, một số nhà bình luận cho rằng, ví dụ này không thuyết phục. B-52 đã phục vụ tốt trong 2 thập kỷ vừa qua, thậm chí có thời điểm còn ghi điểm hoàn thành nhiệm vụ cao hơn so với các đời máy bay ném bom mới hơn như B-1B Lancer và B-2 Spirit.
Đầu tiên phải kể đến "pháo đài bay" B-52. Trong một cuộc tranh luận của Đảng Cộng hòa tại Mỹ, ứng cử viên Mike Huckabee đã chọn máy bay ném bom B-52 Stratoforess làm ví dụ minh chứng rằng quân đội đang bị hạn chế khi cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Tuy nhiên, một số nhà bình luận cho rằng, ví dụ này không thuyết phục. B-52 đã phục vụ tốt trong 2 thập kỷ vừa qua, thậm chí có thời điểm còn ghi điểm hoàn thành nhiệm vụ cao hơn so với các đời máy bay ném bom mới hơn như B-1B Lancer và B-2 Spirit.
Nhà sản xuất Boeing dự tính, tuổi thọ của phi đội B-52 có thể kéo dài tới năm 2040, dù Không quân Mỹ mong muốn bắt đầu thay thế chúng trong một vài năm tới với Chương trình Máy bay ném bom tầm xa và một dự án phát triển máy bay mới vào năm 2037. Khi B-52 chính thức “về hưu”, “tuổi thọ” của chúng sẽ vào khoảng 90 tuổi và thiết kế của dòng máy bay này sẽ tiếp tục được kế thừa.
Nhà sản xuất Boeing dự tính, tuổi thọ của phi đội B-52 có thể kéo dài tới năm 2040, dù Không quân Mỹ mong muốn bắt đầu thay thế chúng trong một vài năm tới với Chương trình Máy bay ném bom tầm xa và một dự án phát triển máy bay mới vào năm 2037. Khi B-52 chính thức “về hưu”, “tuổi thọ” của chúng sẽ vào khoảng 90 tuổi và thiết kế của dòng máy bay này sẽ tiếp tục được kế thừa.
Với biệt danh “Ma Deuce” hay “The Fifty” (50), súng máy hạng nặng M2 12,7mm đã phục vụ trong Quân đội Mỹ từ năm 1933. Được thiết kế bởi nhà phát minh John Browing và sản xuất bởi hãng FN Herstal, M2 được sử dụng phổ biến trong Thế chiến thứ II. M2 được trang bị cho hàng nghìn máy bay, tàu chiến và đơn vị lính bộ binh của Mỹ cùng nhiều nước khác. Năm 1968, ứng viên thay thế M2 là M85 được cho ra mắt.
Với biệt danh “Ma Deuce” hay “The Fifty” (50), súng máy hạng nặng M2 12,7mm đã phục vụ trong Quân đội Mỹ từ năm 1933. Được thiết kế bởi nhà phát minh John Browing và sản xuất bởi hãng FN Herstal, M2 được sử dụng phổ biến trong Thế chiến thứ II. M2 được trang bị cho hàng nghìn máy bay, tàu chiến và đơn vị lính bộ binh của Mỹ cùng nhiều nước khác. Năm 1968, ứng viên thay thế M2 là M85 được cho ra mắt.
M85 đã được lắp đặt trên xe tăng M60 Patton, xe tấn công đổ bộ LVPT-7, tuy nhiên đã gặp phải nhiều vấn đề về độ tin cậy. Do vậy, M2 tiếp tục phục vụ và còn được nâng cấp với Hệ thống vận hành từ xa thông thường. Nhiều khả năng, M2 sẽ tiếp tục có mặt trong các kho vũ khí trong vài thập niên tới.
M85 đã được lắp đặt trên xe tăng M60 Patton, xe tấn công đổ bộ LVPT-7, tuy nhiên đã gặp phải nhiều vấn đề về độ tin cậy. Do vậy, M2 tiếp tục phục vụ và còn được nâng cấp với Hệ thống vận hành từ xa thông thường. Nhiều khả năng, M2 sẽ tiếp tục có mặt trong các kho vũ khí trong vài thập niên tới.
Một cái tên khác không thể không nhắc đến chính là trực thăng CH-47 Chinook. Dòng trực thăng hai động cơ trước sau này bắt đầu tham gia chiến đấu năm 1966 trong Chiến tranh Việt Nam với vai trò vận chuyển pháo binh tới miền Nam Việt Nam. Phiên bản trang bị hỏa lực hạng nặng ACH-47A cũng được sử dụng chi viện hỏa lực với số lượng hạn chế. Ưu điểm của Chinook càng được chứng tỏ trong Chiến dịch Tự do bất diệt (Operation Enduring Freedom) khi vận hành ở độ cao lớn trên vùng núi Afghanistan.
Một cái tên khác không thể không nhắc đến chính là trực thăng CH-47 Chinook. Dòng trực thăng hai động cơ trước sau này bắt đầu tham gia chiến đấu năm 1966 trong Chiến tranh Việt Nam với vai trò vận chuyển pháo binh tới miền Nam Việt Nam. Phiên bản trang bị hỏa lực hạng nặng ACH-47A cũng được sử dụng chi viện hỏa lực với số lượng hạn chế. Ưu điểm của Chinook càng được chứng tỏ trong Chiến dịch Tự do bất diệt (Operation Enduring Freedom) khi vận hành ở độ cao lớn trên vùng núi Afghanistan.
Quân đội Mỹ đang muốn thay thế toàn bộ Chinook bằng máy bay cánh quạt xoay V-22, nhưng trước hết ưu tiên thay thế sẽ được tập trung vào dòng trực thăng UH-60 Black Hawk. Trong khi đó, họ có kế hoạch nâng cấp Chinook nhằm kéo dài “tuổi thọ” tới 99 năm.
Quân đội Mỹ đang muốn thay thế toàn bộ Chinook bằng máy bay cánh quạt xoay V-22, nhưng trước hết ưu tiên thay thế sẽ được tập trung vào dòng trực thăng UH-60 Black Hawk. Trong khi đó, họ có kế hoạch nâng cấp Chinook nhằm kéo dài “tuổi thọ” tới 99 năm.
Ở độ tuổi trên 60, loại súng phóng không giật 84mm Carl Gustaf vẫn được sử dụng trên chiến trường. Được phát triển cho Quân đội Thụy Điểm năm 1948, Carl Gustaf bắt đầu tham gia Quân đội Mỹ khi Trung đoàn Ranger số 75 thay thế súng M67 vào cuối những năm 1980. Với biệt danh “Ngỗng” (Goose), Carl Gustaf nhanh chóng trở lên phổ biến trong các đơn vị đặc nhiệm Mỹ trong các nhiệm vụ phá boong-ke, hầm, trại lính tại Afghanistan, sau đó được biên chế mở rộng cho các lực lượng quân đội khác.
Ở độ tuổi trên 60, loại súng phóng không giật 84mm Carl Gustaf vẫn được sử dụng trên chiến trường. Được phát triển cho Quân đội Thụy Điểm năm 1948, Carl Gustaf bắt đầu tham gia Quân đội Mỹ khi Trung đoàn Ranger số 75 thay thế súng M67 vào cuối những năm 1980. Với biệt danh “Ngỗng” (Goose), Carl Gustaf nhanh chóng trở lên phổ biến trong các đơn vị đặc nhiệm Mỹ trong các nhiệm vụ phá boong-ke, hầm, trại lính tại Afghanistan, sau đó được biên chế mở rộng cho các lực lượng quân đội khác.
Đặc điểm nổi bật của Goose là tính linh hoạt với nhiều loại đạn như đạn chống tăng, đạn nổ, và đạn sáng. Nhà sản xuất Saab Defense và Security USA đã cho ra mắt phiên bản mới của Goose là M4 với cải tiến kính ngắm điện tử.
Đặc điểm nổi bật của Goose là tính linh hoạt với nhiều loại đạn như đạn chống tăng, đạn nổ, và đạn sáng. Nhà sản xuất Saab Defense và Security USA đã cho ra mắt phiên bản mới của Goose là M4 với cải tiến kính ngắm điện tử.
Tiếp đến là "lực sĩ bay" C-130. C-130 đang giữ kỷ lục sản xuất liên tục trong thời gian dài nhất trong các máy bay quân sự. Chúng đã phục vụ trong Không quân Mỹ và các nước từ năm 1954, với nhiều vai trò khác nhau. Phiên bản AC-130 có gắn súng đặc nhiệm, trong khi phiên bản MC-130 có vai trò chi viện cho lực lượng đặc nhiệm. Ngoài ra C-130 có vai trò tác chiến điện tử, tâm lý, tiếp liệu trên không, tìm kiến cứu nạn…
Tiếp đến là "lực sĩ bay" C-130. C-130 đang giữ kỷ lục sản xuất liên tục trong thời gian dài nhất trong các máy bay quân sự. Chúng đã phục vụ trong Không quân Mỹ và các nước từ năm 1954, với nhiều vai trò khác nhau. Phiên bản AC-130 có gắn súng đặc nhiệm, trong khi phiên bản MC-130 có vai trò chi viện cho lực lượng đặc nhiệm. Ngoài ra C-130 có vai trò tác chiến điện tử, tâm lý, tiếp liệu trên không, tìm kiến cứu nạn…
Phiên bản mới nhất, C-130J Super Hercules có hệ thống điện tử mới, động cơ mới và cánh quạt 6 lá bằng chất liệu composit. Hercules sẽ phục vụ ít nhất là tới năm 2030 khi Không quân Mỹ bắt đầu thử nghiệm loại chuyên vận thế hệ mới theo chương trình C-X.
Phiên bản mới nhất, C-130J Super Hercules có hệ thống điện tử mới, động cơ mới và cánh quạt 6 lá bằng chất liệu composit. Hercules sẽ phục vụ ít nhất là tới năm 2030 khi Không quân Mỹ bắt đầu thử nghiệm loại chuyên vận thế hệ mới theo chương trình C-X.
Cuối cùng là khẩu trung liên M240 7,62mm. Đây là vũ khí trụ cột cho các đơn vị bộ binh trong Lục quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ với khả năng bắt tự động tầm xa.Loại súng này được biên chế năm 1977, là phiên bản cải tiến của súng máy Fabrique Nationale MAG (được sản xuất năm 1958). Ngoài phiên bản M240B và M240G dùng cho bộ binh, M240 còn được gắn trên xe bọc thép và trực thăng.
Cuối cùng là khẩu trung liên M240 7,62mm. Đây là vũ khí trụ cột cho các đơn vị bộ binh trong Lục quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ với khả năng bắt tự động tầm xa.Loại súng này được biên chế năm 1977, là phiên bản cải tiến của súng máy Fabrique Nationale MAG (được sản xuất năm 1958). Ngoài phiên bản M240B và M240G dùng cho bộ binh, M240 còn được gắn trên xe bọc thép và trực thăng.
Khuyết điểm duy nhất của M240 là trọng lượng tới 12 kg. M240 đã được cải tiến để giảm trọng lượng với phiên bản M240L có trọng lượng ít hơn 1,4kg, bởi vậy có thể sẽ tiếp tục phục vụ trong vài thập niên tới. Dù hãng General Dynamics gần đây đã giới thiệu mẫu trung liên mới kiểu 338 nhưng chúng được cho là chưa đủ tầm để thay M240.
Khuyết điểm duy nhất của M240 là trọng lượng tới 12 kg. M240 đã được cải tiến để giảm trọng lượng với phiên bản M240L có trọng lượng ít hơn 1,4kg, bởi vậy có thể sẽ tiếp tục phục vụ trong vài thập niên tới. Dù hãng General Dynamics gần đây đã giới thiệu mẫu trung liên mới kiểu 338 nhưng chúng được cho là chưa đủ tầm để thay M240.
Video Súng máy M240 - khẩu súng đáng sợ nhất trong chiến tranh hiện đại.

GALLERY MỚI NHẤT