Điểm mặt loạt tiêm kích MiG-21 Không quân Việt Nam đối đầu B-52 Mỹ

Điểm mặt loạt tiêm kích MiG-21 Không quân Việt Nam đối đầu B-52 Mỹ

(Kiến Thức) - Ít ai ngờ rằng Không quân nhân dân Việt Nam đã sử dụng tới bốn loại biến thể khác nhau của tiêm kích MiG-21 để đối đầu với Mỹ trong trận Điện Biên Phủ trên không.

Ngày 17/12/1972, Tổng thống Mỹ đương nhiệm lúc đó là Richard Nixon đã chính thức ra lệnh mở chiến dịch Linebacker II nhằm thực hiện một cuộc tấn công hủy diệt Miền bắc Việt Nam bằng không quân Mỹ với ý đồ muốn ép ta phải nhượng bộ chúng trên bàn đàm phán Paris. Đến tối 18/12, những đợt nhiễu đầu tiên của oanh tạc cơ B-52 đã được phát hiện trên màn hình radar của ta, cùng với đó là số lượng lớn tiêm kích hộ tống vòng ngoài, tạo một thế trận bảo vệ nhiều lớp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngày 17/12/1972, Tổng thống Mỹ đương nhiệm lúc đó là Richard Nixon đã chính thức ra lệnh mở chiến dịch Linebacker II nhằm thực hiện một cuộc tấn công hủy diệt Miền bắc Việt Nam bằng không quân Mỹ với ý đồ muốn ép ta phải nhượng bộ chúng trên bàn đàm phán Paris. Đến tối 18/12, những đợt nhiễu đầu tiên của oanh tạc cơ B-52 đã được phát hiện trên màn hình radar của ta, cùng với đó là số lượng lớn tiêm kích hộ tống vòng ngoài, tạo một thế trận bảo vệ nhiều lớp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cho đến chiều ngày 18/12, toàn bộ Quân chủng Phòng không - Không quân đã được chuyển sang trạng thái chiến đấu cấp cấp cao nhất. Tối hôm đó, những quả tên lửa phòng không SAM-2 đầu tiên đã được bộ đội ta phóng lên bầu trời Hà Nội, đánh dấu sự bắt đầu của chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”. Không quân Việt Nam tại miền Bắc lúc đó đang có trong biên chế 4 trung đoàn máy bay tiêm kích là Trung đoàn 921, 923, 925 và 927 sử dụng các loại tiêm kích do Liên Xô và Trung Quốc cung cấp như MiG-17, MiG-19, MiG-21, J-6, J-7. Nguồn ảnh: QĐND.
Cho đến chiều ngày 18/12, toàn bộ Quân chủng Phòng không - Không quân đã được chuyển sang trạng thái chiến đấu cấp cấp cao nhất. Tối hôm đó, những quả tên lửa phòng không SAM-2 đầu tiên đã được bộ đội ta phóng lên bầu trời Hà Nội, đánh dấu sự bắt đầu của chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”. Không quân Việt Nam tại miền Bắc lúc đó đang có trong biên chế 4 trung đoàn máy bay tiêm kích là Trung đoàn 921, 923, 925 và 927 sử dụng các loại tiêm kích do Liên Xô và Trung Quốc cung cấp như MiG-17, MiG-19, MiG-21, J-6, J-7. Nguồn ảnh: QĐND.
Ít ai biết rằng, những năm 1972, Không quân Việt Nam đang có trong biên chế đến bốn loại biến thể khác nhau của  tiêm kích MiG-21 nhưng cũng đều tham gia chiến đấu và lập nhiều chiến công vang dội, góp phần đánh tan âm mưu “đưa bắc Việt Nam về thời kỳ đồ đá” như bọn Đế quốc Mỹ vẫn rêu rao lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: QĐND.
Ít ai biết rằng, những năm 1972, Không quân Việt Nam đang có trong biên chế đến bốn loại biến thể khác nhau của tiêm kích MiG-21 nhưng cũng đều tham gia chiến đấu và lập nhiều chiến công vang dội, góp phần đánh tan âm mưu “đưa bắc Việt Nam về thời kỳ đồ đá” như bọn Đế quốc Mỹ vẫn rêu rao lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: QĐND.
Cuối năm 1965, Liên Xô lần đầu tiên viện trợ cho ta những chiếc tiêm kích MiG-21 phiên bản PF/PFM. Đây cũng là loại tiêm kích đầu tiên trong trong lịch sử của không quân ta có khả năng mang theo tên lửa không - đối - không. Ngày 4/3/1966, tiêm kích MiG-21PFM do Phi công Nguyễn Hồng Nhị điều khiển đã bắn hạ một máy bay do thám không người lái của Không quân Mỹ, lập chiến công đầu tiên trên bầu trời Việt Nam. Nguồn ảnh: QĐND.
Cuối năm 1965, Liên Xô lần đầu tiên viện trợ cho ta những chiếc tiêm kích MiG-21 phiên bản PF/PFM. Đây cũng là loại tiêm kích đầu tiên trong trong lịch sử của không quân ta có khả năng mang theo tên lửa không - đối - không. Ngày 4/3/1966, tiêm kích MiG-21PFM do Phi công Nguyễn Hồng Nhị điều khiển đã bắn hạ một máy bay do thám không người lái của Không quân Mỹ, lập chiến công đầu tiên trên bầu trời Việt Nam. Nguồn ảnh: QĐND.
Tiếp theo đó, Liên Xô tiếp tục viện trợ cho ta loạt tiêm kích MiG-21 phiên bản F13. Mig-21F13 là phiên bản đầu tiên của tiêm kích MiG-21. Điểm thú vị là phía bạn lại cung cấp cho Không quân Việt Nam phiên bản Mig-21PF/PFM hiện đại hơn trước khi cung cấp MiG-21F13, điều này làm một số người bị nhầm lẫn rằng MiG-21F13 mới là phiên bản đầu tiên của MiG-21 mà ta sở hữu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiếp theo đó, Liên Xô tiếp tục viện trợ cho ta loạt tiêm kích MiG-21 phiên bản F13. Mig-21F13 là phiên bản đầu tiên của tiêm kích MiG-21. Điểm thú vị là phía bạn lại cung cấp cho Không quân Việt Nam phiên bản Mig-21PF/PFM hiện đại hơn trước khi cung cấp MiG-21F13, điều này làm một số người bị nhầm lẫn rằng MiG-21F13 mới là phiên bản đầu tiên của MiG-21 mà ta sở hữu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiêm kích MiG-21PF/PFM và F13 có khả năng mang tải 1.5 tấn vũ khí qua hai mấu treo ở hai bên cánh. Ngoài ra, cả hai phiên bản MiG-21 này có chung trực điểm khá độc đáo là nắp buồng lái được mở lật lên phía trước, thay vì kéo ngược ra sau như các đời MiG trước hay lật sang bên phải như các phiên bản MiG-21 đời sau. MiG-21PF/PFM sử dụng động cơ đốt trong R11F2-300 cho phép nó đạt vận tốc tối đa 2.177km/h, tầm hoạt động tối đa 1400km. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tiêm kích MiG-21PF/PFM và F13 có khả năng mang tải 1.5 tấn vũ khí qua hai mấu treo ở hai bên cánh. Ngoài ra, cả hai phiên bản MiG-21 này có chung trực điểm khá độc đáo là nắp buồng lái được mở lật lên phía trước, thay vì kéo ngược ra sau như các đời MiG trước hay lật sang bên phải như các phiên bản MiG-21 đời sau. MiG-21PF/PFM sử dụng động cơ đốt trong R11F2-300 cho phép nó đạt vận tốc tối đa 2.177km/h, tầm hoạt động tối đa 1400km. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sang đến thập niên 1970, phía bạn tiếp tục chuyển giao cho ta phiên bản hiện đại hóa mới của MiG-21 là MiG-21MF và MiG-21F96. Trong đó, phiên bản mới nâng cấp từ chỉ 2 giá treo tên lửa ở MiG-21PF/PFM và F13 lên gấp đôi thành 4 giá treo tên lửa. Từ đó có thể nâng cao một cách đáng kể khả năng không chiến của tiêm kích, giúp dễ dàng tiêu diệt mục tiêu hơn trong chiến đấu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sang đến thập niên 1970, phía bạn tiếp tục chuyển giao cho ta phiên bản hiện đại hóa mới của MiG-21 là MiG-21MF và MiG-21F96. Trong đó, phiên bản mới nâng cấp từ chỉ 2 giá treo tên lửa ở MiG-21PF/PFM và F13 lên gấp đôi thành 4 giá treo tên lửa. Từ đó có thể nâng cao một cách đáng kể khả năng không chiến của tiêm kích, giúp dễ dàng tiêu diệt mục tiêu hơn trong chiến đấu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đặc điểm nhận dạng khác của tiêm kích MiG-21MF và F96 mới là sử dụng buồng lái kính mở sang bên tay phải thay vì mở về phía trước. Loại thiết kế mở nắp buồng lái về phía trước cho phép biến nó thành một lớp giáp bảo vệ phi công khi bung dù thoát hiểm khỏi máy bay trong trường hợp khẩn cấp tuy nhiên lại có nhiều bất cập nên được nhà sản xuất sửa đổi sau này trên các phiên bản đời sau của MiG-21. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đặc điểm nhận dạng khác của tiêm kích MiG-21MF và F96 mới là sử dụng buồng lái kính mở sang bên tay phải thay vì mở về phía trước. Loại thiết kế mở nắp buồng lái về phía trước cho phép biến nó thành một lớp giáp bảo vệ phi công khi bung dù thoát hiểm khỏi máy bay trong trường hợp khẩn cấp tuy nhiên lại có nhiều bất cập nên được nhà sản xuất sửa đổi sau này trên các phiên bản đời sau của MiG-21. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau 12 ngày đêm đánh phá ác liệt miền Bắc, đối đầu với một lực lượng phòng không nhiều lớp, nhiều tầng cùng những đơn vị không quân dũng cảm, dày dạn kinh nghiệm và quả cảm đã khiến cho Mỹ phải ngừng hoàn toàn chiến dịch Linebacker II vào ngày 30/12/1972, thừa nhận thất bại hoàn toàn trên bầu trời miền Bắc với một tổn thất vô cùng to lớn cả về người lẫn phương tiện. Nguồn ảnh: QĐND.
Sau 12 ngày đêm đánh phá ác liệt miền Bắc, đối đầu với một lực lượng phòng không nhiều lớp, nhiều tầng cùng những đơn vị không quân dũng cảm, dày dạn kinh nghiệm và quả cảm đã khiến cho Mỹ phải ngừng hoàn toàn chiến dịch Linebacker II vào ngày 30/12/1972, thừa nhận thất bại hoàn toàn trên bầu trời miền Bắc với một tổn thất vô cùng to lớn cả về người lẫn phương tiện. Nguồn ảnh: QĐND.
Có thể nói rằng, dù cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã lùi xa 45 năm, chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội đã qua 42 năm, những chiếc Én Bạc MiG-21 của Không quân Việt Nam cũng đã được loại biên từ giữa những năm 2010, tuy nhiên hình ảnh thiệt hại nhưng oai hùng, bi tráng mãnh liệt vẫn luôn nằm sâu trong tiềm thức những con người Việt Nam yêu nước, luôn khắc ghi một thế hệ ông cha đã sống và chiến đấu hết mình cho hòa bình có được ngày hôm nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Có thể nói rằng, dù cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã lùi xa 45 năm, chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội đã qua 42 năm, những chiếc Én Bạc MiG-21 của Không quân Việt Nam cũng đã được loại biên từ giữa những năm 2010, tuy nhiên hình ảnh thiệt hại nhưng oai hùng, bi tráng mãnh liệt vẫn luôn nằm sâu trong tiềm thức những con người Việt Nam yêu nước, luôn khắc ghi một thế hệ ông cha đã sống và chiến đấu hết mình cho hòa bình có được ngày hôm nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Những kỷ lục độc nhất vô nhị về tiêm kích MiG-21 mà chỉ Không quân Việt Nam mới có.

GALLERY MỚI NHẤT