Điểm mặt dàn vũ khí Trung Quốc khiến Mỹ thèm thuồng

Điểm mặt dàn vũ khí Trung Quốc khiến Mỹ thèm thuồng

(Kiến Thức) - Mặc dù có nền khoa học kỹ thuật quân sự phát triển hàng đầu thế giới, Quân đội Mỹ vẫn "thèm thuồng" một vài loại vũ khí do Trung Quốc - một cường quốc mới nổi phát triển và sản xuất.

Theo tờ National Interest, một trong năm món  vũ khí Trung Quốc khiến Mỹ thèm muốn nhất chính là thuỷ phi cơ AG600 mới được Bắc Kinh thử nghiệm thành công gần đây, AG600 cũng là thủy phi cơ lớn nhất từng được con người chế tạo. Trên thực tế thì Quân đội Mỹ đã không còn dùng thuỷ phi cơ từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: NI.
Theo tờ National Interest, một trong năm món vũ khí Trung Quốc khiến Mỹ thèm muốn nhất chính là thuỷ phi cơ AG600 mới được Bắc Kinh thử nghiệm thành công gần đây, AG600 cũng là thủy phi cơ lớn nhất từng được con người chế tạo. Trên thực tế thì Quân đội Mỹ đã không còn dùng thuỷ phi cơ từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: NI.
Điều này khiến cho quá trình tác chiến trên biển của Hải quân Mỹ có thể gặp vấn đề, nhất là khi phải đối đầu với một đối thủ có sức mạnh ngang ngửa vì khi đó, một loại phương tiện có độ cơ động cao, hạ cánh được trên nhiều kiểu địa hình như thuỷ phi cơ có thể sẽ tạo ra được sự khác biệt. Nguồn ảnh: NI.
Điều này khiến cho quá trình tác chiến trên biển của Hải quân Mỹ có thể gặp vấn đề, nhất là khi phải đối đầu với một đối thủ có sức mạnh ngang ngửa vì khi đó, một loại phương tiện có độ cơ động cao, hạ cánh được trên nhiều kiểu địa hình như thuỷ phi cơ có thể sẽ tạo ra được sự khác biệt. Nguồn ảnh: NI.
Trong tay Trung Quốc hiện đang có một loại vũ khí siêu siêu thanh đó là DF-ZF. Trong khi đó, bản thân quân đội Mỹ cũng đã phải thừa nhận rằng nước này thiếu vũ khí siêu siêu thanh và cần phải nỗ lực rất nhiều để có thể bắt kịp được trình độ của Nga và Trung Quốc trong khoản này. Nguồn ảnh: NI.
Trong tay Trung Quốc hiện đang có một loại vũ khí siêu siêu thanh đó là DF-ZF. Trong khi đó, bản thân quân đội Mỹ cũng đã phải thừa nhận rằng nước này thiếu vũ khí siêu siêu thanh và cần phải nỗ lực rất nhiều để có thể bắt kịp được trình độ của Nga và Trung Quốc trong khoản này. Nguồn ảnh: NI.
Trong khi tên lửa hành trình có tốc độ thấp và độ cơ động cao thì tên lửa đạn đạo lại ngược lại, có tốc độ cao nhưng độ cơ động thấp thì tên lửa siêu siêu thanh lại có được cả hai - điều này khiến nó trở thành cái đích cho nhiều cuộc đua vũ trang ở thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: NI.
Trong khi tên lửa hành trình có tốc độ thấp và độ cơ động cao thì tên lửa đạn đạo lại ngược lại, có tốc độ cao nhưng độ cơ động thấp thì tên lửa siêu siêu thanh lại có được cả hai - điều này khiến nó trở thành cái đích cho nhiều cuộc đua vũ trang ở thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: NI.
 Phương tiện lưỡng cư AAV-7 của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đã phục vụ được ba thập kỷ và tới nay vẫn chưa tìm được kẻ thay thế thích hợp. Trong khi đó ZBD-05 của Trung Quốc lại được coi là loại vũ khí cực kỳ phù hợp với lối tác chiến đổ bộ và tất nhiên, ZDB-05 hiện đại hơn AAV-7 nhiều. Nguồn ảnh: NI.
Phương tiện lưỡng cư AAV-7 của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đã phục vụ được ba thập kỷ và tới nay vẫn chưa tìm được kẻ thay thế thích hợp. Trong khi đó ZBD-05 của Trung Quốc lại được coi là loại vũ khí cực kỳ phù hợp với lối tác chiến đổ bộ và tất nhiên, ZDB-05 hiện đại hơn AAV-7 nhiều. Nguồn ảnh: NI.
Có thể coi ZBD-05 là loại phương tiện lưỡng cư có tốc độ nhanh nhất hiện nay khi nó có thể "rẽ nước" với tốc độ tối đa lên tới 18 km/h - tốc độ trong mơ của nhiều loại phương tiện chở quân lội nước mà Mỹ và Nga đang có trong tay. Nguồn ảnh: NI.
Có thể coi ZBD-05 là loại phương tiện lưỡng cư có tốc độ nhanh nhất hiện nay khi nó có thể "rẽ nước" với tốc độ tối đa lên tới 18 km/h - tốc độ trong mơ của nhiều loại phương tiện chở quân lội nước mà Mỹ và Nga đang có trong tay. Nguồn ảnh: NI.
Tàu đổ bộ Type 072A cũng là một trong những loại tàu đổ bộ cỡ nhỏ khiến Mỹ thèm thuồng nhất. Thực tế Mỹ đang có trong tay các lớp tàu đổ bộ tấn công kích thước lớn như Wasp, Amerrica hay San Antonio. Tuy nhiên kích thước to không phải lúc nào cũng thích hợp. Nguồn ảnh: NI.
Tàu đổ bộ Type 072A cũng là một trong những loại tàu đổ bộ cỡ nhỏ khiến Mỹ thèm thuồng nhất. Thực tế Mỹ đang có trong tay các lớp tàu đổ bộ tấn công kích thước lớn như Wasp, Amerrica hay San Antonio. Tuy nhiên kích thước to không phải lúc nào cũng thích hợp. Nguồn ảnh: NI.
Type 072A của Hải quân Trung Quốc có kích thước chỉ bằng với một khinh hạm, chứa được 300 lính hoặc 800 tấn hàng. Điểm chết người của loại phương tiện này là nó rất nhỏ và có thể nguỵ trang thành bất cứ tàu buôn, tàu đánh cá nào và bất chợt tung quân đổ bộ trước sự ngỡ ngàng tột độ của đối phương. Nguồn ảnh: NI.
Type 072A của Hải quân Trung Quốc có kích thước chỉ bằng với một khinh hạm, chứa được 300 lính hoặc 800 tấn hàng. Điểm chết người của loại phương tiện này là nó rất nhỏ và có thể nguỵ trang thành bất cứ tàu buôn, tàu đánh cá nào và bất chợt tung quân đổ bộ trước sự ngỡ ngàng tột độ của đối phương. Nguồn ảnh: NI.
Một trong những loại tàu chiến đấu ven bờ nhỏ, rẻ và hiệu quả mà Mỹ có nằm mơ cũng không có được đó là tàu Type 056 của Trung Quốc. Với độ giãn nước tối đa chỉ... 1500 tấn, Trung Quốc có thể đóng loại tàu này với số lượng chóng mặt bất cứ khi nào họ cần. Nguồn ảnh: NI.
Một trong những loại tàu chiến đấu ven bờ nhỏ, rẻ và hiệu quả mà Mỹ có nằm mơ cũng không có được đó là tàu Type 056 của Trung Quốc. Với độ giãn nước tối đa chỉ... 1500 tấn, Trung Quốc có thể đóng loại tàu này với số lượng chóng mặt bất cứ khi nào họ cần. Nguồn ảnh: NI.
Tất nhiên là hệ thống vũ khí trên tàu chiến đấu ven bờ "giá rẻ" này cũng không hề kém chút nào với đủ các loại pháo từ 76mm tới 30mm, tên lửa chống hạm YJ-83 cho tới tên lửa phòng không FL-3000N. Nguồn ảnh: NI.
Tất nhiên là hệ thống vũ khí trên tàu chiến đấu ven bờ "giá rẻ" này cũng không hề kém chút nào với đủ các loại pháo từ 76mm tới 30mm, tên lửa chống hạm YJ-83 cho tới tên lửa phòng không FL-3000N. Nguồn ảnh: NI.
Mời độc giả xem Video: Choáng với màn bơi lội của ZBD-05 trong biên chế Thuỷ quân Lục chiến Trung Quốc.

GALLERY MỚI NHẤT