Điểm danh dàn “cua đồng” các cường quốc trong Chiến tranh Lạnh

Điểm danh dàn “cua đồng” các cường quốc trong Chiến tranh Lạnh

(Kiến Thức) - Nếu Chiến tranh Thế giới thứ 2 là thời điểm xe tăng được sử dụng rộng rãi nhất, thì Chiến tranh Lạnh lại biến chúng thành những cỗ máy chiến tranh thực thụ.

Nếu có một cuộc bỏ phiếu bầu chọn cho những tinh hoa quân sự thế giới trong  Chiến tranh Lạnh, có lẽ xe tăng sẽ được số phiếu cao nhất bởi chúng là những cỗ máy được tạo ra để quyết định thắng thua trên chiến trường. Vậy các cường quốc thế giới có gì, để giúp mình giành được chiến thắng trên chiến trường. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Nếu có một cuộc bỏ phiếu bầu chọn cho những tinh hoa quân sự thế giới trong Chiến tranh Lạnh, có lẽ xe tăng sẽ được số phiếu cao nhất bởi chúng là những cỗ máy được tạo ra để quyết định thắng thua trên chiến trường. Vậy các cường quốc thế giới có gì, để giúp mình giành được chiến thắng trên chiến trường. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Quốc gia đầu tiên phải kể tới có lẽ là Mỹ với mẫu xe tăng hạng nặng M60 dòng xe tăng chủ lực của nước này trong Chiến tranh Lạnh. Được sản xuất từ năm 1960 tới 1987, tổng cộng đã có tới hơn 15.000 chiếc M60 được sản xuất và sử dụng trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: Wiki.
Quốc gia đầu tiên phải kể tới có lẽ là Mỹ với mẫu xe tăng hạng nặng M60 dòng xe tăng chủ lực của nước này trong Chiến tranh Lạnh. Được sản xuất từ năm 1960 tới 1987, tổng cộng đã có tới hơn 15.000 chiếc M60 được sản xuất và sử dụng trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: Wiki.
Có trọng lượng 50,7 tấn, xe được bọc thép dầy tới 155 mm và được trang bị một khẩu pháo chính cỡ nòng 105 mm. Vào thời điểm chiếc xe tăng M60 của Mỹ ra đời vào năm 1961 thì pháo 105 mm chính là tiêu chuẩn trên mọi chiếc xe tăng chủ lực. Nguồn ảnh: Tanks.
Có trọng lượng 50,7 tấn, xe được bọc thép dầy tới 155 mm và được trang bị một khẩu pháo chính cỡ nòng 105 mm. Vào thời điểm chiếc xe tăng M60 của Mỹ ra đời vào năm 1961 thì pháo 105 mm chính là tiêu chuẩn trên mọi chiếc xe tăng chủ lực. Nguồn ảnh: Tanks.
Hiện tại, Mỹ đã không còn sử dụng M60 trong biên chế của nước này nhưng vẫn còn rất nhiều nước nổi bật nhất là Đài Loan tiếp tục sử dụng loại vũ khí biểu tượng một thời này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại, Mỹ đã không còn sử dụng M60 trong biên chế của nước này nhưng vẫn còn rất nhiều nước nổi bật nhất là Đài Loan tiếp tục sử dụng loại vũ khí biểu tượng một thời này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nếu biểu tượng của Mỹ là chiếc M60 thì biểu tượng của Liên Xô thời kỳ này chính là chiếc xe tăng T-72. Chiếc xe tăng này tốt đến nỗi những phiên bản cải tiến của nó được tiếp tục sử dụng tới tận thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nếu biểu tượng của Mỹ là chiếc M60 thì biểu tượng của Liên Xô thời kỳ này chính là chiếc xe tăng T-72. Chiếc xe tăng này tốt đến nỗi những phiên bản cải tiến của nó được tiếp tục sử dụng tới tận thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ra đời vào năm 1973, xe tăng T-72 có trọng lượng khá nhẹ, chỉ khoảng hơn 40 tấn. Xe được trang bị hỏa lực chính bao gồm một khẩu pháo nòng trơn cỡ 125 mm. Đây cũng được coi là chiếc xe tăng thành công nhất của Liên Xô và Nga, thậm chí sức mạnh hỏa lực của T-72 cho tới ngày nay vẫn có nhiều mẫu xe tăng không sánh kịp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ra đời vào năm 1973, xe tăng T-72 có trọng lượng khá nhẹ, chỉ khoảng hơn 40 tấn. Xe được trang bị hỏa lực chính bao gồm một khẩu pháo nòng trơn cỡ 125 mm. Đây cũng được coi là chiếc xe tăng thành công nhất của Liên Xô và Nga, thậm chí sức mạnh hỏa lực của T-72 cho tới ngày nay vẫn có nhiều mẫu xe tăng không sánh kịp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tổng cộng đã có hơn 25.000 chiếc T-72 thuộc mọi loại biến thể từng được sản xuất, chiếc xe tăng này cũng chứng tỏ khả năng tác chiến cực tốt của mình dù tuổi đã cao trong các cuộc chiến ở Syria, Iraq,... Nguồn ảnh: Advi.
Tổng cộng đã có hơn 25.000 chiếc T-72 thuộc mọi loại biến thể từng được sản xuất, chiếc xe tăng này cũng chứng tỏ khả năng tác chiến cực tốt của mình dù tuổi đã cao trong các cuộc chiến ở Syria, Iraq,... Nguồn ảnh: Advi.
Nhắc đến những chiếc xe tăng biểu tượng của Chiến tranh Lạnh không thể không nói đến xe tăng Leopard 1 của Đức. Và một lần nữa Đức đã chứng minh được khả năng chế tạo xe tăng siêu việt của mình. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nhắc đến những chiếc xe tăng biểu tượng của Chiến tranh Lạnh không thể không nói đến xe tăng Leopard 1 của Đức. Và một lần nữa Đức đã chứng minh được khả năng chế tạo xe tăng siêu việt của mình. Nguồn ảnh: Pinterest.
Là sản phẩm hợp tác giữa Đức và Pháp, Leopard được vào biên chế phục vụ chính thức từ năm 1965, nó nhanh chóng trở thành mẫu tăng tiêu chuẩn của mọi lực lượng vũ trang châu Âu và nó đã trở thành xe tăng chủ lực của hàng chục quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: National.
Là sản phẩm hợp tác giữa Đức và Pháp, Leopard được vào biên chế phục vụ chính thức từ năm 1965, nó nhanh chóng trở thành mẫu tăng tiêu chuẩn của mọi lực lượng vũ trang châu Âu và nó đã trở thành xe tăng chủ lực của hàng chục quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: National.
Xe tăng Leopard được bọc giáp dày 70 mm, sử dụng một pháo chính 105 mm và được thiết kế vượt rất nhiều tiêu chuẩn về chế tạo xe tăng lúc bấy giờ, điển hình là khoang chứa động cơ của nó được cách ly hoàn toàn với kíp lái trong xe, tăng cơ hội sống sót của kíp lái trong trường hợp xe bị trúng đạn cháy động cơ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xe tăng Leopard được bọc giáp dày 70 mm, sử dụng một pháo chính 105 mm và được thiết kế vượt rất nhiều tiêu chuẩn về chế tạo xe tăng lúc bấy giờ, điển hình là khoang chứa động cơ của nó được cách ly hoàn toàn với kíp lái trong xe, tăng cơ hội sống sót của kíp lái trong trường hợp xe bị trúng đạn cháy động cơ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Được nằm trong biên chế Quân đội Anh từ năm 1946 ngay sau khi CTTG 2 kết thúc, xe tăng Centurion của Anh nổi tiếng vì nó là chiếc xe tăng có mặt trong rất nhiều cuộc xung đột kể từ Chiến tranh Lạnh cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: National.
Được nằm trong biên chế Quân đội Anh từ năm 1946 ngay sau khi CTTG 2 kết thúc, xe tăng Centurion của Anh nổi tiếng vì nó là chiếc xe tăng có mặt trong rất nhiều cuộc xung đột kể từ Chiến tranh Lạnh cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: National.
Được trang bị lớp giáp dày từ 51 tới 152 mm kèm theo khẩu pháo chính cỡ nòng 105 mm, đây thực sự là một con quái vật khi nó ra đời vào năm 1946. Điểm yếu duy nhất của Centurion là nó quá nặng nề, tới tận 51 tấn và có tốc độ tối đa chỉ khoảng 35 km/h. Nguồn ảnh: Simhq.
Được trang bị lớp giáp dày từ 51 tới 152 mm kèm theo khẩu pháo chính cỡ nòng 105 mm, đây thực sự là một con quái vật khi nó ra đời vào năm 1946. Điểm yếu duy nhất của Centurion là nó quá nặng nề, tới tận 51 tấn và có tốc độ tối đa chỉ khoảng 35 km/h. Nguồn ảnh: Simhq.
Góp mặt trong hầu hết các cuộc xung đột trên thế giới từ chiến tranh Triều Tiên tới tận chiến tranh vùng Vịnh. Xe tăng Centurion đã được sản xuất tổng cộng 4423 chiếc và đây cũng là một trong những chiếc xe tăng góp mặt trong chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Preser.
Góp mặt trong hầu hết các cuộc xung đột trên thế giới từ chiến tranh Triều Tiên tới tận chiến tranh vùng Vịnh. Xe tăng Centurion đã được sản xuất tổng cộng 4423 chiếc và đây cũng là một trong những chiếc xe tăng góp mặt trong chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Preser.
Được đưa vào trang bị từ năm 1966 tới nay, AMX-30 là một trong những chiếc xe tăng nổi bật nhất của Pháp trong thời kỳ chiến tranh Lạnh với tổng cộng đã có 3571 chiếc được ra đời. Nguồn ảnh: Pinterest.
Được đưa vào trang bị từ năm 1966 tới nay, AMX-30 là một trong những chiếc xe tăng nổi bật nhất của Pháp trong thời kỳ chiến tranh Lạnh với tổng cộng đã có 3571 chiếc được ra đời. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xe có trọng lượng 36 tấn, bọc thép dày 80 mm ở điểm dày nhất và được trang bị pháo 105 mm tiêu chuẩn của thời bấy giờ. Điểm được đánh giá cao ở chiếc xe tăng này đó là nó được trang bị hộp số bán tự động cho phép nó tăng tốc lên tới 65 km/h chỉ trong thời gian ngắn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Xe có trọng lượng 36 tấn, bọc thép dày 80 mm ở điểm dày nhất và được trang bị pháo 105 mm tiêu chuẩn của thời bấy giờ. Điểm được đánh giá cao ở chiếc xe tăng này đó là nó được trang bị hộp số bán tự động cho phép nó tăng tốc lên tới 65 km/h chỉ trong thời gian ngắn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài Pháp, còn có rất nhiều quốc gia khác trên thế giới sở hữu chiếc xe tăng này bao gồm cả Iraq, Qatar và Venezuela. Nguồn ảnh: Wiki.
Ngoài Pháp, còn có rất nhiều quốc gia khác trên thế giới sở hữu chiếc xe tăng này bao gồm cả Iraq, Qatar và Venezuela. Nguồn ảnh: Wiki.

GALLERY MỚI NHẤT