Điểm mặt 5 lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới (1)

Điểm mặt 5 lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới (1)

(Kiến Thức) - Năm lực lượng Hải quân mạnh nhất thế giới kiểm soát gần như hoàn toàn 100% mặt biển trên khắp Trái Đất với lực lượng tàu chiến lên đến hàng nghìn chiếc.

Đứng ở vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng năm  lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới là Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản dù đây rõ ràng không phải là một lực lượng hải quân theo đúng nghĩa và các "thủy thủ" của lực lượng này được mang danh là "công chức nhà nước" chứ không phải "lính hải quân". Nguồn ảnh: National.
Đứng ở vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng năm lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới là Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản dù đây rõ ràng không phải là một lực lượng hải quân theo đúng nghĩa và các "thủy thủ" của lực lượng này được mang danh là "công chức nhà nước" chứ không phải "lính hải quân". Nguồn ảnh: National.
Tổng cộng, Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản có 114 tàu chiến lớn nhỏ các loại và hơn 45.000 "công chức" làm việc trên các tàu chiến này cũng như trên bờ. Nguồn ảnh: News.
Tổng cộng, Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản có 114 tàu chiến lớn nhỏ các loại và hơn 45.000 "công chức" làm việc trên các tàu chiến này cũng như trên bờ. Nguồn ảnh: News.
Xương sống của lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản bao gồm các tàu khu trục, các khu trục hạm này có nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường hàng hải giao thương quan trọng của Nhật Bản do quốc gia này là một đảo quốc. Nguồn ảnh: Asia.
Xương sống của lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản bao gồm các tàu khu trục, các khu trục hạm này có nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường hàng hải giao thương quan trọng của Nhật Bản do quốc gia này là một đảo quốc. Nguồn ảnh: Asia.
Lực lượng Khu trục hạm của Nhật Bản dù không phải là Hải quân nhưng cũng tích cực tham gia tập trận chung trên biển cùng Mỹ và nhiều quốc gia khác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Điểm đáng nói ở đây đó là Nhật Bản mượn danh "khu trục hạm" cho rất nhiều loại tàu chiến, điều này khiến lực lượng Khu trục hạm của Nhật thậm chí còn đông hơn cả Anh và Pháp cộng lại. Nguồn ảnh: Newsasia.
Lực lượng Khu trục hạm của Nhật Bản dù không phải là Hải quân nhưng cũng tích cực tham gia tập trận chung trên biển cùng Mỹ và nhiều quốc gia khác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Điểm đáng nói ở đây đó là Nhật Bản mượn danh "khu trục hạm" cho rất nhiều loại tàu chiến, điều này khiến lực lượng Khu trục hạm của Nhật thậm chí còn đông hơn cả Anh và Pháp cộng lại. Nguồn ảnh: Newsasia.
Đứng ở vị trí thứ tư là Hải quân Hoàng gia Anh - lực lượng Hải quân từng thống trị mọi vùng biển thế giới trong thế kỷ 19 và là sức mạnh của vương quốc được mệnh danh là nơi "Mặt trời không bao giờ lặn". Nguồn ảnh: Flickr.
Đứng ở vị trí thứ tư là Hải quân Hoàng gia Anh - lực lượng Hải quân từng thống trị mọi vùng biển thế giới trong thế kỷ 19 và là sức mạnh của vương quốc được mệnh danh là nơi "Mặt trời không bao giờ lặn". Nguồn ảnh: Flickr.
Dù không còn giữ được vị thế số một như trong quá khứ và có quân số hiện tại chỉ 33.400 người nhưng Hải quân Hoàng gia Anh vẫn sở hữu một lực lượng tàu nổi và tàu ngầm cực kỳ ấn tượng trong đó bao gồm 3 tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn, 19 tàu khu trục, 7 tàu ngầm tấn công hạt nhân và 4 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: Naval.
Dù không còn giữ được vị thế số một như trong quá khứ và có quân số hiện tại chỉ 33.400 người nhưng Hải quân Hoàng gia Anh vẫn sở hữu một lực lượng tàu nổi và tàu ngầm cực kỳ ấn tượng trong đó bao gồm 3 tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn, 19 tàu khu trục, 7 tàu ngầm tấn công hạt nhân và 4 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. Nguồn ảnh: Naval.
Xương sống của lực lượng khu trục hạm Anh là 6 tàu khu trục Type 045 lớp Daring, kèm theo đó là các tàu ngầm của Hải quân nước này dù có số lượng ít nhưng lại được đánh giá là tốt nhất thế giới hiện nay với việc mang theo được các tên lửa Spearfish và Tomahawk cũng như Trident. Nguồn ảnh: Royal.
Xương sống của lực lượng khu trục hạm Anh là 6 tàu khu trục Type 045 lớp Daring, kèm theo đó là các tàu ngầm của Hải quân nước này dù có số lượng ít nhưng lại được đánh giá là tốt nhất thế giới hiện nay với việc mang theo được các tên lửa Spearfish và Tomahawk cũng như Trident. Nguồn ảnh: Royal.
Trong tương lai, khi các tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales được đưa vào hoạt động, chắc chắn thứ hạng của Hải quân Hoàng gia Anh sẽ "nhảy" ít nhất một bậc trong bảng xếp hạng này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong tương lai, khi các tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales được đưa vào hoạt động, chắc chắn thứ hạng của Hải quân Hoàng gia Anh sẽ "nhảy" ít nhất một bậc trong bảng xếp hạng này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nằm thứ ba trong danh sách năm lực lượng Hải quân mạnh nhất thế giới lại là... Nga. Với việc thừa hưởng một lực lượng tàu chiến hùng hậu từ thời Liên Xô, Hải quân Nga ngày nay rõ ràng là một đối thử đáng gờm trong các cuộc chiến trên biển, đặc biệt là khi Hải quân Nga có thể tiếp tế hậu cần ở bất cứ đâu do lợi thế lãnh thổ trải dài của mình. Nguồn ảnh: Sputnik.
Nằm thứ ba trong danh sách năm lực lượng Hải quân mạnh nhất thế giới lại là... Nga. Với việc thừa hưởng một lực lượng tàu chiến hùng hậu từ thời Liên Xô, Hải quân Nga ngày nay rõ ràng là một đối thử đáng gờm trong các cuộc chiến trên biển, đặc biệt là khi Hải quân Nga có thể tiếp tế hậu cần ở bất cứ đâu do lợi thế lãnh thổ trải dài của mình. Nguồn ảnh: Sputnik.
Tổng cộng Hải quân Nga đang có 79 tàu chiến bao gồm 1 tàu sân bay, 5 tuần dương hạm và 13 khu trục hạm. Xương sống của lực lượng Hải quân Nga và là thứ làm nên sức mạnh của lực lượng này thực chất lại không tới từ các tàu nổi trên mặt nước mà là từ 52 tàu ngầm của quốc gia này. Nguồn ảnh: Naval.
Tổng cộng Hải quân Nga đang có 79 tàu chiến bao gồm 1 tàu sân bay, 5 tuần dương hạm và 13 khu trục hạm. Xương sống của lực lượng Hải quân Nga và là thứ làm nên sức mạnh của lực lượng này thực chất lại không tới từ các tàu nổi trên mặt nước mà là từ 52 tàu ngầm của quốc gia này. Nguồn ảnh: Naval.
Ngoại trừ một vài tàu ngầm mang tên lửa hành trình, toàn bộ số tàu nổi và tàu ngầm còn lại của Hải quân Nga đều được đóng từ thời Liên Xô. Đây là một di sản khổng lồ và dù đã có khá nhiều tàu chiến bị đổi quốc tịch sau khi Liên Xô tan rã nhưng số còn lại cũng đủ để đưa Nga "chen chân" vào vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng này. Nguồn ảnh: Naval.
Ngoại trừ một vài tàu ngầm mang tên lửa hành trình, toàn bộ số tàu nổi và tàu ngầm còn lại của Hải quân Nga đều được đóng từ thời Liên Xô. Đây là một di sản khổng lồ và dù đã có khá nhiều tàu chiến bị đổi quốc tịch sau khi Liên Xô tan rã nhưng số còn lại cũng đủ để đưa Nga "chen chân" vào vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng này. Nguồn ảnh: Naval.
Nga hiện nay đang có kế hoạch hiện đại hóa lực lượng Hải quân của mình với việc cho ra đời ít nhất một tàu sân bay mới trong tương lai. Tuy nhiên, ước mơ này có lẽ vẫn khá xa vời với người Nga nhất là khi mới đây, tàu sân bay duy nhất của nước này đang được đưa đi đại tu - nghĩa là sẽ còn tiếp tục được sử dụng trong một thời gian dài nữa. Nguồn ảnh: Naval.
Nga hiện nay đang có kế hoạch hiện đại hóa lực lượng Hải quân của mình với việc cho ra đời ít nhất một tàu sân bay mới trong tương lai. Tuy nhiên, ước mơ này có lẽ vẫn khá xa vời với người Nga nhất là khi mới đây, tàu sân bay duy nhất của nước này đang được đưa đi đại tu - nghĩa là sẽ còn tiếp tục được sử dụng trong một thời gian dài nữa. Nguồn ảnh: Naval.
Mời độc giả xem Video: Xin lỗi Trung Quốc! Nhật Bản mới là quốc gia có lực lượng Hải quân mạnh nhất châu Á Thái Bình Dương. Nguồn: RT.

GALLERY MỚI NHẤT