Điểm lại loạt sai phạm của chung cư mạ vàng Hòa Bình Green City

(Kiến Thức) - Được quảng cáo là chung cư dát vàng tiêu chuẩn 6 sao hiếm hoi ở Hà Nội nhưng Hòa Bình Green City (505 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) lại không ít lần vướng "lùm xùm" khiến cư dân bức xúc. 
 

Điểm lại loạt sai phạm của chung cư mạ vàng Hòa Bình Green City
Đỉnh điểm là hôm qua, ngày 1/7, bất chấp thời tiết nắng nóng như đổ lửa,  hàng trăm cư dân chung cư cao cấp Hòa Bình Green City vẫn tập trung căng băng rôn để đòi quyền lợi khi bỏ ra hàng tỷ đồng mua chung cư cao cấp, nhưng những gì nhận được lại không như chủ đầu tư đã “quảng cáo” như chất lượng xuống cấp, việc bảo hành bảo trì theo hợp đồng chậm chạp, các tiện ích của dân cư bị cắt giảm. Đặc biệt, rất nhiều người dân vẫn bị nợ sổ đỏ.
Điều đáng nói là đây không phải lần đầu chung cư cao cấp này gây bức xúc dư luận. Kiến Thức điểm lại những "lùm xùm" đầy tai tiếng của Hòa Bình Green City.
Xây dựng không phép…
Dự án Hòa Bình Green City là tổ hợp căn hộ chung cư cao cấp kết hợp trung tâm thương mại. Hòa Bình Green City được thiết kế với 2 tòa tháp cao 27 tầng, xây dựng trên diện tích đất 1,7 ha. Dự án do Công ty TNHH Hòa Bình (ông Nguyễn Hữu Đường giữ chức Chủ tịch HĐQT) và Công ty Cổ phần Nông sản Agrexim làm chủ đầu tư. Vào đầu tháng 10/2011, dự án được chào bán chính thức trên thị trường.

Ảnh: Internet.
Ảnh: Internet. 
Thế nhưng, sau đó không lâu, Sở Xây dựng Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng đình chỉ do công trình xây dựng không phép vào tháng 2/2013. Thông tin này từng được ông Lâm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng xác nhận trên báo Giáo dục Việt Nam ngày 30/11/2015. Tuy nhiên, đến tháng 4/2013, UBND thành phố Hà Nội đã đồng ý với đề xuất của các ngành Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Cục thuế Hà Nội về biện pháp giải quyết các hồ sơ, thủ tục liên quan đến dự án Hòa Bình Green City theo hướng tạm cấp trích lục bản đồ làm cơ sở cho việc cấp giấy phép xây dựng, tạo điều kiện để chủ đầu tư sớm triển khai hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật. 

UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu chủ đầu tư dự án có trách nhiệm khẩn trương liên hệ với Cục thuế Hà Nội để làm thủ tục giãn tiến độ thực hiện nghĩa vụ tài chính của dự án và có cam kết thực hiện theo đúng quy định. Chủ đầu tư cũng phải liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường làm thủ tục ký hợp đồng thuê đất thực hiện dự án.
“Chơi ngông” xây chùa trên tầng thượng
Chủ đầu tư Dự án Hòa Bình Green City cũng từng bị tố cáo ngang nhiên xây dựng 2 ngôi chùa không phép trên nóc tòa nhà cao 27 tầng vào cuối năm 2015. Theo phản ánh của báo Kinh tế nông thôn, ngày 31/5/2016, UBND thành phố Hà Nội có công văn yêu cầu UBND quận Hai Bà Trưng kiểm tra xử lý những vi phạm về trật tự xây dựng tại dự án Hòa Bình Green City (nếu có), báo cáo Thành ủy, UBND thành phố trước ngày 10/6/2016.
Ngày 9/6/2016, UBND quận Hai Bà Trưng có Công văn số 588/UBND-VP gửi UBND TP. Hà Nội báo cáo về dự án Hòa Bình Green City. Theo công văn này dự án Hòa Bình Green City được Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng số 17/GPXD ngày 10/4/2013 quy mô 2 tòa nhà 27 tầng, có 3 tầng hầm, độ cao đến đỉnh mái là 93m.
Thời điểm này, trên nóc tòa tầng 27 của tòa nhà CT01 xây dựng thêm một gian nhà mái ngói có kích thước: rộng 5,8m x dài 10,90 = 63,44m2, cao 3,9m, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng vào khoảng tháng 6/2014.
Tại vị trí nóc tầng 27 của tòa nhà CT02 cũng đã xây 1 gian nhà mái ngói có kích thước: rộng 5,8m x dài 10,90 = 63,44m2, cao 3,9m đã hoàn thành và đưa vào sử dụng vào khoảng tháng 2/2015. Cả hai hạng mục trên đều không nằm trong nội dung được cấp phép xây dựng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, 2 công trình nói trên không có trong danh sách quản lý của Sở và cũng không được Sở chấp thuận cho xây dựng.
Làm nứt nhà dân
Cũng liên quan các  đến các vụ việc tai tiếng của Hòa Bình Green City, phản ánh với báo điện tử VnMedia, bà Dương Thị Chung (trú tại số 40 tổ 26 phường Vĩnh Tuy cũ, nay là số nhà 547 Minh Khai, tổ dân phố 2A - Hai Bà Trưng - Hà Nội) cho biết, gia đình bà luôn sống trong tâm trạng nơm nớp lo sập nhà, do việc xây dựng dự án Hòa Bình Green City khiến nhà bị lún, nứt. 
Khi tòa nhà Hòa Bình Green City chưa xây dựng thì toàn bộ ngôi nhà mà hộ gia đình bà Chung đang sinh sống ổn định, không có hiện tượng nứt nẻ, nghiêng lún. Nhưng từ khi chủ đầu tư Công ty TNHH Hòa Bình triển khai xây dựng Hòa Bình Green City, khu nhà 35 tầng phía tây giáp với ngôi nhà gia đình bà đang sinh sống, thì toàn bộ tường ngôi nhà đã xuất hiện nhiều vết nứt kéo dài.
Đặc biệt là sau khi chủ đầu tư tiến hành đào móng và ép cọc bê tông để xây dựng khu chung cư Hòa Bình Green City, thì bên trong và bên ngoài ngôi nhà đã bị nứt, biến dạng rất nghiêm trọng. Toàn bộ mặt sàn khu tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà đều bị thấm dột. Khu vực tầng 2 nhà bà xuất hiện rất nhiều các vết nứt ngang, dọc khiến cả gia đình đều lo lắng khi hàng ngày vẫn phải tiếp tục sinh sống tại đây. Thời điểm đó, khi sự việc xảy ra, chủ đầu tư Hòa Bình Green City và gia đình bà Chung đã làm việc nhiều lần để xem giải quyết vấn đề nhưng vẫn không thống nhất được mức đền bù.

Nợ quỹ bảo trì, sổ đỏ cư dân, chất lượng nhà xuống cấp
Không chỉ trong quá trình xây dựng mà sau khi đã bàn giao nhà cho người dân, chung cư Hòa Bình Green City lại tiếp tục dính "lùm xùm".
Theo thông tin trên Dân Việt, ngày 1/7, bức xúc trước hàng loạt các vấn đề đang tồn tại ảnh hưởng tới quyền lợi của mình, hàng trăm cư dân Dự án Hòa Bình Green City bất chấp cái nắng nóng ngoài trời hơn 40 độ C tập trung treo băng rôn với nhiều nội dung yêu cầu chủ đầu tư trả sổ đỏ cho cư dân, cũng như yêu cầu chủ đầu tư công khai, minh bạch chi phí và quỹ bảo trì. 
Theo đó, Dự án Hòa Bình Green City 505 Minh Khai đã bắt đầu bàn giao cho cư dân về ở từ năm 2014. Để sở hữu căn hộ tại đây, các gia đình phải trả hơn hàng tỷ đồng và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư. Thế nhưng, hiện tại, phần lớn cư dân ở hai tòa tháp H1 và H2 chung cư Hòa Bình Green City vẫn chưa có Giấy chứng nhận quyền sở đất, tài sản gắn liền với đất (sổ hồng). Rất nhiều ý kiến của cư dân phản ánh trong các cuộc họp với Ban quản lý và Chủ đầu tư nhưng đều bị chìm theo những lời hứa hẹn.
Báo Dân Việt dẫn lời của anh Duy, một cư dân sống tại tầng 9 của tòa H2 cho biết, để sở hữu căn hộ mình đang sống, gia đình anh phải trả ra hơn 2,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, gia đình anh cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư, thế nhưng đã hơn 3 năm chưa nhận được sổ hồng.
Bên cạnh việc không cấp sổ hồng, cư dân chung cư cao cấp này còn tố cáo Chủ đầu tư hàng loạt các vi phạm liên quan việc: chây ì thành lập Ban quản trị, chiến dụng quỹ bảo trì và cắt giảm tiện ích dịch vụ tòa nhà…
Chất lượng dịch vụ của tòa nhà ngày càng xuống cấp, việc bảo hành bảo trì theo hợp đồng chậm chạp, cùng với đó là có lộ trình cắt giảm các tiện ích của dân cư. Cụ thể, mặc dù trời nắng nóng 39-40 độ C nhưng điều hòa ở sảnh bị cắt, điện hành lang cũng cắt, thông gió tầng hầm cũng cắt… khiến cư dân mất hết sự kiên nhẫn.
Ngoài ra, cư dân đã về sinh sống 3 năm nay nhưng vẫn chưa được chủ đầu tư tổ chức hội nghị nhà chung cư để thành lập ban quản trị. Chính vì thế mà số tiền quỹ bảo trì theo ước tính của cư dân là khoảng 40 tỷ đồng vẫn đang do chủ đầu tư nắm giữ. Nhiều cư dân đặt ra nghi vấn, liệu việc chây ì thành lập ban quản trị có phải để “ém” số tiền quỹ bảo trì khổng lồ này hay không?

Dự án chung cư nghìn tỷ Hòa Bình Green làm nứt nhà dân

Gia đình bà Chung (Hai Bà Trưng) luôn sống trong tâm trạng nơm nớp lo sập nhà, do việc xây dựng dự án Hoà Bình Green City khiến nhà bị lún, nứt.

Dự án chung cư nghìn tỷ Hòa Bình Green làm nứt nhà dân
Trước khi tòa nhà chung cư Hòa Bình Green City chưa xây dựng thì toàn bộ ngôi nhà mà hộ gia đình bà Chung đang sinh sống ổn định, không có hiện tượng nứt nẻ, nghiêng lún.
Tường nhà bà Chung bị nứt.
Tường nhà bà Chung bị nứt. 
Nhưng từ khi chủ đầu tư Công ty TNHH Hòa Bình triển khai xây dựng Chung cư Hòa Bình Green City - khu nhà 35 tầng phía Tây giáp với ngôi nhà gia đình bà đang sinh sống, thì toàn bộ tường ngôi nhà bà Chung đã xuất hiện nhiều vết nứt kéo dài.
Đặc biệt là sau khi chủ đầu tư tiến hành đào móng và ép cọc bê tông để xây dựng khu chung cư Hòa Bình Green City, thì bên trong và bên ngoài ngôi nhà đã bị nứt, biến dạng rất nghiêm trọng. Toàn bộ mặt sàn khu tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà đều bị thấm dột.
Khu vực tầng 2 nhà bà xuất hiện rất nhiều các vết nứt ngang, dọc khiến cả gia đình đều lo lắng khi hàng ngày vẫn phải tiếp tục sinh sống tại đây.
"Những vết nứt xuất hiện ngày càng nhiều, khiến gia đình tôi rất lo lắng. Chúng tôi đã thuê công ty kiểm định vào để kiểm tra và xác định mức độ hư hại của ngôi nhà", bà Chung cho hay.
Theo bà Chung, sau khi xảy ra việc lún, nứt, chủ đầu tư đã cử người sang kiểm tra và đưa ra mức đền bù cho gia đình. Tuy nhiên mức đến bù này quá thấp so với thiệt hại mà gia đình bà đang phải gánh chịu.
Dự án Hòa Bình Green city.
Dự án Hòa Bình Green city. 

Cận cảnh khu tâm linh trên nóc Hòa Bình Green City bị đề nghị xử lý

(Kiến Thức) - Mới đây, Hà Nội có văn bản yêu cầu xử lý những sai phạm tại Dự án Hòa Bình Green City. Trước đó, việc CĐT xây dựng chùa trên tầng thượng đã khiến dư luận xôn xao.

Cận cảnh khu tâm linh trên nóc Hòa Bình Green City bị đề nghị xử lý
Can canh khu tam linh tren noc Hoa Binh Green City bi xu ly
Dự án Hòa Bình Green City (số 505 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) là tổ hợp căn hộ chung cư cao cấp kết hợp trung tâm thương mại, do Công ty TNHH Hòa Bình và Công ty cổ phần Nông sản Agrexim làm chủ đầu tư.  Ảnh: hoabinhgreencitytoah2.blogspot.com
Can canh khu tam linh tren noc Hoa Binh Green City bi xu ly-Hinh-2
Theo các phương tiện truyền thông, dự án Hòa Bình Green City trong quá trình xây dựng đã "dính" nhiều lùm xùm về vi phạm trật tự xây dựng, mới đây nhất là việc chủ đầu tư xây chùa trên tầng thượng của tòa nhà. Ảnh: Kinh tế nông thôn.

"Số phận" khu tâm linh trên nóc Hòa Bình Green City sẽ thế nào?

(Kiến Thức) - Dư luận đang quan tâm rằng, với những vi phạm trước đó, khu tâm linh trên nóc Hòa Bình Green City sẽ bị Hà Nội xử lý thế nào?

"Số phận" khu tâm linh trên nóc Hòa Bình Green City sẽ thế nào?

Liên quan đến vấn đề Hòa Bình Green City (505 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng - Hà Nội) vừa bị Hà Nội đề nghị xử lý nghiêm những vi phạm, dư luận đang rất quan tâm đến "số phận" hai khu tâm linh trên nóc tòa nhà này sẽ thế nào, khi đã "dính" sai phạm xây dựng không phép?

Kiến Thức đã có cuộc trao đổi nhanh với luật sư Quản Văn Hào - Công ty Luật TNHH An Nam để đưa ra dự đoán về việc xử lý khu tâm linh này, cũng như trách nhiệm của chủ đầu tư Hòa Bình Green City. 

Theo luật sư Quản Văn Hào, về phần khu tâm linh trên nóc Hòa Bình Green City, căn cứ tại Điểm d, Khoản 3, Điều 5 nghị định 121/2013/NĐ-CP thì công trình có thể bị áp dụng biện pháp buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị (sau đây viết tắt là Nghị định số 180/2007/NĐ-CP).

Khu tâm linh trên nóc Hòa Bình Green City.
Khu tâm linh trên nóc Hòa Bình Green City. 

Trong đó, Điều 13 nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định công trình xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị xử lý như sau:

1. Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu tự phá dỡ phần công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng.

2. Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng, công trình phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc chủ đầu tư tự phá dỡ phần công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng; đồng thời, áp dụng biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này.

3. Trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ phần công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp phải bị cưỡng chế phá dỡ. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ. Tùy mức độ vi phạm, chủ đầu tư còn phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra"

Bên cạnh đó, việc chủ đầu tư dự án Hòa Bình GreenCity đã tự ý xây dựng 1 khu tâm linh trên nóc tòa nhà CT1 (đã đưa vào sử dụng từ khoảng tháng 6/2014) và 1 khu tâm linh trên nóc tòa nhà CT2 (đã đưa vào sử dụng khoảng tháng 2/2015), có thể sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000, áp dụng theo đồng điểm c, khoản 5, nghị định 121/2013/NĐ-CP.

Cụ thể, khoản 5, điều 13, Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/ 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở thì:

Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:

"a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình".

Để có thông tin đa chiều, trong ngày 9/2, Kiến Thức đã liên hệ với Công ty TNHH Hòa Bình - chủ đầu tư Hòa Bình Green City - để tìm hiểu về hướng xử lý vụ việc nêu trên. Tuy nhiên, đại diện đơn vị này hiện đang đi công tác và hẹn sẽ trả lời sau.

Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc...

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

UBND xã Phù Đổng (Gia Lâm, TP Hà Nội), có thông báo yêu cầu chủ thể vi phạm tháo dỡ toàn bộ lán tạm xây bằng gạch chỉ đỏ, bổ trụ 110 mm và di chuyển toàn bộ các vật tư tài sản do vi phạm ra khỏi bãi trung chuyển không phép thuộc xứ đồng Hạ Đoạn.
Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Biệt thự ở Cần Thơ của Quốc Trường có 3 tầng với 7 phòng ngủ, 1 phòng gym, phòng khách, phòng thờ. Anh tiết lộ, tổng số tiền đầu tư mua đất và làm nhà khoảng 25 tỷ đồng, trong đó phần xây dựng, nội thất tốn 10 tỷ đồng.
Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Hiện, "nông trại sân thượng" này nuôi gần 100 con cá, 12 con gà tre lấy trứng cùng nhiều bồ câu, chim cảnh. "Nông trại" còn có hồ cá Koi. Các loại rau được trồng đa dạng, mùa nào thức nấy, quanh năm xanh mướt.