Điểm danh những tộc người “Việt cổ” nổi tiếng ở Indonesia

Điểm danh những tộc người “Việt cổ” nổi tiếng ở Indonesia

(Kiến Thức) - Có nhiều bằng chứng cho thấy các tộc người Batak Toba, Toraja, Minang Kabau, Dayak... là hậu duệ của người Việt cổ di cư đến Indonesia từ hàng nghìn năm trước.

1. Sinh sống quanh hồ Toba ở phía Bắc đảo Sumatra của Indonesia, tộc người Batak Toba nổi tiếng với kỹ thuật xây dựng nhà sàn độc đáo. Các ngôi nhà của họ rất giống với nhà sàn của người Việt cổ được chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn.
1. Sinh sống quanh hồ Toba ở phía Bắc đảo Sumatra của Indonesia, tộc người Batak Toba nổi tiếng với kỹ thuật xây dựng nhà sàn độc đáo. Các ngôi nhà của họ rất giống với nhà sàn của người Việt cổ được chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn.
Những ngôi nhà sàn của họ được gọi là jabu, luôn có hai đầu mái cao và vút cong như hai đầu của một con thuyền. Nhà được xây dựng bằng gỗ lợp lá, chia làm ba phần chính là nền móng cùng các cột chống, thân nhà và mái nhà.
Những ngôi nhà sàn của họ được gọi là jabu, luôn có hai đầu mái cao và vút cong như hai đầu của một con thuyền. Nhà được xây dựng bằng gỗ lợp lá, chia làm ba phần chính là nền móng cùng các cột chống, thân nhà và mái nhà.
Theo các nhà nghiên cứu nhân chủng học, tộc người Batak Toba thuộc nhóm chủng tộc Batak, có tổ tiên là các di dân từ Đài Loan và Philippines khoảng 2.500 năm trước. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước với cách thức canh tác quen thuộc của vùng Đông Nam Á.
Theo các nhà nghiên cứu nhân chủng học, tộc người Batak Toba thuộc nhóm chủng tộc Batak, có tổ tiên là các di dân từ Đài Loan và Philippines khoảng 2.500 năm trước. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước với cách thức canh tác quen thuộc của vùng Đông Nam Á.
Tại sao người Batak Toba lại xây nhà sàn hình thuyền, và giữa tộc người này có liên hệ gì với người Việt cổ không, là những vấn đề chưa được các nhà nghiên cứu lý giải thấu đáo. Hi vọng rằng trong tương lai, ẩn số này sẽ được làm sáng tỏ.
Tại sao người Batak Toba lại xây nhà sàn hình thuyền, và giữa tộc người này có liên hệ gì với người Việt cổ không, là những vấn đề chưa được các nhà nghiên cứu lý giải thấu đáo. Hi vọng rằng trong tương lai, ẩn số này sẽ được làm sáng tỏ.
2. Ngoài người Batak Toba, một tộc người khác cũng xây dựng nhà sàn hình thuyền ở Indonesia là tộc người Toraja sống ở đảo Sulawesi. Những chiếc nhà sàn hình thuyền của họ được gọi là tongkonan.
2. Ngoài người Batak Toba, một tộc người khác cũng xây dựng nhà sàn hình thuyền ở Indonesia là tộc người Toraja sống ở đảo Sulawesi. Những chiếc nhà sàn hình thuyền của họ được gọi là tongkonan.
Tongkonan có vật liệu chính là gỗ, tre, nứa, ghép vào nhau mà không cần đóng đinh. Phần thân nhà được dựng trên các cột gỗ giống như nhà sàn của dân tộc thiểu số Việt Nam. Điểm nổi bật của công trình này là hai đầu mái nhà kéo dài và cong lên, khiến ngôi nhà trông như một con thuyền.
Tongkonan có vật liệu chính là gỗ, tre, nứa, ghép vào nhau mà không cần đóng đinh. Phần thân nhà được dựng trên các cột gỗ giống như nhà sàn của dân tộc thiểu số Việt Nam. Điểm nổi bật của công trình này là hai đầu mái nhà kéo dài và cong lên, khiến ngôi nhà trông như một con thuyền.
Theo một truyền thuyết, tổ tiên người Toraja đến đảo Sulawesi từ miền Bắc bằng thuyền gỗ. Do gặp bão lớn, họ dừng chân ở vùng đất này và lấy con thuyền làm mái nhà trú ẩn. Đó là nguồn gốc của những ngôi nhà tongkonan.
Theo một truyền thuyết, tổ tiên người Toraja đến đảo Sulawesi từ miền Bắc bằng thuyền gỗ. Do gặp bão lớn, họ dừng chân ở vùng đất này và lấy con thuyền làm mái nhà trú ẩn. Đó là nguồn gốc của những ngôi nhà tongkonan.
Nền văn hóa độc đáo cùng sự cuốn hút của những chiếc nhà sàn hình thuyền tongkonan đã khiến vùng đất của người Toraja trở thành một điểm đến thu hút khách du lịch quốc tế.
Nền văn hóa độc đáo cùng sự cuốn hút của những chiếc nhà sàn hình thuyền tongkonan đã khiến vùng đất của người Toraja trở thành một điểm đến thu hút khách du lịch quốc tế.
3. Một số nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Việt Nam và Indonesia cùng cho rằng tộc người Minangkabau thuộc cao nguyên Minangkabau, tỉnh Tây Sumatra, Indonesia, có nguồn gốc từ người Việt cổ.
3. Một số nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Việt Nam và Indonesia cùng cho rằng tộc người Minangkabau thuộc cao nguyên Minangkabau, tỉnh Tây Sumatra, Indonesia, có nguồn gốc từ người Việt cổ.
Theo một giả thuyết, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vào cuối năm 43 một bộ phận người Việt đã lên thuyền ra khơi và dạt vào Eo biển Malacca nhờ gió mùa Đông Bắc. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay.
Theo một giả thuyết, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vào cuối năm 43 một bộ phận người Việt đã lên thuyền ra khơi và dạt vào Eo biển Malacca nhờ gió mùa Đông Bắc. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay.
Tộc người này theo chế độ thị tộc mẫu hệ giống như người Việt cổ. Người nữ giữ quyền thừa kế trong thị tộc gọi là Turun Cicik, em gái của Turun Cicik nằm trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Hai danh xưng này rất giống tên gọi của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị.
Tộc người này theo chế độ thị tộc mẫu hệ giống như người Việt cổ. Người nữ giữ quyền thừa kế trong thị tộc gọi là Turun Cicik, em gái của Turun Cicik nằm trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Hai danh xưng này rất giống tên gọi của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị.
Kiến trúc truyền thống Minangkabau là những ngôi nhà mái cong vút, có đường nét giống với nhà sàn hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn, được gọi là Rumah Gadang. Ngoài ra, cư dân Minangkabau cũng có tục ăn trầu nhuộm răng cùng nhiều nét văn hóa khác gần gũi với người Việt.
Kiến trúc truyền thống Minangkabau là những ngôi nhà mái cong vút, có đường nét giống với nhà sàn hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn, được gọi là Rumah Gadang. Ngoài ra, cư dân Minangkabau cũng có tục ăn trầu nhuộm răng cùng nhiều nét văn hóa khác gần gũi với người Việt.
4. Đảo Borneo, hòn đảo lớn nhất Đông Nam Á thuộc lãnh thổ các quốc gia Brunei, Malaysia và Indonesia là nơi sinh sống của tộc người Dayak – một cộng đồng người có nền văn hóa cổ xưa và độc đáo. Có giả thuyết cho rằng, họ là hậu duệ người Việt cổ di cư đến Borneo từ thời Hùng Vương.
4. Đảo Borneo, hòn đảo lớn nhất Đông Nam Á thuộc lãnh thổ các quốc gia Brunei, Malaysia và Indonesia là nơi sinh sống của tộc người Dayak – một cộng đồng người có nền văn hóa cổ xưa và độc đáo. Có giả thuyết cho rằng, họ là hậu duệ người Việt cổ di cư đến Borneo từ thời Hùng Vương.
Người Dayak có nhiều phong tục dân gian giống người Việt cổ thời Hùng Vương như tục dựng cây nêu, cưới hỏi, cải táng, tín ngưỡng phồn thực, xăm mình...
Người Dayak có nhiều phong tục dân gian giống người Việt cổ thời Hùng Vương như tục dựng cây nêu, cưới hỏi, cải táng, tín ngưỡng phồn thực, xăm mình...
Cách ăn mặc của người Dayak cũng có đặc điểm rất giống với các cư dân Hùng Vương, đó là việc họ sử dụng loại mũ được trang trí bằng những chiếc lông chim dài, giống như những hình người trên hoa văn trống đồng Đông Sơn.
Cách ăn mặc của người Dayak cũng có đặc điểm rất giống với các cư dân Hùng Vương, đó là việc họ sử dụng loại mũ được trang trí bằng những chiếc lông chim dài, giống như những hình người trên hoa văn trống đồng Đông Sơn.
Theo truyền thống, nhiều thế hệ người Dayak cùng sinh sống trong những căn nhà sàn có chiều dài hơn 50m, sức chứa từ 30 - 40 gia đình và được chạm khắc hoa văn tỉ mỉ...
Theo truyền thống, nhiều thế hệ người Dayak cùng sinh sống trong những căn nhà sàn có chiều dài hơn 50m, sức chứa từ 30 - 40 gia đình và được chạm khắc hoa văn tỉ mỉ...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

GALLERY MỚI NHẤT