Điểm danh các loài “chim sắt” làm nên danh tiếng Không quân Israel

Điểm danh các loài “chim sắt” làm nên danh tiếng Không quân Israel

(Kiến Thức) - Mặc dù giành được thắng lợi vẻ vang đầu tiên với tiêm kích Pháp, nhưng máy bay Mỹ mới là những “chim sắt” giúp làm nên danh tiếng bất bại của Không quân Israel (IAF).

 Không quân Israel (IAF) được xem là một trong những lực lượng chiến đấu trên không thiện chiến nhất hành tinh với chuỗi dài thành tích vẻ váng kéo dài suốt từ những năm đầu thành lập tới tận ngày nay. Mặc dù cũng chịu một vài thất bại, tuy nhiên tựu chung lại IAF trong lịch sử chưa bao giờ thất bại hoàn toàn trong một cuộc chiến. Phần lớn thời gian, họ reo rắc nỗi kinh hoàng cho không quân các nước Ả Rập đối địch. Nguồn ảnh: Wikipedia
Không quân Israel (IAF) được xem là một trong những lực lượng chiến đấu trên không thiện chiến nhất hành tinh với chuỗi dài thành tích vẻ váng kéo dài suốt từ những năm đầu thành lập tới tận ngày nay. Mặc dù cũng chịu một vài thất bại, tuy nhiên tựu chung lại IAF trong lịch sử chưa bao giờ thất bại hoàn toàn trong một cuộc chiến. Phần lớn thời gian, họ reo rắc nỗi kinh hoàng cho không quân các nước Ả Rập đối địch. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tất nhiên để lập nên chuỗi thành tích chói sáng trên bầu trời "ngàn sao" không quân thế giới, ngoài sự tài ba của chỉ huy, phi công thì đòi hỏi về mặt trang bị. Trong lịch sử IAF, họ phần lớn sử dụng các dòng máy bay của Mỹ, nhưng loại máy bay đầu tiên được xem là mở đầu cho sự thành công của họ tới từ nước Pháp. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tất nhiên để lập nên chuỗi thành tích chói sáng trên bầu trời "ngàn sao" không quân thế giới, ngoài sự tài ba của chỉ huy, phi công thì đòi hỏi về mặt trang bị. Trong lịch sử IAF, họ phần lớn sử dụng các dòng máy bay của Mỹ, nhưng loại máy bay đầu tiên được xem là mở đầu cho sự thành công của họ tới từ nước Pháp. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đó là những chiếc Mirage IIICJ được Israel mua từ Pháp trong giai đoạn từ 1962-1968 (tổng cộng 76 chiếc). Đây được xem là dòng tiêm kích siêu âm đầu tiên của IAF trong lịch sử, nó đã giúp không quân nước này chiếm ưu thế lớn trong ngày đầu của cuộc chiến tranh 6 ngày 1967. Nguồn ảnh: Alamy
Đó là những chiếc Mirage IIICJ được Israel mua từ Pháp trong giai đoạn từ 1962-1968 (tổng cộng 76 chiếc). Đây được xem là dòng tiêm kích siêu âm đầu tiên của IAF trong lịch sử, nó đã giúp không quân nước này chiếm ưu thế lớn trong ngày đầu của cuộc chiến tranh 6 ngày 1967. Nguồn ảnh: Alamy
Trong suốt giai đoạn từ những năm 1960 đến 1970, dòng máy bay Mirage III đã đem về hàng chục chiến thắng trên không cho IAF trước các tiêm kích MiG của khổi Ả Rập. Mirage III thiết kế với kiểu cánh tam giác như dòng MiG-21, tốc độ tối đa 2.350km/h, hỏa lực chủ yếu gồm 2 tên lửa không đối không R.550 Magic hoặc AIM-9. Nguồn ảnh: Flick
Trong suốt giai đoạn từ những năm 1960 đến 1970, dòng máy bay Mirage III đã đem về hàng chục chiến thắng trên không cho IAF trước các tiêm kích MiG của khổi Ả Rập. Mirage III thiết kế với kiểu cánh tam giác như dòng MiG-21, tốc độ tối đa 2.350km/h, hỏa lực chủ yếu gồm 2 tên lửa không đối không R.550 Magic hoặc AIM-9. Nguồn ảnh: Flick
Sau chiến thắng áp đảo của IAF trong chiến tranh 6 ngày 1967, chính quyền Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson quyết định bán siêu tiêm kích đa nhiệm F-4 Phantom II cho Israel. Đây được xem là loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất thời bấy giờ của phương Tây, là niềm mơ ước của nhiều quốc gia. Nguồn ảnh: Pinterest
Sau chiến thắng áp đảo của IAF trong chiến tranh 6 ngày 1967, chính quyền Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson quyết định bán siêu tiêm kích đa nhiệm F-4 Phantom II cho Israel. Đây được xem là loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất thời bấy giờ của phương Tây, là niềm mơ ước của nhiều quốc gia. Nguồn ảnh: Pinterest
Những chiếc F-4 Phantom II đầu tiên tới Israel vào năm 1969 với những nâng cấp đáng giá nhờ cuộc chiến tranh Việt Nam. Ngay lập tức nó phát huy được hiệu quả, ngày 9/12/1969, chiếc F-4 Phantom II do phi công Ahmed Atef điều khiển đã bắn rơi một chiếc MiG của Ai Cập. Suốt những năm phục vụ sau đó, F-4 Phantom II tiếp tục giành được nhiều thắng lợi. Nguồn ảnh: Airliners.net
Những chiếc F-4 Phantom II đầu tiên tới Israel vào năm 1969 với những nâng cấp đáng giá nhờ cuộc chiến tranh Việt Nam. Ngay lập tức nó phát huy được hiệu quả, ngày 9/12/1969, chiếc F-4 Phantom II do phi công Ahmed Atef điều khiển đã bắn rơi một chiếc MiG của Ai Cập. Suốt những năm phục vụ sau đó, F-4 Phantom II tiếp tục giành được nhiều thắng lợi. Nguồn ảnh: Airliners.net
Dẫu vậy, F-4 Phantom II không phải là loại máy bay đầu tiên mà Israel nhận được Mỹ. Vì thực tế, năm 1966, Israel đã ký thành công thỏa thuận đầu tiên trong lịch sử quan hệ quân sự với Mỹ mua 217 chiếc A-4 Skyhawk - một loại máy bay cường kích. Nguồn ảnh: Pixels
Dẫu vậy, F-4 Phantom II không phải là loại máy bay đầu tiên mà Israel nhận được Mỹ. Vì thực tế, năm 1966, Israel đã ký thành công thỏa thuận đầu tiên trong lịch sử quan hệ quân sự với Mỹ mua 217 chiếc A-4 Skyhawk - một loại máy bay cường kích. Nguồn ảnh: Pixels
Tuy được thiết kế cho vai trò tấn công mặt đất với tốc độ bay cận âm thanh, nhưng phải nói rằng phi công Israel quá giỏi khi sử dụng A-4 Skyhawk bắn rơi vô số máy bay MiG-21 của khối Ả Rập trong giai đoạn 1960-1970. Nguồn ảnh: Airplane-Pictures
Tuy được thiết kế cho vai trò tấn công mặt đất với tốc độ bay cận âm thanh, nhưng phải nói rằng phi công Israel quá giỏi khi sử dụng A-4 Skyhawk bắn rơi vô số máy bay MiG-21 của khối Ả Rập trong giai đoạn 1960-1970. Nguồn ảnh: Airplane-Pictures
Với những thành công vang dội khi sử dụng F-4 Phantom II và A-4 Skyhawk, người Mỹ trong nửa cuối những năm 1970 không ngần ngại khi trao tay cho Israel thêm hai dòng máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thời điểm bấy giờ là F-15 Eagle và F-16 Falcon. IAF nhận được tổng cộng 84 chiếc F-15 từ năm 1977 tới 2017. Nguồn ảnh: Wikipedia
Với những thành công vang dội khi sử dụng F-4 Phantom II và A-4 Skyhawk, người Mỹ trong nửa cuối những năm 1970 không ngần ngại khi trao tay cho Israel thêm hai dòng máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thời điểm bấy giờ là F-15 Eagle và F-16 Falcon. IAF nhận được tổng cộng 84 chiếc F-15 từ năm 1977 tới 2017. Nguồn ảnh: Wikipedia
Với sự tài ba của phi công Israel, F-15 tiếp tục giữ vững ngôi vị "bất bại trong thế giới máy bay chiến đấu". Năm 1979, phi công Moshe Melnik lập được chiến tích đầu tiên trên F-15. Từ 1979-1981, F-15 Israel lập 15 chiến công bắn rơi 13 MiG-21 và 2 MiG-25 Syria. Năm 1982, một mình F-15 lập chiến công bắn rơi 41 máy bay Syria. Đặc biệt, trong chiến dịch Mole Cricket 19 đánh bại Syria, F-15 và F-16 Israel bắn rơi 82 máy bay MiG Syria. Nguồn ảnh: Wikipedia
Với sự tài ba của phi công Israel, F-15 tiếp tục giữ vững ngôi vị "bất bại trong thế giới máy bay chiến đấu". Năm 1979, phi công Moshe Melnik lập được chiến tích đầu tiên trên F-15. Từ 1979-1981, F-15 Israel lập 15 chiến công bắn rơi 13 MiG-21 và 2 MiG-25 Syria. Năm 1982, một mình F-15 lập chiến công bắn rơi 41 máy bay Syria. Đặc biệt, trong chiến dịch Mole Cricket 19 đánh bại Syria, F-15 và F-16 Israel bắn rơi 82 máy bay MiG Syria. Nguồn ảnh: Wikipedia
Với F-16, Israel giành được thắng lợi đầu tiên trên dòng máy bay này vào ngày 28/4/1981 trên không phận thung lũng Bekaa (Lebanon) bắn rơi một trực thăng Mi-8 Syria. Trong cuộc chiến Lebanon 1982, F-16 Syria lập 44 chiến công trên không. Nguồn ảnh: Wikipedia
Với F-16, Israel giành được thắng lợi đầu tiên trên dòng máy bay này vào ngày 28/4/1981 trên không phận thung lũng Bekaa (Lebanon) bắn rơi một trực thăng Mi-8 Syria. Trong cuộc chiến Lebanon 1982, F-16 Syria lập 44 chiến công trên không. Nguồn ảnh: Wikipedia
Lần gần đây nhất, ngày 10/2/2018, các phi công Israel đã "lừa" tên lửa S-200 Syria bắn nhầm chiếc máy bay trinh sát IL-20 của Nga khiến Moscow "nổi nóng" đem S-300 tới Trung Đông. Tuy nhiên, các máy bay F-16 sau đó tiếp tục nhiều đợt không kích khác bất chấp mọi nỗ lực đối phó từ phía Nga-Syria. Nguồn ảnh: Wikipedia
Lần gần đây nhất, ngày 10/2/2018, các phi công Israel đã "lừa" tên lửa S-200 Syria bắn nhầm chiếc máy bay trinh sát IL-20 của Nga khiến Moscow "nổi nóng" đem S-300 tới Trung Đông. Tuy nhiên, các máy bay F-16 sau đó tiếp tục nhiều đợt không kích khác bất chấp mọi nỗ lực đối phó từ phía Nga-Syria. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài các dòng máy bay nhập khẩu, trong lịch sử, Không quân Israel từng biên chế và sử dụng trong chiến đấu hai dòng tiêm kích nội địa là IAI Nesher và IAI Kfir. Tuy nhiên, nhìn chung, chúng không mấy thành công trên chiến trường. Trong ảnh là chiếc IAI Nesher được sản xuất trên cơ sở loại Mirage III của Pháp, nó chỉ phục vụ 5 năm trong IAF trước khi loại biên chế. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài các dòng máy bay nhập khẩu, trong lịch sử, Không quân Israel từng biên chế và sử dụng trong chiến đấu hai dòng tiêm kích nội địa là IAI Nesher và IAI Kfir. Tuy nhiên, nhìn chung, chúng không mấy thành công trên chiến trường. Trong ảnh là chiếc IAI Nesher được sản xuất trên cơ sở loại Mirage III của Pháp, nó chỉ phục vụ 5 năm trong IAF trước khi loại biên chế. Nguồn ảnh: Wikipedia
IAI Kfir được chế tạo trên cơ sở tham khảo mẫu Mirage 5 của Pháp thì thành công hơn một chút. Nó giành được thắng lợi đầu tiên và cũng là duy nhất vào ngày 27/6/1979 khi bắn rơi một MiG-21 của Syria. Giai đoạn sau đó, nó chủ yếu phục vụ vai trò tấn công mặt đất, "nhường" bầu trời cho F-15 và F-16 hiện đại hơn. Nguồn ảnh: Fighter Jets in Action
IAI Kfir được chế tạo trên cơ sở tham khảo mẫu Mirage 5 của Pháp thì thành công hơn một chút. Nó giành được thắng lợi đầu tiên và cũng là duy nhất vào ngày 27/6/1979 khi bắn rơi một MiG-21 của Syria. Giai đoạn sau đó, nó chủ yếu phục vụ vai trò tấn công mặt đất, "nhường" bầu trời cho F-15 và F-16 hiện đại hơn. Nguồn ảnh: Fighter Jets in Action
Mời độc giả xem video F-15 Mỹ và F-15 Israel tập trận chung. Nguồn: Youtube

GALLERY MỚI NHẤT