Điểm danh 9 loài chim được khắc trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn

Điểm danh 9 loài chim được khắc trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn

Cửu Đỉnh nhà Nguyễn là nơi lưu giữ muôn đời những hình ảnh tượng trưng vẻ đẹp đất nước Việt Nam xưa. Mỗi chiếc đỉnh trong 9 chiếc đỉnh này lại tạc hình một loài chim khác nhau.

Cao đỉnh, chiếc đỉnh đầu tiên trong bộ  Cửu Đỉnh nhà Nguyễn khắc hình tượng “Trĩ”, nghĩa là chim trĩ. Đây là các loài chim rừng có họ hàng gần với gà, sở hữu bộ lông mang màu sắc rất đẹp.
Cao đỉnh, chiếc đỉnh đầu tiên trong bộ Cửu Đỉnh nhà Nguyễn khắc hình tượng “Trĩ”, nghĩa là chim trĩ. Đây là các loài chim rừng có họ hàng gần với gà, sở hữu bộ lông mang màu sắc rất đẹp.
Nhân đỉnh, chiếc đỉnh thứ hai trong bộ Cửu Đỉnh khắc hình tượng “Khổng tước”, nghĩa là chim công. Đây là loài chim có bộ lông rực rỡ cùng chiếc đuôi dài có thể xòe ra như chiếc quạt. Vẻ đẹp lộng lẫy khiến công được mệnh danh là nữ hoàng của các loài chim.
Nhân đỉnh, chiếc đỉnh thứ hai trong bộ Cửu Đỉnh khắc hình tượng “Khổng tước”, nghĩa là chim công. Đây là loài chim có bộ lông rực rỡ cùng chiếc đuôi dài có thể xòe ra như chiếc quạt. Vẻ đẹp lộng lẫy khiến công được mệnh danh là nữ hoàng của các loài chim.
Chương đỉnh, chiếc đỉnh thứ ba của Cửu Đỉnh khắc hình tượng “Kê”, nghĩa là con gà. Được thuần hóa từ loài gà rừng từ hàng ngàn năm trước, gà đã trở thành loài gia cầm gắn liền với các làng quê Việt Nam.
Chương đỉnh, chiếc đỉnh thứ ba của Cửu Đỉnh khắc hình tượng “Kê”, nghĩa là con gà. Được thuần hóa từ loài gà rừng từ hàng ngàn năm trước, gà đã trở thành loài gia cầm gắn liền với các làng quê Việt Nam.
Anh đỉnh, chiếc đỉnh thứ tư trong Cửu Đỉnh khắc hình “Khôi hạc”, nghĩa là chim hạc. Trong quan niệm của người xưa, hạc một loài chim tượng trưng cho tính cách của người quân tử. Đây cũng là hình tượng xuất hiện phổ biến trong nghệ thuật truyền thống Á Đông.
Anh đỉnh, chiếc đỉnh thứ tư trong Cửu Đỉnh khắc hình “Khôi hạc”, nghĩa là chim hạc. Trong quan niệm của người xưa, hạc một loài chim tượng trưng cho tính cách của người quân tử. Đây cũng là hình tượng xuất hiện phổ biến trong nghệ thuật truyền thống Á Đông.
Nghị đỉnh, chiếc đỉnh thứ 5 trong Cửu Đỉnh khắc hình “Uyên ương” là chim uyên ương. Đây là loài chim nước thuộc họ Vịt nổi tiếng với bộ lông muôn màu. Chim uyên ương cũng được coi là biểu tượng cho sự thủy chung do tập tính kết đôi đến trọn đời của chúng.
Nghị đỉnh, chiếc đỉnh thứ 5 trong Cửu Đỉnh khắc hình “Uyên ương” là chim uyên ương. Đây là loài chim nước thuộc họ Vịt nổi tiếng với bộ lông muôn màu. Chim uyên ương cũng được coi là biểu tượng cho sự thủy chung do tập tính kết đôi đến trọn đời của chúng.
Thuần đỉnh, chiếc đỉnh thứ 6 trong Cửu Đỉnh khác hình tượng “Hoàng anh”, nghĩa là chim vàng anh. Đây là một loài chim có bộ lông mang sắc vàng tươi, được nhiều người biết đến qua truyện dân gian "Tấm Cám".
Thuần đỉnh, chiếc đỉnh thứ 6 trong Cửu Đỉnh khác hình tượng “Hoàng anh”, nghĩa là chim vàng anh. Đây là một loài chim có bộ lông mang sắc vàng tươi, được nhiều người biết đến qua truyện dân gian "Tấm Cám".
Tuyên đỉnh, chiếc đỉnh thứ 7 trong Cửu đỉnh khắc hình tượng “Tần cát liễu”, nghĩa là chim yểng. Đây là loài chim thuộc họ Sáo sống ở vùng đồi núi, thường được nuôi như một loài chim cảnh. Chúng nổi tiếng với khả năng nhại tiếng người.
Tuyên đỉnh, chiếc đỉnh thứ 7 trong Cửu đỉnh khắc hình tượng “Tần cát liễu”, nghĩa là chim yểng. Đây là loài chim thuộc họ Sáo sống ở vùng đồi núi, thường được nuôi như một loài chim cảnh. Chúng nổi tiếng với khả năng nhại tiếng người.
Dụ đỉnh, chiếc đỉnh thứ 8 trong Cửu Đỉnh khắc hình tượng “Anh vũ”, nghĩa là chim vẹt. Vẹt là loài chim có màu sắc đa dạng, tính cách thú vị và cũng rất giỏi nhại tiếng người.
Dụ đỉnh, chiếc đỉnh thứ 8 trong Cửu Đỉnh khắc hình tượng “Anh vũ”, nghĩa là chim vẹt. Vẹt là loài chim có màu sắc đa dạng, tính cách thú vị và cũng rất giỏi nhại tiếng người.
Huyền đỉnh, chiếc đỉnh cuối cùng trong Cửu Đỉnh khắc hình tượng “Thốc thu”, nghĩa là chim phù lão hay chim già đẫy. Đây là một loài chim thuộc họ Hạc, có ngoại hình lạ mắt với cái đầu trọc lơ thơ tóc bạc như lão nông. Chúng là loài chim điển hình ở các vùng đất ngập nước Nam Bộ.
Huyền đỉnh, chiếc đỉnh cuối cùng trong Cửu Đỉnh khắc hình tượng “Thốc thu”, nghĩa là chim phù lão hay chim già đẫy. Đây là một loài chim thuộc họ Hạc, có ngoại hình lạ mắt với cái đầu trọc lơ thơ tóc bạc như lão nông. Chúng là loài chim điển hình ở các vùng đất ngập nước Nam Bộ.
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.

GALLERY MỚI NHẤT