Điểm đặc biệt ở 10 tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam

Điểm đặc biệt ở 10 tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam

Dù là những tỉnh thành có diện tích khiêm tốn, các địa phương này vẫn có vô số điều tuyệt vời khiến du khách phương xa ghé thăm một lần sẽ phải nhớ mãi.

 1. Bắc Ninh (822,71 km2). Là  tỉnh có diện tích nhỏ nhất nước ta, Bắc Ninh được coi là cái nôi của Phật giáo Việt Nam và quê hương của dân ca Quan họ. Mảnh đất này cũng là nơi phát tích của triều Lý, một triều đại huy hoàng trong sử Việt. Ảnh: Chùa Dâu ở Thuận Thành, Bắc Ninh, ngôi chùa cổ nhất Việt Nam.
1. Bắc Ninh (822,71 km2). Là tỉnh có diện tích nhỏ nhất nước ta, Bắc Ninh được coi là cái nôi của Phật giáo Việt Nam và quê hương của dân ca Quan họ. Mảnh đất này cũng là nơi phát tích của triều Lý, một triều đại huy hoàng trong sử Việt. Ảnh: Chùa Dâu ở Thuận Thành, Bắc Ninh, ngôi chùa cổ nhất Việt Nam.
 2. Hà Nam (860,5 km2). Nổi tiếng là mảnh đất địa linh nhân kiệt, Hà Nam có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và làng nghề truyền thống. Đây là nơi trống đồng Ngọc Lũ – dấu ấn thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn minh Đông Sơn - được phát hiện. Ảnh: Chùa Long Đọi Sơn ở Duy Tiên, Hà Nam.
2. Hà Nam (860,5 km2). Nổi tiếng là mảnh đất địa linh nhân kiệt, Hà Nam có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và làng nghề truyền thống. Đây là nơi trống đồng Ngọc Lũ – dấu ấn thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn minh Đông Sơn - được phát hiện. Ảnh: Chùa Long Đọi Sơn ở Duy Tiên, Hà Nam.
 3. Hưng Yên (926,0 km2). Hưng Yên xưa được biến đến qua Phố Hiến, đô thị phồn thịnh thứ hai của nước Việt một thời (Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến). Là mảnh đất có truyền thống hiếu học, nơi đây là quê hương của rất nhiều nhà khoa bảng và nhân sĩ yêu nước. Ảnh: Làng Nôm ở Văn Lâm, Hưng Yên.
3. Hưng Yên (926,0 km2). Hưng Yên xưa được biến đến qua Phố Hiến, đô thị phồn thịnh thứ hai của nước Việt một thời (Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến). Là mảnh đất có truyền thống hiếu học, nơi đây là quê hương của rất nhiều nhà khoa bảng và nhân sĩ yêu nước. Ảnh: Làng Nôm ở Văn Lâm, Hưng Yên.
 4. Vĩnh Phúc (1.238,6 km2). Vùng đất Vĩnh Phúc từng giữ vị trí trung tâm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, cùng với Phú Thọ là nơi sinh tụ đầu tiên của cư dân nước Việt. Dãy núi Tam Đảo ở tỉnh này là thắng cảnh nổi tiếng, đồng thời là nơi phát tích tục thờ Quốc Mẫu Tây Thiên. Ảnh: Tháp Bình Sơn ở huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc.
4. Vĩnh Phúc (1.238,6 km2). Vùng đất Vĩnh Phúc từng giữ vị trí trung tâm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, cùng với Phú Thọ là nơi sinh tụ đầu tiên của cư dân nước Việt. Dãy núi Tam Đảo ở tỉnh này là thắng cảnh nổi tiếng, đồng thời là nơi phát tích tục thờ Quốc Mẫu Tây Thiên. Ảnh: Tháp Bình Sơn ở huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc.
 5. Đà Nẵng (1.285,4 km2). Được coi là “thành phố đáng sống nhất Việt Nam”, Đà Nẵng là thành phố du lịch mang tầm vóc quốc tế. Nơi đây thu hút du khách năm châu nhờ những bãi tắm đẹp, khu nghỉ dưỡng sang trọng và nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp như Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Bà Nà... Ảnh: Một góc danh thắng Ngũ Hành Sơn.
5. Đà Nẵng (1.285,4 km2). Được coi là “thành phố đáng sống nhất Việt Nam”, Đà Nẵng là thành phố du lịch mang tầm vóc quốc tế. Nơi đây thu hút du khách năm châu nhờ những bãi tắm đẹp, khu nghỉ dưỡng sang trọng và nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp như Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Bà Nà... Ảnh: Một góc danh thắng Ngũ Hành Sơn.
 6. Ninh Bình (1.378.1 km2). Là mảnh đất di sản nổi tiếng, Ninh Bình được biết đến với Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - quần thể danh thắng Tràng An cùng nhiều địa danh hấp dẫn khác như nhà thờ đá Phát Diệm, VQG Cúc Phương, Khu BTTN Vân Long... Ảnh: Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.
6. Ninh Bình (1.378.1 km2). Là mảnh đất di sản nổi tiếng, Ninh Bình được biết đến với Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - quần thể danh thắng Tràng An cùng nhiều địa danh hấp dẫn khác như nhà thờ đá Phát Diệm, VQG Cúc Phương, Khu BTTN Vân Long... Ảnh: Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.
 7. Cần Thơ (1.409,0 km2). Là đô thị lớn nhất vùng Tây Nam Bộ, Cần Thơ hấp dẫn du khách nhờ vẻ đẹp bình dị của đời sống miền sông nước. Những điểm đến không thể bỏ qua ở mảnh đất “gạo trắng nước trong” này là chợ nổi Cái Răng, bến Ninh Kiều, vườn cò Bằng Lăng, nhà cổ Bình Thủy... Ảnh: Một góc chợ nổi Cái Răng.
7. Cần Thơ (1.409,0 km2). Là đô thị lớn nhất vùng Tây Nam Bộ, Cần Thơ hấp dẫn du khách nhờ vẻ đẹp bình dị của đời sống miền sông nước. Những điểm đến không thể bỏ qua ở mảnh đất “gạo trắng nước trong” này là chợ nổi Cái Răng, bến Ninh Kiều, vườn cò Bằng Lăng, nhà cổ Bình Thủy... Ảnh: Một góc chợ nổi Cái Răng.
 8. Vĩnh Long (1.475 km2). Nằm trọn trong lưu vực sông Tiền và sông Hậu, tỉnh Vĩnh Long mang những nét đặc trưng của thiên nhiên và văn hóa miền Tây. Nơi đây níu chân muôn người bằng các miệt vườn rộng mênh mông, làng nghề truyền thống đặc sắc cùng sự nhiệt thành, hiếu khách của người địa phương Ảnh: Văn Thánh Miếu Vĩnh Long.
8. Vĩnh Long (1.475 km2). Nằm trọn trong lưu vực sông Tiền và sông Hậu, tỉnh Vĩnh Long mang những nét đặc trưng của thiên nhiên và văn hóa miền Tây. Nơi đây níu chân muôn người bằng các miệt vườn rộng mênh mông, làng nghề truyền thống đặc sắc cùng sự nhiệt thành, hiếu khách của người địa phương Ảnh: Văn Thánh Miếu Vĩnh Long.
 9. Hải Phòng (1.527,4 km2). Hải Phòng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, đồng thời cũng có nhiều thắng cảnh đẹp. Các địa danh nên ghé thăm ở “thành phố Hoa phượng đỏ” là đảo Cát Bà, khu du lịch Đồ Sơn, di tích Bạch Đằng Giang, Bảo tàng Hải Quân, đền Nghè... Ảnh: Cảnh quan ở Đồ Sơn.
9. Hải Phòng (1.527,4 km2). Hải Phòng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, đồng thời cũng có nhiều thắng cảnh đẹp. Các địa danh nên ghé thăm ở “thành phố Hoa phượng đỏ” là đảo Cát Bà, khu du lịch Đồ Sơn, di tích Bạch Đằng Giang, Bảo tàng Hải Quân, đền Nghè... Ảnh: Cảnh quan ở Đồ Sơn.
 10. Thái Bình (1.570,5 km2). Là đất phát tích của triều Đinh và triều Trần, Thái Bình được mệnh danh là “quê lúa, đất nghề”, nơi nền văn hóa lúa nước đã phát triển rực rỡ trong sử Việt. Di sản của nền văn hóa này là nhiều đền chùa cổ và sự thịnh hành của nghệ thuật chèo, múa rối nước. Ảnh: Chùa Keo ở Vũ Thư, Thái Bình.
10. Thái Bình (1.570,5 km2). Là đất phát tích của triều Đinh và triều Trần, Thái Bình được mệnh danh là “quê lúa, đất nghề”, nơi nền văn hóa lúa nước đã phát triển rực rỡ trong sử Việt. Di sản của nền văn hóa này là nhiều đền chùa cổ và sự thịnh hành của nghệ thuật chèo, múa rối nước. Ảnh: Chùa Keo ở Vũ Thư, Thái Bình.
Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.

GALLERY MỚI NHẤT