Dịch tả lợn châu Phi ở Cần Thơ diễn biến khó kiểm soát

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành phố Cần Thơ, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên Bộ NN & PTNN khuyến cáo người dân không nên tái đàn.

Dịch tả lợn châu Phi ở Cần Thơ diễn biến khó kiểm soát
Từ khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi cho đến thời điểm này, toàn thành phố Cần Thơ đã ghi nhận hơn hơn 2.200 hộ chăn nuôi bị ảnh hưởng của dịch bệnh, số lợn phải tiêu hủy hơn 56.000 con.
Đặc biệt, thời điểm này đang là mùa mưa bão nên tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp và chưa thể kiểm soát. Do đó, ngành chức năng địa phương khuyến cáo người chăn nuôi không tái đàn lúc này, mà chuyển đổi sang những vật nuôi khác để ổn định cuộc sống.
Dich ta lon chau Phi o Can Tho dien bien kho kiem soat
 Ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi không tái đàn thời điểm này.
Cách đây khoảng 4 tháng, tại Phường Phú Thứ, quận Cái Răng là một trong những địa bàn ghi nhận dịch tả lợn châu Phi đầu tiên của thành phố Cần Thơ. Từ khi xuất hiện dịch bệnh gần 100% hộ chăn nuôi ở khu vực bị ảnh hưởng, 47/48 hộ chăn nuôi buộc phải tiêu hủy hơn 1.800 con lợn.
Trước tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là thời điểm mưa bão, vì vậy ngành chức năng địa phương khuyến cáo người chăn nuôi không tái đàn mà chuyển sang những vật nuôi khác.
Bà Mai Thị Chín, hộ chăn nuôi ở phường Phú Thứ, quận Cái Răng cho cho biết, từ khi dịch bệnh xảy ra cuộc sống của gia đình khó khăn nay càng khó hơn. Hiện nay, một số hộ chăn nuôi đã chuyển sang những vật nuôi khác như gà, vịt để ổn định cuộc sống; còn những hộ chăn nuôi còn lại đang chờ dịch bệnh lắng xuống để tái đàn trở lại vì giá lợn đang ở mức cao.
Dich ta lon chau Phi o Can Tho dien bien kho kiem soat-Hinh-2
 Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn thành phố Cần Thơ vẫn diễn biến phức tạp.
Đã có 17 hộ chăn nuôi của phường Phú Thứ nhận hơn 1,5 tỷ đồng trong hỗ trợ đợt 1 vừa qua. Phần lớn người dân dùng khoản hỗ trợ chi trả cho tiền con giống, thức ăn mà trước đó đã vay mượn để chăn nuôi.
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Chủ tịch UBND phường Phú Thứ, quận Cái Răng cho biết, hiện dịch vẫn đang diễn biến phức tạp nên địa phương khuyến cáo người chăn nuôi không tái đàn thời điểm này.
“Không nên tái đàn và có thể làm vệ sinh chuyển đổi loại hình nuôi khác để khai thác hiệu quả cơ sở vật chất đã đầu tư. Hiện nay, địa phương có tổng diện tích nông nghiệp còn hơn 50%. Phường cũng đang tác động để thực hiện vùng nguyên liệu phục vụ cho du lịch là chính. Vừa qua, chúng tôi cũng tạo điều kiện cho bà con vay trên 3 tỷ đồng để mua cây con, giống về chăm sóc, những vườn cây để cải tạo phục vụ cho vấn đề này”, ông Thanh Lâm nói.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành phố Cần Thơ, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo người dân không nên tái đàn.
Ông Phạm Trường Yên, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ cho biết, mặc dù ngành chức năng đã triển khai nhiều biện pháp trong phòng, chống dịch nhưng dịch vẫn phát sinh thêm các ổ dịch mới và thời điểm này đang mùa mưa bão nên dự báo dịch bệnh sẽ diễn biến phức tạp, khó lường trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận. Vì vậy, ngành chức năng địa phương khuyến cáo người dân không được tái đàn ngay.
Cũng theo ông Trường Yên, dịch bệnh đã gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp địa phương, đặc biệt nếu dịch bệnh diễn biến khó lường như hiện nay thì nguồn cung cho thị trường sẽ thiếu vào dịp cuối năm.
Tình hình dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn còn diễn biến rất phức tạp và khó đoán nhất là trong tình hình mùa mưa lũ, mức độ xâm nhiễm khó kiểm soát. Do đó, hộ chăn nuôi không nên tái đàn trong thời điểm này và có thể chuyển sang một số đối tượng nuôi khác phù hợp theo điều kiện chăn nuôi”, ông Trường Yên cho biết.
Tổng số đàn lợn trên địa bàn thành phố Cần Thơ trên 124.000 con, với 5.200 hộ chăn nuôi và 10 trang trại nuôi tập trung. Việc thận trọng nhằm đảm bảo an toàn trong việc tái đàn là hết sức cần thiết, tuy nhiên, với hơn 2.200 hộ chăn nuôi bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi thì việc chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ này cùng cần có lộ trình, chiến lựợc lâu dài, không phải thực hiện trong một sớm một chiều.
Vì vậy, ngành chức năng cần sớm có giải pháp căn cơ, phù hợp với thực tế của địa phương để giúp các hộ chăn nuôi sớm ổn định sản xuất và đời sống./.

Dịch tả lợn châu Phi hoành hành tại Việt Nam nguy hiểm cỡ nào?

(Kiến Thức) - Dịch tả lợn châu Phi đang có diễn biến vô cùng phức tạp trên thế giới. Tại Việt Nam, đã có 7 tỉnh bị nhiễm dịch. Tổng số lợn bị mắc bệnh và phải tiêu hủy là 4.231 con, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Dịch tả lợn châu Phi hoành hành tại Việt Nam nguy hiểm cỡ nào?
Các tỉnh bị dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương.
Dich ta lon chau Phi hoanh hanh tai Viet Nam nguy hiem co nao?
Dịch tả lợn châu Phi đang lan rộng ở Việt Nam. Ảnh: Nông nghiệp.  

Dịch tả lợn châu Phi: Bà nội trợ lo lắng chọn từng miếng thịt

(Kiến Thức) - Dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên diện rộng khiến khách hàng lo lắng và thận trọng hơn khi mua thịt. Nhiều bà nội trợ phải nghĩ đủ cách, xoay đủ kiểu để mua được miếng thịt sạch.

Dịch tả lợn châu Phi: Bà nội trợ lo lắng chọn từng miếng thịt
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, hiện dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại hơn 200 hộ trên khắp 7 tỉnh, thành phố, tiêu hủy hơn 4 nghìn con lợn, khoảng 300 tấn thịt lợn.
dịch tả lợn châu Phi không lây sang người nhưng lợn bị tả có thể mắc thêm những loại bệnh khác như tai xanh, cúm, thương hàn...Những bệnh này gây nguy hiểm cho con người khi làm rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt khi ăn tiết canh hay thịt lợn bệnh chưa nấu chín kỹ.
Trước những thông tin về dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, thị trường thịt lợn tại Hà Nội đã chịu ảnh hưởng rõ rệt vì nhiều khách thận trọng hơn khi mua, thậm chí không ít người tạm thời hạn chế ăn thịt lợn thời điểm này.
Theo quan sát của PV Kiến Thức tại một số chợ dân sinh ở Hà Nội, sản lượng và giá thịt lợn đã giảm khá nhiều trong những ngày qua. Bà Nguyễn Thị Hiền, chủ sạp bán thị lợn tại chợ Phùng Khoang (Từ Liêm - Hà Nội) cho biết, giá thịt lợn đang dao động khoảng 70.000 - 80.000 đồng/kg, giảm khoảng 10% so với trước. Tuy nhiên, đây không phài là điều khiến các tiểu thương đau đầu, mà vấn đề đáng nói hơn là dù giá giảm nhưng lượng người mua không vì thế mà tăng lên. Ngược lại, khách mua hàng cũng giảm rõ rệt so với trước khi có dịch. "Chắc thời điểm này nhiều người có tâm lý ngại ăn thịt lợn vì sợ bị lợn bệnh trà trộn. Bên cạnh đó, có khách lại chuyển sang mua thịt ở siêu thị hay những cửa hàng thực phẩm để mua được thịt sạch. Vì thế, nhiều quầy bán thịt lợn tại chợ rất ế ẩm. Điều này làm chúng tôi rất lo", bà Hiền nói.
Dich ta lon chau Phi: Ba noi tro lo lang chon tung mieng thit
Nhiều sạp thịt lợn vắng khách dù đã quá giờ trưa. 
Chị Nguyễn Thị Phú, tiểu thương bán thịt lợn tại đây cho biết thêm, dịch bệnh đã khiến khách hàng thận trọng hơn khi mua thịt: "Khách hàng thường hỏi xem thịt lợn đã được kiểm dịch chưa? Thậm chí có khách còn chi chọn mua những miếng thịt có đóng dấu mực in của cơ qua kiểm dịch".
Dich ta lon chau Phi: Ba noi tro lo lang chon tung mieng thit-Hinh-2
Chị Nguyễn Thị Phú cho biết, nhiều khách hàng chỉ mua thịt lợn có kiểm dịch.
Tại chợ Khương Đình (Thanh Xuân - Hà Nội) cũng có biến động tương tự. Chị Vũ Thị Nguyệt, chủ sạp bán thịt lợn tại chợ Khương Đình cho biết, sau khi có dịch bệnh, giá thịt lợn đã giảm khoảng 10%. Nhiều khách hàng tỏ ra e ngại về chất lượng thịt lợn. "Trước đây mỗi ngày tôi bán khoảng 1 con lợn thịt, nhưng khi có dịch bệnh, tôi chỉ bán được khoảng nửa con", chị Nguyệt cho biết. Theo chị Nguyệt, ngay cả nhiều khách quen của chị cũng vắng bóng. Chị Nguyệt cho rằng điều này cũng dễ hiểu, vì chính chị cũng phải rất thận trọng khi mua thịt lợn thời điểm này.
Trong khi giới tiểu thương lo lắng vì không bán được nhiều hàng thì các bà nội trợ cũng đau đầu mỗi khi mua thịt lợn, khi mà dịch bệnh tả lợn châu Phi đang hoành hành. Nhiều người tiết lộ, họ phải tìm mọi cách, xoay đủ kiểu để mua được thịt lợn đảm bảo sạch, chất lượng.
 Chị Nguyễn Thị Trang (Cầu Giấy - Hà Nội) cho biết, khoảng một tuần nay, mâm cơm nhà chị đã vắng bóng món thịt lợn. Thay vào đó là các món khác như tôm, cá, mực... "Biết được thông tin về dịch bệnh tả châu Phi, tôi đã khá lo lắng. Trong khi chưa tìm được nơi thực sự yên tâm để mua thì tôi chọn cách hạn chế sử dụng thịt lợn chế biến món ăn. Trước đây, thỉnh thoảng tôi vẫn dùng mỡ lợn để nấu thức ăn thì nay tôi đã hoàn toàn thay bằng dầu thực vật", chị Trang nói.

Dịch tả lợn châu Phi đã lan sang tỉnh thứ 10 tại Thái Nguyên

Ngày 6/3, tỉnh Thái Nguyên phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại một hộ gia đình thuộc xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình. Hiện địa phương đã khoanh vùng và thành lập chốt kiểm dịch để ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh lây lan rộng.

Dịch tả lợn châu Phi đã lan sang tỉnh thứ 10 tại Thái Nguyên
Theo ông Dương Văn Giảng – Chủ tịch UBND xã Úc Kỳ cho biết: Ngày 6.3, UBND huyện Phú Bình đã phối hợp với Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh kiểm tra thực tế và lấy mẫu bệnh phẩm tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Thạo, xóm Giữa, xã Úc Kỳ với trọng lượng 1366kg trên tổng số đàn lợn 52 con. Trong đó có 5 con lợn nái (1 con đã chết), 1 con lợn thịt (đã chết) và 46 con lợn con (32 con đã chết).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.