Dịch COVID-19 quá khủng khiếp, Thủ tướng Ấn Độ "trở tay không kịp"

Chính phủ Ấn Độ được đánh giá là đã không phản ứng kịp khi để COVID-19 thứ hai trở thành thảm họa dịch bệnh lớn nhất thế giới.

Tại Ấn Độ, hiện thật khó để đánh giá đúng mức tác động của COVID-19. Những tin nhắn tràn ngập trên ứng dụng nhắn tin WhatsApp về dịch bệnh, khi người dân Ấn Độ nói về bạn bè, người thân mắc bệnh hoặc bày tỏ sự tức giận khi cho rằng chính quyền đã không làm đủ cho họ.
Các bệnh viện hết giường và oxy. 13 tháng sau khi Tổ chức Y tế Thế giới thông báo COVID-19 là đại dịch, một số nước đạt được tiến bộ trong chương trình tiêm chủng. Tuy nhiên, Ấn Độ, nước sản xuất vaccine lớn hàng đầu, dường như lại mắc kẹt và không thể hành động.
Tính đến 21/4, Ấn Độ trong nhiều ngày liên tiếp báo cáo trên 300.000 ca lây nhiễm một ngày, con số xô đổ các kỷ lục từ trước đến nay. Thậm chí ở Trung Quốc, nơi virus được phát hiện lần đầu cuối năm 2019, tổng số ca lây nhiễm cũng chỉ dưới 100.000.
Theo Vijay Prashad, nhà sử học, nhà báo Ấn Độ viết trên tờ Globetrotter, diễn biến mới đặt ra câu hỏi liệu nguyên nhân gây nên tình trạng hiện tại là sự nguy hiểm của biến thể virus mới, hay kết quả của việc chính phủ Ấn Độ đã không quản lý được chính sách giãn cách xã hội và tiêm chủng cho đủ số người dân.
“Chính phủ Ấn Độ, đứng đầu là Thủ tướng Modi, đã thất bại trong việc đánh giá đúng mức sự nghiêm trọng của đại dịch lần này. Nhìn khắp nơi trên thế giới, chúng ta thấy những chính phủ bất chấp cảnh báo của WHO đều đã phải chịu tác động tồi tệ của dịch COVID-19”, ông Prashad viết.
Nhà bình luận Ấn Độ cho rằng, nước này đã hành động chậm chạp, thiếu bài bản và sai lầm trong việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng y tế.
Tháng 1/2020, WHO đề nghị các chính phủ chú trọng các quy tắc vệ sinh cơ bản, giãn cách xã hội, đeo khẩu trang, cũng như xét nghiệm COVID-19, truy vết tiếp xúc các ca lây nhiễm.
Ngày 10/3/2020, trước khi WHO công bố đại dịch, Ấn Độ báo cáo khoảng 50 ca lây nhiễm COVID-19, tăng gấp đôi trong 14 ngày. Chính phủ Ấn Độ nhanh chóng áp đặt lệnh giới nghiêm và phong tỏa nhưng thông báo quá gấp gáp khiến cho hàng trăm nghìn công nhân rơi vào cảnh khó khăn khi buộc phải về nhà mà không có tiền.
Trong số họ, một số chết bên đường còn một số có thể đã mang virus đi nơi khác. “Lệnh phong tỏa tiếp tục kéo dài mà không có hệ thống hay chính sách quốc gia rõ ràng được chính phủ công khai”, Prashad viết.
Thủ tướng Modi lúc đó được cho là chưa đánh giá đúng mức sự nghiêm trọng của dịch bệnh. Ông kêu gọi người dân thắp nến, tạo tiếng ồn để “đuổi virus đi”. Các lệnh phong tỏa kéo dài quá mức trong khi hàng triệu người lao động phải đi làm để có đồng lương sống qua ngày, theo Prashad.
Một năm kể từ khi đại dịch bắt đầu, 16 triệu người ở Ấn Độ đã lây nhiễm. 185.000 người được xác nhận đã chết.
Dich COVID-19 qua khung khiep, Thu tuong An Do
 Những người qua đời do COVID-19 được chôn cất ở Ấn Độ. (Ảnh: Reuters)
Nhà báo Ấn Độ cũng cho rằng việc chính phủ chưa đầu tư đúng mức cho y tế công, mà lại dựa vào các chương trình chăm sóc sức khỏe tư nhân, là một sai lầm.
Chính phủ Ấn Độ chỉ chi 3,5% GDP cho y tế năm 2018, và con số này “vẫn y nguyên trong hàng chục năm”, theo Prashad. Chi tiêu y tế bình quân tính theo đầu người của Ấn Độ, tính theo sức mua tương đương, là 275,13 USD năm 2018, xấp xỉ bằng với Kiribati, Myanmar và Siera Leone. “Đây là một con số thấp đối với một nước có khả năng công nghiệp và tài sản như Ấn Độ”, nhà sử học nhận định.
Cuối năm 2020, chính phủ Ấn Độ thừa nhận chỉ có 0,8 bác sĩ và 1,7 y tá cho mỗi 1.000 người dân Ấn. Không có nước nào có diện tích và tài sản như Ấn Độ lại có đội ngũ y tế nhỏ như vậy.
Tồi tệ hơn, Ấn Độ chỉ có 5,3 giường bệnh cho mỗi 10.000 người, trong khi Trung Quốc có 43,1 giường cho cùng một mẫu số. Ấn Độ chỉ có 2,3 giường chăm sóc đặc biệt cho mỗi 100.000 người, trong khi Trung Quốc có 3,6, và 48.000 máy thở, trong khi Trung Quốc có 70.000 máy thở chỉ tính riêng ở Vũ Hán.
“Sự yếu kém về cơ sở vật chất y tế này hoàn toàn là do quá trình tư nhân hóa, khi các bệnh viện khu vực tư nhân vận hành hệ thống trên nguyên tắc tối đa công suất và không có khả năng xử lý quá tải vào những lúc cao điểm”, Prashad đánh giá.
Việc tối ưu hóa không cho phép hệ thống xử lý các đợt nhu cầu tăng đột biến, vì họ chủ yếu vận hành trong điều kiện bệnh viện dư thừa công suất lúc bình thường. Không có doanh nghiệp tư nhân nào tự nguyện triển khai thêm giường bệnh hay máy thở. Điều này tất yếu gây ra khủng hoảng trong đại dịch.
Hơn nữa, chi tiêu y tế thấp đồng nghĩa với chi tiêu cho cơ sở hạ tầng y tế và lương của nhân viên y tế thấp. “Đây là cách tồi tệ để điều hành một xã hội”, chuyên gia viết.
Thiếu hụt là vấn đề bình thường trong bất kỳ xã hội nào. Song, việc Ấn Độ, đất nước từ lâu được biết đến là “nhà thuốc của thế giới” với ngành công nghiệp dược phẩm phát triển, thì việc thiếu hụt những hàng hóa y tế cơ bản trong đại dịch của nước này có thể gọi là một “bê bối”.
Ví dụ gần nhất, Ấn Độ sản xuất 60% vaccine toàn cầu, bao gồm 90% vaccine sởi được WHO khuyến cáo, và Ấn Độ cũng là nhà sản xuất thuốc lớn nhất trong thị trường Mỹ. Nhưng điều này không giúp được gì cho họ trong khủng hoảng COVID-19.
Vaccine COVID-19 vẫn đang chưa được cung cấp đủ nhanh cho người dân Ấn Độ. Quá trình tiêm chủng của nước này dự kiến sẽ không hoàn thành trước tháng 11/2022. Chính sách mới đây của Ấn Độ cho phép các nhà sản xuất vaccine tăng giá, nhưng không đảm bảo sản xuất đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu. (Trong khi đó, một lần nữa, các nhà máy sản xuất vaccine khu vực công lại đang ngồi yên).
Không có kế hoạch mua sắm quy mô lớn nào, không có đủ oxy y tế trong khi Ấn Độ đã xuất khẩu oxy và thuốc tiêm remdesivir.
Chỉ cách đây gần 2 tháng, Thủ tướng Modi tuyên bố Ấn Độ sẽ thắng đại dịch trong 18 ngày. Nhưng giờ tương lai đó đã xa hơn rất nhiều.

Cảnh người dân Mỹ xếp hàng dài chờ tiêm vắc xin phòng COVID-19

(Kiến Thức) - Nhiều người cao tuổi ở Florida (Mỹ) xếp hàng dài chờ đến lượt được tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Canh nguoi dan My xep hang dai cho tiem vac xin phong COVID-19
Những người trên 65 tuổi là đối tượng tiếp theo được ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại bang Florida. (Nguồn ảnh: Reuters) 
Canh nguoi dan My xep hang dai cho tiem vac xin phong COVID-19-Hinh-2
Những ngày qua, đông đảo người cao tuổi ở Florida xếp hàng dài trước các cơ sở tiêm phòng để chờ đến lượt. Tuy nhiên, số lượng người cần tiêm đông trong khi nguồn cung cấp vắc xin ngừa COVID-19 còn hạn chế khiến nhiều người phải đợi lâu. 
Canh nguoi dan My xep hang dai cho tiem vac xin phong COVID-19-Hinh-3
 "Nguồn cung cấp vắc xin COVID-19 còn hạn chế. Chúng tôi hiện chưa có đủ vắc xin cho tất cả hơn 4 triệu người cao tuổi ở bang Florida", AP dẫn lời Thống đốc bang Florida Ron DeSantis trong cuộc họp báo ở Delray Beach hồi tuần trước.
Canh nguoi dan My xep hang dai cho tiem vac xin phong COVID-19-Hinh-4
Thống đốc Ron DeSantis kêu gọi người dân kiên nhẫn chờ đến lượt tiêm phòng vắc xin COVID-19. 
Canh nguoi dan My xep hang dai cho tiem vac xin phong COVID-19-Hinh-5
 Được biết, tính đến ngày 4/1, bang Florida ghi nhận hơn 1,38 triệu ca mắc COVID-19, trong đó hơn 22.000 người tử vong.
Canh nguoi dan My xep hang dai cho tiem vac xin phong COVID-19-Hinh-6
 Thống đốc Ron DeSantis trước đó nhấn mạnh, hơn 82% người tử vong vì căn bệnh này là những người trên 65 tuổi, do vậy, việc tiêm vắc xin COVID-19 cho nhóm người cao tuổi ở Florida là vấn đề cấp thiết.
Canh nguoi dan My xep hang dai cho tiem vac xin phong COVID-19-Hinh-7
 Những người cao tuổi xếp hàng chờ tại một cơ sở tiêm chủng ở Sarasota, Flordia, ngày 4/1.
Canh nguoi dan My xep hang dai cho tiem vac xin phong COVID-19-Hinh-8
Một nhân viên y tế bang chuẩn bị tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân tại bãi đỗ xe của Trung tâm mua sắm Gulf View ở New Port Richey, gần Tampa, Florida, ngày 31/12. 
Canh nguoi dan My xep hang dai cho tiem vac xin phong COVID-19-Hinh-9
Một người cao tuổi đeo khẩu trang cẩn thận khi đi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ở Sarasota hôm 4/1. 
Canh nguoi dan My xep hang dai cho tiem vac xin phong COVID-19-Hinh-10
 Tom, 69 tuổi, và Judy Barrett, 57 tuổi, xếp hàng chờ từ rất sớm để được tiêm phòng tại Fort Myers, Florida, ngày 30/12.
Canh nguoi dan My xep hang dai cho tiem vac xin phong COVID-19-Hinh-11
 Thống đốc Ron DeSantis thông báo ngày 4/1 rằng bang sẽ cấp thêm vắc xin cho bệnh viện nào tiêm nhanh nhất.
Canh nguoi dan My xep hang dai cho tiem vac xin phong COVID-19-Hinh-12
 Florida cũng sẽ điều thêm 1.000 y tá để tiêm vắc xin COVID-19 và sẽ mở cửa khu vực tiêm vắc xin cả 7 ngày trong tuần để đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho người dân.

“Đột nhập” đất nước Nam Phi phong tỏa toàn quốc vì COVID-19

(Kiến Thức) - Nam Phi đã phong tỏa đất nước trong nỗ lực nhằm khống chế dịch bệnh COVID-19.

“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19
Nhà chức trách Nam Phi đã tuyên bố tái áp đặt lệnh phong tỏa cấp độ 3 trên quy mô toàn quốc, bắt đầu từ 0 giờ ngày 29/12/2020 nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch COVID-19. (Nguồn ảnh: Reuters) 
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-2
 Theo đó, tất cả sự kiện có đông người tham dự bị cấm trong vòng 14 ngày, ngoại trừ việc tang lễ song số người tham dự không được vượt quá 50. Chính phủ cũng nghiêm cấm các hoạt động mua bán đồ uống có cồn, đồng thời kéo dài thời gian giới nghiêm ban đêm từ 21h tối hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-3
 Tổng thống Nam Phi Ramaphosa nhấn mạnh việc đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng là bắt buộc, cá nhân nào không thực hiện có thể bị truy tố và bỏ tù tới 6 tháng.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-4
 Các nhân viên tang lễ mặc đồ bảo hộ chôn cất thi thể bệnh nhân COVID-19 tại nghĩa trang Olifantsvlei, phía tây Joburg, Nam Phi, ngày 6/1.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-5
 Cảnh sát "thẩm vấn" hai người đàn ông đeo mặt nạ trong chuyến tuần tra khi lệnh giới nghiêm vào ban đêm được tái áp đặt vì COVID-19, tại Pretoria ngày 9/1/2021.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-6
 Một địa điểm xét nghiệm COVID-19 tại Midrand, Nam Phi.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-7
 Các nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Steve Biko trong thời gian bùng dịch COVID-19 ở Pretoria hôm 19/1.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-8
Một người đàn ông bị bắt giữ vì vi phạm lệnh giới nghiêm ở Pretoria hôm 9/1.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-9
Nhân viên y tế lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Midrand ngày 18/1. 
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-10
Một trung tâm xét nghiệm COVID-19 ở vùng ngoại ô Northcliff, Johannesburg, đóng cửa vì quá tải, ngày 5/1.  
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-11
 Nam Phi là nước ghi nhận số ca mắc và tử vong vì COVID-19 nhiều nhất ở Châu Phi.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-12
 Mọi người xếp hàng chờ đến lượt xét nghiệm tại Grasmere Toll Plaza ở Lenasia, ngày 14/1.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-13
 Cảnh vắng vẻ tại bãi biển ở Durban, Nam Phi, ngày 1/1.
“Dot nhap” dat nuoc Nam Phi phong toa toan quoc vi COVID-19-Hinh-14
 Một người đàn ông không đeo khẩu trang đi bộ trên đường phố ở Soweto ngày 28/12/2020, trước khi lệnh phong tỏa được tái áp đặt.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.