Địa Trung Hải liệu có trở thành “sân sau” của Hải quân Nga?

Địa Trung Hải liệu có trở thành “sân sau” của Hải quân Nga?

Mặc dù Nga phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong việc duy trì lực lượng hải quân của họ, nhưng tại khu vực Địa Trung Hải, Hải quân Nga vẫn duy trì vị thế như dưới thời Hải quân Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.

Theo ông Dmitry Gorenburg, một chuyên gia về quân đội Nga, trong một bài phân tích của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Âu George C. Marshall, Nga đang mở rộng sự hiện diện hải quân của mình ở Đông  Địa Trung Hải, dễ hơn là cố gắng cạnh tranh với Mỹ trên các đại dương của thế giới.
Theo ông Dmitry Gorenburg, một chuyên gia về quân đội Nga, trong một bài phân tích của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Âu George C. Marshall, Nga đang mở rộng sự hiện diện hải quân của mình ở Đông Địa Trung Hải, dễ hơn là cố gắng cạnh tranh với Mỹ trên các đại dương của thế giới.
Ông Gorenburg viết: “Duy trì sự hiện diện của hải quân ở Địa Trung Hải, là một chiến lược hiệu quả hơn nhiều đối với Hải quân Nga, so với việc theo đuổi hải quân nước xanh hoạt động toàn cầu. Bởi vì Nga không có nguồn lực, cũng như tham vọng toàn cầu, để thách thức uy thế hải quân của Mỹ trên toàn thế giới”.
Ông Gorenburg viết: “Duy trì sự hiện diện của hải quân ở Địa Trung Hải, là một chiến lược hiệu quả hơn nhiều đối với Hải quân Nga, so với việc theo đuổi hải quân nước xanh hoạt động toàn cầu. Bởi vì Nga không có nguồn lực, cũng như tham vọng toàn cầu, để thách thức uy thế hải quân của Mỹ trên toàn thế giới”.
Do đó, việc Moscow tập trung phát triển và tăng cường hạm đội Địa Trung Hải, là một mục tiêu “vừa sức”, có thể đạt được trong khả năng; phù hợp với các mục tiêu chính sách đối ngoại của Nga trong khu vực.
Do đó, việc Moscow tập trung phát triển và tăng cường hạm đội Địa Trung Hải, là một mục tiêu “vừa sức”, có thể đạt được trong khả năng; phù hợp với các mục tiêu chính sách đối ngoại của Nga trong khu vực.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tàu chiến của Liên Xô là cảnh tượng quen thuộc ở Địa Trung Hải. Hạm đội 5 của Hải quân Liên Xô, chuyên hoạt động ở biển Địa Trung Hải, được thành lập năm 1967; có nhiệm vụ bám đuôi các tàu sân bay Mỹ.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tàu chiến của Liên Xô là cảnh tượng quen thuộc ở Địa Trung Hải. Hạm đội 5 của Hải quân Liên Xô, chuyên hoạt động ở biển Địa Trung Hải, được thành lập năm 1967; có nhiệm vụ bám đuôi các tàu sân bay Mỹ.
Những tàu chiến của Hạm đội 5 của Hải quân Liên Xô, sẵn sàng tấn công tàu chiến Mỹ bằng tên lửa, ngư lôi và thậm chí cả vũ khí hạt nhân trong trường hợp có chiến tranh. Nhưng với sự sụp đổ của Liên Xô, hạm đội đã bị giải tán vào năm 1992.
Những tàu chiến của Hạm đội 5 của Hải quân Liên Xô, sẵn sàng tấn công tàu chiến Mỹ bằng tên lửa, ngư lôi và thậm chí cả vũ khí hạt nhân trong trường hợp có chiến tranh. Nhưng với sự sụp đổ của Liên Xô, hạm đội đã bị giải tán vào năm 1992.
Hạm đội 5 của Hải quân Nga được hồi sinh vào năm 2013 với tên gọi Hải đội Địa Trung Hải, chủ yếu được rút ra từ các tàu của Hạm đội Biển Đen; tuy nhiên Hải đội này cũng đã được trang bị một số tàu ngầm và tàu nổi mới.
Hạm đội 5 của Hải quân Nga được hồi sinh vào năm 2013 với tên gọi Hải đội Địa Trung Hải, chủ yếu được rút ra từ các tàu của Hạm đội Biển Đen; tuy nhiên Hải đội này cũng đã được trang bị một số tàu ngầm và tàu nổi mới.
Trong khi đó, cảng Tartus của Syria - một trạm dừng chân của Hạm đội 5 của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, một lần nữa trở thành căn cứ hải quân của Nga, để phục vụ các tàu chiến, bao gồm cả các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Trong khi đó, cảng Tartus của Syria - một trạm dừng chân của Hạm đội 5 của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, một lần nữa trở thành căn cứ hải quân của Nga, để phục vụ các tàu chiến, bao gồm cả các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Kể từ khi bổ sung 6 chiếc tàu ngầm điện-diesel lớp Kilo cho Hạm đội Biển Đen; vào năm 2017, Nga đã đưa hai tàu ngầm lớp này trực chiến ở Tartus, Syria. Ngoài ra, các tàu nổi và tàu ngầm từ các hạm đội khác của Nga, chủ yếu từ Hạm đội Phương Bắc và Baltic, cũng đã tham gia vào các hoạt động của Hải đội vào nhiều thời điểm khác nhau.
Kể từ khi bổ sung 6 chiếc tàu ngầm điện-diesel lớp Kilo cho Hạm đội Biển Đen; vào năm 2017, Nga đã đưa hai tàu ngầm lớp này trực chiến ở Tartus, Syria. Ngoài ra, các tàu nổi và tàu ngầm từ các hạm đội khác của Nga, chủ yếu từ Hạm đội Phương Bắc và Baltic, cũng đã tham gia vào các hoạt động của Hải đội vào nhiều thời điểm khác nhau.
Các lực lượng của Hải đội Địa Trung Hải, đã đóng góp tích cực vào các hoạt động quân sự của Nga ở Syria. Ngoài việc chuyển quân, các tàu của Hạm đội Biển Đen, đã phóng tên lửa Kalibr vào các mục tiêu mặt đất, trên khắp lãnh thổ Syria.
Các lực lượng của Hải đội Địa Trung Hải, đã đóng góp tích cực vào các hoạt động quân sự của Nga ở Syria. Ngoài việc chuyển quân, các tàu của Hạm đội Biển Đen, đã phóng tên lửa Kalibr vào các mục tiêu mặt đất, trên khắp lãnh thổ Syria.
Các tàu của Nga cũng đã “làm mờ” các hoạt động của tàu chiến Mỹ ở phía đông Địa Trung Hải, khi các tàu ngầm của Nga được triển khai tới Địa Trung Hải, cũng đã liên tục theo dõi các tàu chiến của Mỹ và NATO ở đó.
Các tàu của Nga cũng đã “làm mờ” các hoạt động của tàu chiến Mỹ ở phía đông Địa Trung Hải, khi các tàu ngầm của Nga được triển khai tới Địa Trung Hải, cũng đã liên tục theo dõi các tàu chiến của Mỹ và NATO ở đó.
Ngoài lực lượng tàu chiến, tàu ngầm trên Địa Trung Hải, Nga còn có nhiều máy bay, hoạt động từ các căn cứ của Syria, cũng như hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 và tầm ngắn Pantsir; hệ thống tên lửa bờ chống hạm K-300 Bastion và tên lửa chống hạm phóng từ trên không Kh-35, làm nhiệm vụ phòng thủ bờ biển.
Ngoài lực lượng tàu chiến, tàu ngầm trên Địa Trung Hải, Nga còn có nhiều máy bay, hoạt động từ các căn cứ của Syria, cũng như hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 và tầm ngắn Pantsir; hệ thống tên lửa bờ chống hạm K-300 Bastion và tên lửa chống hạm phóng từ trên không Kh-35, làm nhiệm vụ phòng thủ bờ biển.
Lực lượng thường trực ở Địa Trung Hải đã giúp nâng cao uy tín của Nga và ngăn chặn các hoạt động quân sự của phương Tây trong khu vực; đồng thời không cho Mỹ và phương Tây, biến khu vực Địa Trung Hải thành căn cứ, để tiến công vào lãnh thổ Nga.
Lực lượng thường trực ở Địa Trung Hải đã giúp nâng cao uy tín của Nga và ngăn chặn các hoạt động quân sự của phương Tây trong khu vực; đồng thời không cho Mỹ và phương Tây, biến khu vực Địa Trung Hải thành căn cứ, để tiến công vào lãnh thổ Nga.
Gorenburg cho rằng, Matxcơva không bước vào con đường phát triển hải quân kiểu Mỹ, khi phát triển các biên đội tàu sân bay lớn trên các đại dương, mà phát triển lực lượng hải quân nhỏ hơn, nhưng có khả năng phòng thủ tốt hơn, để thực hiện chiến lược chống tiếp cận/ phong tỏa khu vực (A2/AD).
Gorenburg cho rằng, Matxcơva không bước vào con đường phát triển hải quân kiểu Mỹ, khi phát triển các biên đội tàu sân bay lớn trên các đại dương, mà phát triển lực lượng hải quân nhỏ hơn, nhưng có khả năng phòng thủ tốt hơn, để thực hiện chiến lược chống tiếp cận/ phong tỏa khu vực (A2/AD).
Những “bong bóng A2/AD” này ở Biển Đen và đông Địa Trung Hải, tạo thành một tập hợp các lớp phòng thủ và nhiều phương tiện tấn công; thông qua sự kết hợp của các tên lửa tầm xa phóng từ biển, trên không và từ mặt đất, được sử dụng để ngăn Mỹ và NATO khó tiếp cận các khu vực chiến lược của Nga.
Những “bong bóng A2/AD” này ở Biển Đen và đông Địa Trung Hải, tạo thành một tập hợp các lớp phòng thủ và nhiều phương tiện tấn công; thông qua sự kết hợp của các tên lửa tầm xa phóng từ biển, trên không và từ mặt đất, được sử dụng để ngăn Mỹ và NATO khó tiếp cận các khu vực chiến lược của Nga.
Có thể các tàu tuần dương và khu trục hạm cũ từ thời Liên Xô sẽ tiếp tục cập cảng để thị uy; nhưng các tàu nhỏ và tên lửa sẽ tạo nên sức mạnh của Hải quân Nga ở Địa Trung Hải và các nơi khác. Dự kiến Hải đội Địa Trung Hải sẽ bao gồm 10 đến 15 tàu chiến mặt nước và một vài tàu ngầm.
Có thể các tàu tuần dương và khu trục hạm cũ từ thời Liên Xô sẽ tiếp tục cập cảng để thị uy; nhưng các tàu nhỏ và tên lửa sẽ tạo nên sức mạnh của Hải quân Nga ở Địa Trung Hải và các nơi khác. Dự kiến Hải đội Địa Trung Hải sẽ bao gồm 10 đến 15 tàu chiến mặt nước và một vài tàu ngầm.
Tuy nhiên, Nga phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong việc duy trì sự hiện diện hải quân ở Địa Trung Hải, do nền kinh tế Nga đang suy thoái; đặc biệt là việc khó khăn trong việc cung cấp cho các lực lượng của Hải quân Nga, tại khu vực Địa Trung Hải, thông qua điểm nghẽn Bosporus trong thời chiến.
Tuy nhiên, Nga phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong việc duy trì sự hiện diện hải quân ở Địa Trung Hải, do nền kinh tế Nga đang suy thoái; đặc biệt là việc khó khăn trong việc cung cấp cho các lực lượng của Hải quân Nga, tại khu vực Địa Trung Hải, thông qua điểm nghẽn Bosporus trong thời chiến.
Vì những thách thức này, trước khi bùng phát bất kỳ cuộc xung đột nào ở phía đông Địa Trung Hải, các nhà lãnh đạo Nga sẽ phải lựa chọn chiến đấu ở Địa Trung Hải, hay cố gắng đưa lực lượng trở lại Biển Đen, để bảo vệ biên giới phía nam của Nga.
Vì những thách thức này, trước khi bùng phát bất kỳ cuộc xung đột nào ở phía đông Địa Trung Hải, các nhà lãnh đạo Nga sẽ phải lựa chọn chiến đấu ở Địa Trung Hải, hay cố gắng đưa lực lượng trở lại Biển Đen, để bảo vệ biên giới phía nam của Nga.
Nếu các lực lượng của Nga ở lại Địa Trung Hải, họ sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các lực lượng của Mỹ và NATO, bằng cách tạo ra một môi trường tên lửa và tác chiến điện tử dày đặc ở phía đông Biển Địa Trung Hải; tuy nhiên cái giá phải trả là không hề nhỏ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nếu các lực lượng của Nga ở lại Địa Trung Hải, họ sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các lực lượng của Mỹ và NATO, bằng cách tạo ra một môi trường tên lửa và tác chiến điện tử dày đặc ở phía đông Biển Địa Trung Hải; tuy nhiên cái giá phải trả là không hề nhỏ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh khả năng đổ bộ của Hải quân Nga với tàu đổ bộ đệm khí "Bò Rừng" cực kỳ hiện đại. Nguồn: Inddo.

GALLERY MỚI NHẤT