Địa linh có sinh nhân kiệt?

(Kiến Thức) - "Địa linh có sinh nhân kiệt, không chỉ là một câu hỏi cần đáp án mà cần sự chứng minh thực tế".

"Những câu hỏi là bắt đầu của tư duy và nhận thức, nó ám ảnh những khả năng, làm chúng ta trăn trở về sứ mệnh của con người. Hơn nữa dấy lên những khí chất còn tiềm ẩn của một dân tộc trong hành trình phát triển chứ không phải tự ru ngủ mình. Địa linh có sinh nhân kiệt, không chỉ là một câu hỏi cần đáp án mà cần sự chứng minh thực tế", nhà nghiên cứu Hồ Nam cho biết.
Điểm huyệt "địa linh"
Nhà nghiên cứu Hồ Nam cho rằng, trên đất nước Việt Nam không ít địa danh được coi là địa linh với thế đất "rồng chầu, rắn cuốn" hay "rồng cuộn, hổ ngồi". Một trong những địa linh không thể không nhắc tới là Thăng Long - Hà Nội. Vua Lý Thái Tổ sau khi đã xem khắp nước Việt, cuối cùng đã tìm được nơi đắc địa nhất nước để định đô, đó là thành cũ Đại La, bởi đây là nơi có thế đất "rồng cuộn, hổ ngồi" (nguyên bản chữ Hán: "Long bàn, hổ cứ").
Trong Thiên đô chiếu, chính Lý Công Uẩn đã giải thích rõ thế đất của khu vực này. Vị trí: Ở vào nơi trung tâm của trời đất, ở giữa Nam - Bắc - Đông - Tây tức là thế đất đứng vào chính giữa của tứ phương đất nước. Địa hình: Tiện hình thế núi sông sau trước, là vùng đất nằm giữa các con sông. Thổ nhưỡng, sản vật: Đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật rất thịnh mà phồn vinh, đây là vùng đồng bằng đủ nước canh tác, sông hồ là hệ thống dẫn thủy nhập điền tự nhiên, đất đai màu mỡ, cây trồng, vật nuôi tốt tươi, dân an cư lạc nghiệp. Con người: Thực là chỗ hội họp của bốn phương.
Theo nhà nghiên cứu Hồ Nam, người ta hay nhắc tới núi thiêng Ba Vì nhưng cần phải biết rằng Ba Vì là núi trấn sơn chứ không phải là địa linh như Hà Nội. Một trong những ngọn núi địa linh được La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp xác định giúp Quang Trung xây thành là núi Quyết (Nghệ An) với thế núi hội đủ "long - ly - quy - phượng".
Còn vùng núi "rồng chầu, rắn cuốn" ở thành nhà Hồ (Thanh Hoá) theo kinh nghiệm của con trai Hồ Quý Ly là Hồ Hán Thương khi tâu với vua cha: "Con đã xem kỹ đất này, đúng là đất rồng chầu rắn cuốn nhưng đất còn non nên chỉ mới là Long xà ẩm thủy lục niên ký chủ. Nghĩa là chỉ ở được trên dưới 6 năm thôi".
Cũng theo nhà nghiên cứu Hồ Nam, có những vùng địa linh không phải để xây thành mà là đất phát. Tuỳ mỗi mảnh đất cát khí khác nhau mà sự phát cũng khác nhau. Ví như thế đất "cá chép hoá rồng" của làng Hành Thiện (Xuân Trường, Nam Định) phát đường khoa bảng với nhiều ông tú, cử nhân, giáo sư, tiến sĩ.
Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) được coi là vùng núi “rồng chầu, rắn cuốn”.
 Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) được coi là vùng núi “rồng chầu, rắn cuốn”.
Đừng ru ngủ bởi "địa linh"
Trả lời phóng viên, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho hay: "Trong thực tế hằng ngày chúng ta thường tiếp xúc với khái niệm có từ xa xưa, đó là khí. Ví dụ như khí thế, vận khí, khí công. Khái niệm này có từ cổ học Đông phương và không đồng nhất với khái niệm không khí của tri thức hiện đại. Khái niệm "khí" trong cổ học nhằm mô tả bản chất của sự vật, sự việc thông qua hình tướng của sự vật, sự việc ấy.
Cùng là thanh niên nhưng có người được cho là khí chất tiểu nhân, có người có khí chất quân tử. Hay nói cách khác, quan niệm cổ Đông phương cho rằng, hình tướng khác nhau thì khí chất sẽ khác. Từ đó liên hệ đến khái niệm địa linh. Tất nhiên với hình thức khác lạ thì khí chất sẽ khác và nó sẽ làm ảnh hưởng đến con người sinh ra từ vùng đất đó. Đó cũng chính là mối liên hệ nhân quả của "Địa linh - sinh - Nhân kiệt".
TS Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm dịch thuật, dịch vụ Văn hoá & Khoa học - Công nghệ thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam lại giải thích, đất - khí - nước làm cho con người phát triển khoẻ mạnh, minh mẫn và trường thọ. Những yếu tố hội tụ của đất địa linh mới tạo ra được nhân kiệt và nhân kiệt mới tôn vùng đất ấy thành linh thiêng. Bởi vì giữa địa linh và nhân kiệt là hai vế của một phương trình.
Nhà nghiên cứu Hồ Nam lại đưa ra những dẫn chứng, Singapore là một mảnh đất so với Nghệ Tĩnh, dân số đông gấp 4 lần, lãnh thổ không rộng bằng, không tài nguyên và nước ngọt, đã trở thành một trung tâm kinh tế của thế giới. Ở đó có lẽ người ta mới chỉ biết đến một cái tên mang ý nghĩa kiến tạo tầm cỡ quốc tế: Lý Quang Diệu - với tư duy nổi tiếng (công nghệ phương Tây, văn hóa Phương Đông, giá trị Singapore). Mảnh đất đó có phải là địa linh? Có bao nhiêu nhân kiệt được ghi thành tên các đường phố của đất nước? Họ càng không thể có một Quốc Tử Giám như Việt Nam. Nghệ An, Hà Tĩnh là mảnh đất sinh ra rất nhiều người nổi tiếng, đến nay đang là tỉnh giàu hay nghèo?
Dãy Trường Sơn hùng vĩ là một vấn đề lớn làm thời tiết, khí hậu phức tạp và khắc nghiệt. Là thách đố muôn vàn gian khổ cho giao thông, hậu cần nhưng tinh thần của những lớp người Việt Nam đã “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Hai bên Trường Sơn đang được nối liền bởi con đường Đông Tây, vậy phong thủy ở đây là gì, địa linh là gì nếu con người không có ý chí?
Nhà nghiên cứu Hồ Nam nhận định: "Xã hội càng hiện đại thì người ta càng quan tâm đến vấn đề địa linh, nhân kiệt, phong thủy để giúp nó tác động đến cuộc sống, sự giàu sang và quyền thế. Tôi không muốn định nghĩa bằng những câu chữ khiến người ta tự hãnh diện, tự rung đùi sung sướng, đi đến tôn sùng, an bài, yên ổn trong phạm vi không gian sống nhỏ hẹp, vô hình ngăn cản chí khí khai phát. Bởi đơn giản, địa linh là có thật nhưng có phát được hay không là ở yếu tố con người chứ không phải mảnh đất quyết định tất cả".
"Địa linh: Đất phát. Nhân kiệt: Hiền tài. Phong thủy: Hài hòa... Những điều trên cần gần gũi, cần thuộc về tất cả mọi người. Đất có thành gì, Nhân có nên gì là ở ý chí và sức lao động con người mà thôi. Sống mà vô đạo, bất tín, phi thiện thì lụn bại, có địa linh cũng vô ích".
Nhà nghiên cứu Hồ Nam
"Địa linh sinh nhân kiệt, nhân kiệt làm cho vùng đất mình sinh ra thêm nổi tiếng chứ không phải làm cho vùng đất ấy trở nên linh thiêng. Tuy nhiên, nhiều người dựa vào yếu tố địa linh để trông chờ nhân kiệt mà không biết rằng, người tài phải được mài giũa bằng học hành giống như ngọc có mài mới sáng".
TS Nguyễn Hoàng Điệp (Giám đốc Trung tâm dịch thuật, dịch vụ Văn hoá & Khoa học - Công nghệ thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam)

10 lãnh đạo dở nhất lịch sử quân sự thế giới

(Kiến Thức) - Chỉ vì coi thường kẻ địch, chủ quan khi ra trận, họ phải nếm mùi thất bại và trở thành 10 nhà lãnh đạo tệ nhất trong lịch sử quân sự thế giới.

1. Marcus Licinius Crassus: Ông là một danh tướng có ảnh hưởng lớn đến đế chế La Mã và giới chính trị trong thế kỷ thứ hai TCN. Ông là con trai của Publius Lunius Crassus Muciano. Người Parthia cho rằng Marcus là mối nguy hiểm lớn với họ nên đã nhanh chóng chuẩn bị cuộc chiến với người La Mã. Dù không sở hữu đội bộ binh hùng mạnh trên thế giới nhưng người Parthia lại có đội kỵ binh xuất sắc. Lực lượng của Crassus đã vô cùng sửng sốt trước chiến thuật bất ngờ của Parthia khi hai bên giao chiến ở Carrhae, gần vùng Lưỡng Hà. Những cung thủ của Parthia bắn hàng loạt tên về phía quân đội La Mã và dụ quân địch đuổi theo, khiến họ rơi vào trận địa đã mai phục sẵn. Cuối cùng, 60% binh sĩ trong lực lượng của Marcus đã bị quân Parthia giết chết, trong đó có cả ông.
1. Marcus Licinius Crassus: Ông là một danh tướng có ảnh hưởng lớn đến đế chế La Mã và giới chính trị trong thế kỷ thứ hai TCN. Ông là con trai của Publius Lunius Crassus Muciano. Người Parthia cho rằng Marcus là mối nguy hiểm lớn với họ nên đã nhanh chóng chuẩn bị cuộc chiến với người La Mã. Dù không sở hữu đội bộ binh hùng mạnh trên thế giới nhưng người Parthia lại có đội kỵ binh xuất sắc. Lực lượng của Crassus đã vô cùng sửng sốt trước chiến thuật bất ngờ của Parthia khi hai bên giao chiến ở Carrhae, gần vùng Lưỡng Hà. Những cung thủ của Parthia bắn hàng loạt tên về phía quân đội La Mã và dụ quân địch đuổi theo, khiến họ rơi vào trận địa đã mai phục sẵn. Cuối cùng, 60% binh sĩ trong lực lượng của Marcus đã bị quân Parthia giết chết, trong đó có cả ông.  
2. Vua Phillip VI: Trong khi nước Anh đang chuẩn bị xâm lược Pháp thì vua Phillip VI (Pháp) đã tấn công đất nước Scotland do vua David II cai trị nhằm ngăn chặn trước một cuộc tấn công của nước Anh từ phương Bắc. Đội quân của vua David II đã bị đánh bại tại Neville vào tháng 10/1346. Do đó, vua Edward III của Anh đã cho quân đổ bộ vào Normandy. Quân đội Anh tiến hành hàng loạt cuộc tấn công có hệ thống trên khắp lãnh thổ Pháp. Cuối cùng, lực lượng quân sự chủ chốt của Anh và Pháp gặp nhau ở Crecy. Trong cuộc chiến này, vua Philip lại có chiến lược đánh địch không đúng nên đã bại trận. Mặc dù ông còn sống sót nhưng hơn 4.000 quân sĩ Pháp đã tử trận.
2. Vua Phillip VI: Trong khi nước Anh đang chuẩn bị xâm lược Pháp thì vua Phillip VI (Pháp) đã tấn công đất nước Scotland do vua David II cai trị nhằm ngăn chặn trước một cuộc tấn công của nước Anh từ phương Bắc. Đội quân của vua David II đã bị đánh bại tại Neville vào tháng 10/1346. Do đó, vua Edward III của Anh đã cho quân đổ bộ vào Normandy. Quân đội Anh tiến hành hàng loạt cuộc tấn công có hệ thống trên khắp lãnh thổ Pháp. Cuối cùng, lực lượng quân sự chủ chốt của Anh và Pháp gặp nhau ở Crecy. Trong cuộc chiến này, vua Philip lại có chiến lược đánh địch không đúng nên đã bại trận. Mặc dù ông còn sống sót nhưng hơn 4.000 quân sĩ Pháp đã tử trận. 
3. Horatio Gates: Horatio Gates là một trong những vị tướng từng phục vụ trong quân đội Mỹ và sau đó làm việc trong hệ thống quân sự của quân đội Anh. Ông là một trong số rất ít người có thời gian làm việc trong bộ máy quan liêu của quân đội Anh. Trong thời gian cầm quyền, ông đã thiết lập tiêu chuẩn và hệ thống cấp bậc quân sự. Ông cũng là người chỉ huy chiến trường nhưng thường chỉ ngồi bên trong pháo đài và đưa ra mệnh lệnh không sát với tình hình thực tế trên chiến trận, điển hình là trận chiến Saratoga. May mắn là cấp dưới của ông, gồm Benedict Arnold, Daniel Morgan, Benjamin Lincoln và Enoch Poor đã đưa ra những quyết sách chính xác và đúng lúc khiến cuộc tấn công của quân đội Anh giành được phần thắng.
3. Horatio Gates: Horatio Gates là một trong những vị tướng từng phục vụ trong quân đội Mỹ và sau đó làm việc trong hệ thống quân sự của quân đội Anh. Ông là một trong số rất ít người có thời gian làm việc trong bộ máy quan liêu của quân đội Anh. Trong thời gian cầm quyền, ông đã thiết lập tiêu chuẩn và hệ thống cấp bậc quân sự. Ông cũng là người chỉ huy chiến trường nhưng thường chỉ ngồi bên trong pháo đài và đưa ra mệnh lệnh không sát với tình hình thực tế trên chiến trận, điển hình là trận chiến Saratoga. May mắn là cấp dưới của ông, gồm Benedict Arnold, Daniel Morgan, Benjamin Lincoln và Enoch Poor đã đưa ra những quyết sách chính xác và đúng lúc khiến cuộc tấn công của quân đội Anh giành được phần thắng. 
4. William H. Winder: William Henry Winder là một vị tướng Mỹ gây tranh cãi trong cuộc chiến năm 1812. Ông liên tiếp bị quân địch đánh bại dù sở hữu số lượng binh sĩ rất đông. Thật không may là đối với Mỹ, quân đội của tướng Winder là lực lượng duy nhất có thể bảo vệ Washington khỏi cuộc tấn công của Anh vào thời điểm tháng 7/1814. Trên thực tế, tướng Winder đã không nỗ lực hết mình để chống lại kẻ thù khiến Washington trong đó có cả Nhà Trắng đã bị quân đội Anh đánh chiếm. Chuỗi thất bại của vị tướng bất tài lại tái diễn khi ông dẫn dắt quân đội Mỹ chống chọi những đợt tấn công của kẻ địch trong trận Bladensburg.
4. William H. Winder: William Henry Winder là một vị tướng Mỹ gây tranh cãi trong cuộc chiến năm 1812. Ông liên tiếp bị quân địch đánh bại dù sở hữu số lượng binh sĩ rất đông. Thật không may là đối với Mỹ, quân đội của tướng Winder là lực lượng duy nhất có thể bảo vệ Washington khỏi cuộc tấn công của Anh vào thời điểm tháng 7/1814. Trên thực tế, tướng Winder đã không nỗ lực hết mình để chống lại kẻ thù khiến Washington trong đó có cả Nhà Trắng đã bị quân đội Anh đánh chiếm. Chuỗi thất bại của vị tướng bất tài lại tái diễn khi ông dẫn dắt quân đội Mỹ chống chọi những đợt tấn công của kẻ địch trong trận Bladensburg. 
5. Antonia Lopez De Santa Anna: Trong trận chiến Contreras, vị tướng nổi tiếng người Mexico Antonia Lopez De Santa Anna đã lãnh đạo đội quân có số lượng nhiều gấp đôi so với lực lượng của binh sĩ Mỹ. Mặc dù lực lượng Mexico có vị trí phòng thủ vững chắc nhưng tướng Santa Anna lại không thể bảo vệ đất nước khỏi mũi tấn công xâm lược của đối phương. Ông đã đánh giá quá thấp vị trí của ngọn đồi gồ ghề xung quanh Pedregal khi cho rằng, đó là nơi nhỏ hẹp tới nỗi đàn dê không thể vượt qua, huống chi là con người. Tuy nhiên, Mỹ đã tìm được một con đường khác đi qua địa hình hiểm trở đó và tiến tới thị trấn Contreras. Chính vì chủ quan, Santa Anna chỉ gửi 5.000 quân đến đó để bảo vệ lãnh thổ. Với lực lượng mỏng, quân của ông nhanh chóng bị quân Mỹ đánh bại. Thừa thắng xông lên, quân Mỹ tiến vào Mexico City và nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
5. Antonia Lopez De Santa Anna: Trong trận chiến Contreras, vị tướng nổi tiếng người Mexico Antonia Lopez De Santa Anna đã lãnh đạo đội quân có số lượng nhiều gấp đôi so với lực lượng của binh sĩ Mỹ. Mặc dù lực lượng Mexico có vị trí phòng thủ vững chắc nhưng tướng Santa Anna lại không thể bảo vệ đất nước khỏi mũi tấn công xâm lược của đối phương. Ông đã đánh giá quá thấp vị trí của ngọn đồi gồ ghề xung quanh Pedregal khi cho rằng, đó là nơi nhỏ hẹp tới nỗi đàn dê không thể vượt qua, huống chi là con người. Tuy nhiên, Mỹ đã tìm được một con đường khác đi qua địa hình hiểm trở đó và tiến tới thị trấn Contreras. Chính vì chủ quan, Santa Anna chỉ gửi 5.000 quân đến đó để bảo vệ lãnh thổ. Với lực lượng mỏng, quân của ông nhanh chóng bị quân Mỹ đánh bại. Thừa thắng xông lên, quân Mỹ tiến vào Mexico City và nhanh chóng kết thúc chiến tranh. 
6. Ambrose Burnside: Ambrose Everett Burnside là một vị tướng thuộc lực lượng Liên minh trong thời gian diễn ra cuộc nội chiến Mỹ. Ông đã dẫn dắt quân đội thực hiện những chiến dịch thành công ở miền Đông Tennessee và North Carolina nhưng sau đó liên tiếp gặp thất bại nặng nề. Cụ thể, trong trận Fredericksburg, ông đã phát động một cuộc tấn công không thành công và gây ra cái chết của gần 1.300 binh sĩ thuộc lực lượng Liên minh. Trong trận Crater, tướng Burnside ra lệnh cho các kỹ sư đào một đường hầm trong lòng đất tới vị trí của quân địch. Tuy nhiên, sau khi ông ra lệnh cho quân đội tấn công thì gây ra một vụ nổ lớn khiến một núi lửa lộ thiên. Quân đội của ông đã bị mắc kẹt tại nơi này và bị quân sĩ miền Nam tàn sát thê thảm.
 6. Ambrose Burnside: Ambrose Everett Burnside là một vị tướng thuộc lực lượng Liên minh trong thời gian diễn ra cuộc nội chiến Mỹ. Ông đã dẫn dắt quân đội thực hiện những chiến dịch thành công ở miền Đông Tennessee và North Carolina nhưng sau đó liên tiếp gặp thất bại nặng nề. Cụ thể, trong trận Fredericksburg, ông đã phát động một cuộc tấn công không thành công và gây ra cái chết của gần 1.300 binh sĩ thuộc lực lượng Liên minh. Trong trận Crater, tướng Burnside ra lệnh cho các kỹ sư đào một đường hầm trong lòng đất tới vị trí của quân địch. Tuy nhiên, sau khi ông ra lệnh cho quân đội tấn công thì gây ra một vụ nổ lớn khiến một núi lửa lộ thiên. Quân đội của ông đã bị mắc kẹt tại nơi này và bị quân sĩ miền Nam tàn sát thê thảm.
7. Sir Ian Hamilton: Sir Ian Standish Monteith Hamilton là một vị tướng nổi tiếng của Anh trong Chiến tranh thế giới I. Ông đã dẫn dắt lực lượng quân Đồng minh trong chiến dịch Gallipoli. Trong giai đoạn đầu của chiến dịch, ông đã gặp thất bại trong việc đẩy mạnh các cuộc tấn công trước khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập một tuyến phòng thủ hùng mạnh. Một trong những lần thất bại thảm hại nhất của vị tướng này là ở mặt trận phía Tây khi lực lượng quân Đồng Minh phải ngừng tấn công và rơi vào thế bế tắc. 9 tháng sau đó, Hamilton tổ chức cuộc tháo chạy thành công khỏi bán đảo và kết thúc một chiến dịch thất bại với hơn 250.000 binh sĩ thiệt mạng.
7. Sir Ian Hamilton: Sir Ian Standish Monteith Hamilton là một vị tướng nổi tiếng của Anh trong Chiến tranh thế giới I. Ông đã dẫn dắt lực lượng quân Đồng minh trong chiến dịch Gallipoli. Trong giai đoạn đầu của chiến dịch, ông đã gặp thất bại trong việc đẩy mạnh các cuộc tấn công trước khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập một tuyến phòng thủ hùng mạnh. Một trong những lần thất bại thảm hại nhất của vị tướng này là ở mặt trận phía Tây khi lực lượng quân Đồng Minh phải ngừng tấn công và rơi vào thế bế tắc. 9 tháng sau đó, Hamilton tổ chức cuộc tháo chạy thành công khỏi bán đảo và kết thúc một chiến dịch thất bại với hơn 250.000 binh sĩ thiệt mạng. 
8. Robert Nivelle: Robert Georges Nivelle là một vị tướng chỉ huy quan trọng của quân đội Pháp trong Chiến tranh thế giới I. Ông là người lập kế hoạch thực hiện chiến dịch Nivelle và huy động một số lượng lớn binh sĩ Pháp tham gia trận chiến. Kế hoạch của ông ngay lập tức gặp phải một số tổn thất nặng về nguồn nhân lực và vật chất trong chiến dịch Verdun. Chiến dịch này đã không thành công và hơn 100.000 binh sĩ Pháp thương vong. Kèm theo đó là quân đội nước này rơi vào tình trạng thiếu đạn pháo và gặp các sự cố trong lĩnh vực dịch vụ y tế. Sau khi một số lượng lớn quân đội Pháp phản đối chiến dịch, tư lệnh Nivelle đã bị giáng chức.
8. Robert Nivelle: Robert Georges Nivelle là một vị tướng chỉ huy quan trọng của quân đội Pháp trong Chiến tranh thế giới I. Ông là người lập kế hoạch thực hiện chiến dịch Nivelle và huy động một số lượng lớn binh sĩ Pháp tham gia trận chiến. Kế hoạch của ông ngay lập tức gặp phải một số tổn thất nặng về nguồn nhân lực và vật chất trong chiến dịch Verdun. Chiến dịch này đã không thành công và hơn 100.000 binh sĩ Pháp thương vong. Kèm theo đó là quân đội nước này rơi vào tình trạng thiếu đạn pháo và gặp các sự cố trong lĩnh vực dịch vụ y tế. Sau khi một số lượng lớn quân đội Pháp phản đối chiến dịch, tư lệnh Nivelle đã bị giáng chức. 
9. Alexander Samsonov: Alexander Samsonov là một vị tướng của Nga trong Chiến tranh thế giới I và là người lãnh đạo lực lượng quân sự thứ hai trong cuộc xâm lược của Đông Phổ. Tướng Samsonov đã gặp thất bại trong việc thiết lập mạng lưới kết nối, hỗ trợ với lực lượng quân sự thứ nhất do tướng Rennenkampf lãnh đạo. Quân của Samsonov đã chiến đấu với lực lượng Đức do tướng Erich Ludendorff và Paul von Hindenburg chỉ huy mà không nhận được sự hỗ trợ như dự kiến. Do đó, lực lượng của Samsonov bị bao vây trong trận chiến Tannenberg và chỉ có 10.000 quân trong tổng số 200.000 binh sĩ của ông may mắn thoát khỏi vòng vây của kẻ địch. Vì không chịu được cảm giác ê chề khi thất bại, tướng Samsonov đã tự sát trong đại bản doanh.
9. Alexander Samsonov: Alexander Samsonov là một vị tướng của Nga trong Chiến tranh thế giới I và là người lãnh đạo lực lượng quân sự thứ hai trong cuộc xâm lược của Đông Phổ. Tướng Samsonov đã gặp thất bại trong việc thiết lập mạng lưới kết nối, hỗ trợ với lực lượng quân sự thứ nhất do tướng Rennenkampf lãnh đạo. Quân của Samsonov đã chiến đấu với lực lượng Đức do tướng Erich Ludendorff và Paul von Hindenburg chỉ huy mà không nhận được sự hỗ trợ như dự kiến. Do đó, lực lượng của Samsonov bị bao vây trong trận chiến Tannenberg và chỉ có 10.000 quân trong tổng số 200.000 binh sĩ của ông may mắn thoát khỏi vòng vây của kẻ địch. Vì không chịu được cảm giác ê chề khi thất bại, tướng Samsonov đã tự sát trong đại bản doanh. 
10. Maurice Gamelin: Maurice Gamelin là vị tướng có tiếng của Pháp trong Chiến tranh thế giới II. Ông là một trong những người thành lập tuyến phòng thủ Maginot - một pháo đài lớn và kiên cố được thiết kế nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai từ phía Đông, đặc biệt là từ nước Đức. Nhờ sử dụng chiến thuật Blitzkrieg - chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng, quân đội Đức đã chiếm được thủ đô Paris chỉ trong vài tháng.
10. Maurice Gamelin: Maurice Gamelin là vị tướng có tiếng của Pháp trong Chiến tranh thế giới II.  Ông là một trong những người thành lập tuyến phòng thủ Maginot - một pháo đài lớn và kiên cố được thiết kế nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai từ phía Đông, đặc biệt là từ nước Đức. Nhờ sử dụng chiến thuật Blitzkrieg - chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng, quân đội Đức đã chiếm được thủ đô Paris chỉ trong vài tháng. 

Góc nhìn lạ về Liên Xô những năm 80

(Kiến Thức) - Trong những năm 80 của thế kỷ trước, cuộc sống của người dân Liên Xô thật hiền hòa, bình dị.

Người dân Liên Xô mang cả con thơ đến phi trường.
Người dân Liên Xô mang cả con thơ đến phi trường.
Trẻ em Liên Xô những năm 80 ăn mặc giản dị, ngắm nhìn một chú chó đang nô đùa ngoài đường.
Trẻ em Liên Xô những năm 80 ăn mặc giản dị, ngắm nhìn một chú chó đang nô đùa ngoài đường.

Có hay không mảnh đất được gọi là "địa linh"?

(Kiến Thức) - Địa linh có thật hay không và cách nhận biết đất thiêng như thế nào là cả một vấn đề phức tạp.

Thuật ngữ "địa linh, nhân kiệt" đã có từ lâu đời và nhiều học giả cho rằng, địa linh tức là đất thiêng, đất thiêng tất sinh ra người tài. Tuy nhiên, địa linh có thật hay không và cách nhận biết đất thiêng như thế nào là cả một vấn đề phức tạp.

Đọc nhiều nhất