Địa điểm thử hạt nhân ngầm của Triều Tiên đang sụp đổ?

(Kiến Thức) - Bãi thử Punggye-ri của CHDCND Triều Tiên có thể bị sụp đổ, khi 6 cuộc thử hạt nhân ngầm phá hủy nặng nề cấu trúc địa chất dưới chân núi đá.

Địa điểm thử hạt nhân ngầm của Triều Tiên đang sụp đổ?
Bãi thử Punggye-ri là địa điểm duy nhất được biết đến của Triều Tiên để thử hạt nhân ngầm bên dưới núi Mantap. Địa điểm này thu hút nhiều sự chú ý kể từ vụ thử bom H ngày 3/9/2017. Vụ nổ bom H này ước tính có sức công phá 250 kiloton (tương đường 250.000 tấn thuốc nổ TNT), mạnh gấp 16-17 lần so với quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima năm 1945.
Vụ thử bom H của Triều Tiên đã gây ra động đất mạnh 6,1 độ richter và có khả năng tạo ra hang động trong bãi thử hạt nhân Punggye-ri.
Dia diem thu hat nhan ngam cua Trieu Tien dang sup do?
Vị trí bãi thử hạt nhân Punggye-ri ở phía bắc CHDCND Triều Tiên. (Nguồn: RT) 
Các cơn dư chấn của trận động đất mạnh 6,1 độ Richter ở khu vực Punggye-ri đã liên tiếp xảy ra, trong đó có dư chấn mạnh 4,6 độ Richter 8 phút sau vụ thử bom H và trận động đất mạnh 2.9 độ Richter xảy ra vào ngày 12 tháng 10 năm 2017.
Vụ nổ bom nhiệt hạch ngày 3/9 có khả năng làm cho bãi thử Punggye-ri mất ổn định về địa chất và không còn thích hợp để thử nghiệm hạt nhân nữa. Các vụ nổ hạt nhân làm hư hại các tầng đá ngầm và làm cho khu vực trở nên không ổn định về địa chất.
Truyền thông phương Tây đua nhau nói về các trận động đất gần bãi thử hạt nhân Punggye-ri. Kênh truyền hình CBS đăng bài phân tích với dòng tít lớn “Liệu Bắc Triều Tiên đã tự đuổi mình khỏi bãi thử (Punggye-ri) bằng hạt nhân?” và NBC News đăng bài “Địa điểm thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên có thể mất ổn định".
Tuy nhiên, bãi thử Punggye-ri có ba cụm đường hầm, có nghĩa là ít nhất hai cụm vẫn còn sử dụng được. Các nhà phân tích của 38 North, một trang web tập trung vào các vấn đề Triều Tiên, cho biết: "Không có lý do chính đáng nào để cho rằng địa điểm thử nghiệm Punggye-ri không thể tiếp tục thử hạt nhân dưới lòng đất…Cho đến thời điểm này, với sự các phương tiện kiểm tra bổ sung, chúng ta không thấy lý do nào mà toàn bộ khu vực thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri đã hoặc sẽ bị bỏ rơi trong tương lai”.
CHDCND Triều Tiên đã tiến hành 6 vụ thử hạt nhân, trong đó có 3 vụ thử trong vòng hai năm qua. Cuộc thử nghiệm đầu tháng 9/2017 đã sử dụng một quả bom nhiệt hạch (bom H) mạnh gấp 10 lần so với vũ khí hạt nhân được thử nghiệm chỉ cách đó một năm. Sự tiến bộ nhanh chóng của chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã khiến cho các cường quốc như Mỹ và Liên minh Châu Âu choáng váng, nhưng Bình Nhưỡng vẫn khẳng định chương trình này là hòa bình và nhằm mục đích răn đe.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã gọi chương trình hạt nhân là "thanh gươm báu" và là "một sự răn đe mạnh mẽ" chống lại "mối đe dọa hạt nhân kéo dài của đế quốc Mỹ", trong bài phát biểu trước Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên hồi đầu tháng 10/2017.

Điểm lại diễn tiến chương trình hạt nhân của Triều Tiên

(Kiến Thức) - Đài Sputnik đã điểm lại các cột mốc quan trọng trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Điểm lại diễn tiến chương trình hạt nhân của Triều Tiên
Sau đây, đài Sputnik (Nga) đã điểm lại các cột mốc quan trọng trong chương trình hạt nhân Triều Tiên.
Cụ thể, ngày 9/10/2006, Triều Tiên phô trương sức mạnh quân sự của họ bằng vụ thử hạt nhân đầu tiên tại bãi thử Punggye-ri khi kích nổ một thiết bị hạt nhân sử dụng plutoni, thay vì uranium làm giàu. Theo KCNA, không có bất cứ rò rỉ phóng xạ nào phát tán ra ngoài sau vụ thử hạt nhân đầu tiên thành công này.

Hình ảnh đất nước Triều Tiên hưng thịnh hồi những năm 1970

(Kiến Thức) - Với sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc, đất nước Triều Tiên hưng thịnh và phát triển vượt bậc hồi những năm 1970.

Hình ảnh đất nước Triều Tiên hưng thịnh hồi những năm 1970
HInh anh dat nuoc Trieu Tien hung thinh hoi nhung nam 1970
 Trong thập niên 1970, đất nước Triều Tiên đã tiến bộ vượt bậc về kinh tế và xã hội thông qua các kế hoạch dài hạn và sự hỗ trợ của Liên Xô và Trung Quốc. Trong ảnh: Mua bán ở một sạp hàng bán rau củ hồi thập niên 1970.

15 sự thật ít biết về đất nước Triều Tiên

(Kiến Thức) - Trang Business Insider mới đây đăng bài viết có nội dung nêu 15 sự thật ít biết về đất nước Triều Tiên.

15 sự thật ít biết về đất nước Triều Tiên
15 su that it biet ve dat nuoc Trieu Tien
 Bắt đầu từ ngày 15/8/2015, CHDCND Triều Tiên chính thức áp dụng múi giờ riêng mang tên “múi giờ Bình Nhưỡng”, chậm hơn 30 phút so với giờ chuẩn hiện nay.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.