Địa danh Ba Đồn: Tụ nhân tụ hóa mười ngày một phiên

(Kiến Thức) - Ba cái đồn tạo thành một thế chân vạc khá vững chắc để bảo vệ phần đất của Đàng Ngoài từ Đèo Ngang đến sông Gianh. 

Địa danh Ba Đồn: Tụ nhân tụ hóa mười ngày một phiên

Ba cái đồn của chúa Trịnh gồm có: Đồn Trung Thuần đóng tại làng Trung Thuần (còn gọi là làng Trung Ái) nay thuộc xã Quảng Lưu. Đồn Thuận Bài đóng tại làng Thuận Bài nay thuộc xã Quảng Thuận và Đồn Ròn đóng tại vùng Ròn.

Đào kênh nối ba đồn

Đồn Ròn có nhiệm vụ án giữ Đèo Ngang và cửa Ròn. Đồn Thuận Bài là đồn tiền tiêu của Chúa Trịnh đối diện với đồn Cao Lao Hạ (nay thuộc xã Hạ Trạch) của chúa Nguyễn. Đồn Thuận Bài được trang bị mạnh, quân lính đông để đối phó trực tiếp với quân của chúa Nguyễn. Đồn Trung Thuần là đồn chính trong hệ thống đồn lũy của chúa Trịnh. 
Đây cũng là nơi ở lại nghỉ ngơi của chúa Trịnh và thuộc hạ mỗi khi vào công cán vùng Bắc sông Gianh. Đồn Thuận Bài và Đồn Ròn hiện nay không còn dấu vết gì. Riêng Đồn Trung Thuần còn có một số di tích qua các địa danh gồm: Ao Cái, Chợ Cổng, Hòn Cột Cờ, đồng Mũi Súng, Xóm Kho... Vùng Ao Cá là trung tâm của Đồn Trung Thuần. Chợ Cổng là chợ họp ở cổng đồn. Hòn Cột Cờ là hòn núi có cắm cờ của chúa Trịnh.
Ba cái đồn đó tạo thành một thế chân vạc khá vững chắc để bảo vệ phần đất của Đàng Ngoài từ Đèo Ngang đến sông Gianh. Nhưng ba cái đồn này cách nhau khá xa. Vì vậy, chúa Trịnh phải tiến hành đào một hệ thống kênh đào nối liền giữa ba cái Đồn. Chúa Trịnh cho đào một kênh từ Ròn qua Xuân Kiều vào Thổ Ngọa rồi nối liền với sông Gianh. Từ sông Gianh (đoạn thuộc xã Quảng Thanh hiện nay) chúa Trịnh lại còn cho đào con kênh thứ hai qua Hướng Phương, Tô Xá rồi vào Trung Thuần. 
Tranh minh họa.
 Tranh minh họa.
Ngày hội Ba Đồn
Sau khi hoàn thành hệ thống kênh đào nói trên, việc đi lại và tiếp tế giữ ba đồn trở nên dễ dàng và hết sức thuận lợi. Chúa Trịnh liền cho phép quân lính của cả Ba Đồn hàng tháng được mở ba ngày hội vào các ngày mồng sáu, mười sáu và hai mươi sáu, gọi là ngày hội Ba Đồn. Địa điểm tổ chức ngày hội lúc đầu tại đồng Quai Mõ trên bờ bắc sông Gianh (nơi gần bến đò cửa Bắc hiện nay).
Mục đích của những ngày hội Ba Đồn làm cho quân lính của cả ba Đồn được ăn chơi, nhảy múa để bớt nhớ nhà, nhớ vợ con, bản quán. Và ngày hội của ba đồn tự nhiên mang thêm nội dung mới: Ngày nhân dân trong vùng đem hàng hóa, sản phẩm đến để trao đổi mua bán, là nơi trao đổi sản phẩm tự sản tự tiêu.
Suốt thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, ngày hội Ba Đồn vẫn tiến hành đều đặn mỗi tháng ba ngày. Lúc đầu tham gia ngày hội chủ yếu là quân lính của ba đồn, nhưng dần dần nhân dân trong vùng đã trở thành lực lượng chính. Từ chỗ vui chơi của quân lính dần dần trở thành nơi trao đổi hàng hóa của nhân dân nên nó đã trở thành nội dung chính của ngày hội. 
Chính vì vậy, sau khi chấm dứt thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, ngày hội ba đồn của quân lính chúa Trịnh không còn nữa, nhưng nhân dân trong vùng đã trở thành truyền thống cứ đến ngày 6, 16, 26 hằng tháng vẫn tụ hồi về đây để trao đổi hàng hóa như cũ. Và ngày hội ba đồn của quân lính chúa Trịnh trước đó đã trở thành ngày chợ phiên của nhân dân trong vùng. Và chợ đó được gọi là chợ Ba Đồn.
Năm 1954, để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, UBND huyện Quảng Trạch cho phép chợ Ba Đồn được mở thêm ba phiên nữa vào các ngày mồng một, mười một và hai mươi mốt. Từ đó tới nay chợ Ba Đồn mỗi tháng có 6 phiên. Tuy vậy, nhân dân trong vùng vẫn coi các ngày 6, 16, 26 là các phiên chợ chính và các phiên chợ đó nhân dân đến chợ đông nhất. 
Ba Đồn là chợ xưa nay, tụ nhân tụ hóa mười ngày một phiên. Nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh Ba Đồn là như vậy.

Kho ảnh khổng lồ về VN 1991-1993: Ghé thăm chợ Đông Ba

(Kiến Thức) - Nằm dọc bờ sông Hương, chợ Đông Ba là trung tâm buôn bán sầm uất nhất, đồng thời là một biểu tượng lịch sử của thành phố Huế.

Kho ảnh khổng lồ về VN 1991-1993: Ghé thăm chợ Đông Ba
Cảnh tượng nhộn nhịp bên trong chợ Đông Ba.
Cảnh tượng nhộn nhịp bên trong chợ Đông Ba. 

Địa danh Ba Đồn có từ bao giờ?

(Kiến Thức) - Địa danh Ba Đồn là tên một cái chợ quê có từ lâu và được nhiều người biết đến. Nhưng tại sao lại gọi là Ba Đồn và địa danh ấy có từ thời nào? 

Địa danh Ba Đồn có từ bao giờ?

Ba Đồn hiện nay là thị trấn và là huyện lỵ huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách Đèo Ngang về phía Nam khoảng 20km và cách sông Gianh về phía Tây Bắc khoảng 7km.

Vua Lê ngự giá Nam chinh

Theo chúng tôi địa danh Ba Đồn có nguồn gốc xuất xứ của nó và gắn chặt với thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh.

Bật mí Dinh thự mùa hè của Toàn quyền Đông Dương

(Kiến Thức) - Tọa lạc trên một đồi thông tuyệt đẹp của Đà Lạt, đây là một tòa lâu đài tráng lệ gồm 25 phòng được bài trí cực kỳ sang trọng...

Bật mí Dinh thự mùa hè của Toàn quyền Đông Dương
Tọa lạc trên một ngọn đồi thông cách trung tâm Đà Lạt 2km về hướng Đông Nam là một trong những dinh thự hoành tráng và nổi tiếng nhất thành phố, được gọi là Dinh 2.
 Tọa lạc trên một ngọn đồi thông cách trung tâm Đà Lạt 2km về hướng Đông Nam là một trong những dinh thự hoành tráng và nổi tiếng nhất thành phố, được gọi là Dinh 2.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới