Đi về đâu, Uzbekistan thời “hậu Karimov”?

(Kiến Thức) - Cái chết của Tổng thống Islam Karimov dường như khép lại một kỷ nguyên phát triển của Uzbekistan và người ta tự hỏi đất nước này sẽ đi về đâu?

Có thể nêu nhiều nhận xét tốt hoặc xấu về Islam Karimov, vị tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Uzbekistan.Nhưng sự thật hiển nhiên là trong gần 25 năm nắm quyền, Tổng thống Islam Karimov đã gìn giữ Uzbekistan từ thời những người Bolshevik gây dựng như một nhà nước thống nhất, Phó giáo sư Gevorg Mirzayan, Trường Tổng hợp Tài chính của chính phủ Nga viết cho Sputnik.
Di ve dau, Uzbekistan thoi “hau Karimov”?
Cái chết của Tổng thống Islam Karimov dường như khép lại một kỷ nguyên phát triển của Uzbekistan, Ảnh Al Jazeera 
Câu hỏi mới là những người kế tục ông sẽ phải làm gì. Tính hợp pháp của việc chuyển giao quyền lực là vấn đề nhỏ. Quả thực, Uzbekistan không phải là thể chế dân chủ, nhưng đại đa số người dân và tất cả các thế lực bên ngoài có tính xây dựng đều hài lòng với thực tế này.
Bất kỳ sự lựa chọn nào khác sẽ đẩy đất nướcUzbekistan vào hỗn loạn nội chiến, có thể đưa lên vị trí quyền lực những nhà đối lập-tị nạn không có kinh nghiệm hoặc các nhân vật Hồi giáo cực đoan với khái niệm đặc trưng về nhà nước.
Tất nhiên, công tác tuyên truyền nội bộ đúng hướng sẽ góp phần củng cố chính quyền. Ở Uzbekistan hiện diện tâm lý tôn sùng lãnh tụ, người đã dẫn dắt đất nước hướng tới sự phát triển thịnh vượng. Sự tôn sùng được xây dựng nhiều năm qua. Không việc gì phải lo là nó được hình thành xung quanh ông Karimov. Kinh nghiệm của Turkmenistan chỉ ra rằng với cách tiếp cận và công tác tuyên truyền đúng mức, có thể dễ dàng thay thế đối tượng được tôn sùng.
Điều mà ban lãnh đạo mới sẽ phải làm là rời khỏi tư duy bảo thủ quyền lực (của cố Tổng thống Karimov) và chuyển sang thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế-xã hội để vun đắp hơn nữa cho sự tín nhiệm mà họ nhận được.
Có những vấn đề mà người kế nhiệm Tổng thống Karimov chắc chắn sẽ tiếp tục đường lối của ông. Ví dụ, khai thác thị trường lao động Nga như một điểm đến cho thanh niên Uzbek. Mặc dù Islam Karimov có thể chê trách di cư lao động Uzbek (ví dụ, ông nói rằng họ sỉ nhục đất nước khi làm nghề quét dọn ở Moscow), nhưng ông thừa hiểu lao động xuất khẩu Uzbekistan giải quyết ít nhất hai vấn đề của đất nước. Thứ nhất, họ nuôi gia đình mình. Thứ hai, thanh niên đến Nga tìm việc làm đã giảm bớt căng thẳng xã hội có thể phát sinh do tỷ lệ thất nghiệp cao.
Có khả năng chính phủ mới sẽ phải thay đổi một số mô hình trong nước, có những quy định sẽ gây bất hòa nhận thức.
Ví dụ, thị trường tiền tệ. Về hình thức, Uzbekistan cấm tự do lưu thông ngoại tệ — người dân phải mua đôla tại các ngân hàng theo tỷ giá thấp hơn nhiều so với thực tế. Nhưng thị trường đen ngoại tệ tồn tại khá công khai. Thời những năm 1990, các tiểu thương mới buộc phải hẹn tìm những nơi bí mật để mua đôla Mỹ bằng đồng soma Uzbek qua những người Triều Tiên buôn tiền. Năm 2016, thị trường dũng cảm săn đón khách hàng: ở bất kỳ bến metro, chỉ cách các cảnh sát viên vài chục mét là có người ngồi với một túi tiền và ngang nhiên thực hiện đổi tiền. Điều này gây thiệt hại đáng kể không chỉ riêng với nền kinh tế mà cả uy tín của đất nước, chứng tỏ mức độ tham nhũng cao. Chính phủ mới hoặc phải bãi bỏ lệnh cấm lưu thông tự do ngoại tệ hoặc đẩy thị trường đen trở lại hoạt động bí mật.
Các nhà chức trách mới sẽ cần cải cách cả chính sách đối ngoại. Cố Tổng thống Islam Karimov là người không muốn chịu bất cứ tác động từ các thế lực bên ngoài. Do đó, ông đã thẳng thừng từ chối các quan hệ quân sự và kinh tế mật thiết với Mỹ, Nga hay Trung Quốc. Tổng thống Uzbekistan luôn nhấn mạnh tính độc lập của mình.
Tuy nhiên gần đây, các chính sách của nhà lãnh đạo Uzbekistan bắt đầu có một số thay đổi. Ngay cả ông Karimov cũng hiểu rằng những mối đe dọa từ bên ngoài như IS và tình hình Afghanistan đang có nguy cơ lớn biến thành hiện thực hơn khả năng rơi vào vòng ảnh hưởng của Nga. Vì vậy, ông đã bắt đầu một quá trình tái lập quan hệ với Nga.
Phó giáo sư Gevorg Mirzayan cho rằng nhiều khả năng, chính phủ mới sẽ đẩy nhanh quá trình này.

Những thành phố “bốc mùi” trên thế giới

(Kiến Thức) - Bristol, Rotorua, Mombasa,... là một số trong những thành phố "bốc mùi" rất đặc trưng  trên thế giới.

Nhung thanh pho “boc mui” tren the gioi
Bristol (Anh) là một trong những thành phố bốc mùi trên thế giới. Bristol “tỏa” mùi giấm kể từ khi hội đồng thành phố này quyết định dùng giấm thay thế cho thuốc diệt cỏ.
Nhung thanh pho “boc mui” tren the gioi-Hinh-2
Thành phố Rotorua ở New Zealand được cho là có mùi trứng thối. Người dân nơi đây còn đặt biệt danh cho Rotorua là “thành phố Sulfur”.
Nhung thanh pho “boc mui” tren the gioi-Hinh-3
Thành phố Mombasa của Kenya có mùi đất nung, đặc biệt vào mùa hè khi những cơn mưa trút xuống.
Nhung thanh pho “boc mui” tren the gioi-Hinh-4
Thành phố Edinburgh (Scotland) bốc mùi bia bởi nơi đây có nhiều nhà máy pha chế, chưng cất rượu bia..
Nhung thanh pho “boc mui” tren the gioi-Hinh-5
Thành phố Buffalo (Mỹ) có mùi Cheerios bởi đây là nơi đặt nhà máy General Mills sản xuất Cheerios. Buffalo đôi khi tỏa mùi của yến mạch rang.
Nhung thanh pho “boc mui” tren the gioi-Hinh-6
Thành phố Cincinati ở bang Ohio (Mỹ) tỏa mùi xà phòng.
Nhung thanh pho “boc mui” tren the gioi-Hinh-7
Thành phố Fez (Ma-rốc) có mùi da đặc trưng. Nơi đây có nhà máy thuộc da lâu đời nhất trên thế giới.
Nhung thanh pho “boc mui” tren the gioi-Hinh-8
Thành phố "khó ngửi" Lansing, bang Michigan (Mỹ) có mùi sơn khiến không ít người dân nơi đây cảm thấy khó chịu.
Nhung thanh pho “boc mui” tren the gioi-Hinh-9
Thành phố Los Angeles (Mỹ) tỏa mùi hoa nhài và khí thải ô tô.
Nhung thanh pho “boc mui” tren the gioi-Hinh-10
Ở một số khu vực của thành phố New York của Mỹ, người dân có thể ngửi thấy mùi xi-rô được cho là lan tỏa từ nhà máy nước hoa ở New Jersey.
Nhung thanh pho “boc mui” tren the gioi-Hinh-11
Thành phố Mumbai (Ấn Độ) tỏa mùi dầu cọ và quế.
Nhung thanh pho “boc mui” tren the gioi-Hinh-12
Tại các khu chợ thực phẩm ở thủ đô Bangkok (Thái Lan), mùi sầu riêng lan tỏa khắp chợ. Đây là loại trái cây mà người dân địa phương ưa thích.

Điểm danh 15 thành phố lâu đời nhất thế giới

(Kiến Thức) - Jericho, Byblos hay Aleppo,...là một số thành phố lâu đời nhất thế giới. Người dân đã định cư ở những thành phố cổ này từ hàng nghìn năm trước.

Diem danh 15 thanh pho lau doi nhat the gioi
Một trong những thành phố lâu đời nhất thế giới là Jericho thuộc vùng lãnh thổ Palestine. Những cư dân đầu tiên sinh sống tại thành phố này là vào năm 9000 trước Công nguyên. Jericho được tìm thấy gần sông Jordan ở Bờ Tây và hiện nay dân số của thành phố này có khoảng 20 nghìn người.
Diem danh 15 thanh pho lau doi nhat the gioi-Hinh-2
Những cư dân đầu tiên định cư tại thành phố cổ Byblos của Lebanon vào năm 5000 trước Công nguyên. Một số địa điểm du lịch quan trọng của Byblos phải kể đến như lâu đài Byblos, nhà thờ Thánh John được xây dựng vào thế kỷ 12...
Diem danh 15 thanh pho lau doi nhat the gioi-Hinh-3
Thành phố cổ Aleppo của Syria có những cư dân đầu tiên sinh sống là vào năm 4300 trước Công nguyên.
Diem danh 15 thanh pho lau doi nhat the gioi-Hinh-4
Damascus (Syria) cũng là một trong những thành phố có người sinh sống lâu đời nhất trên thế giới.
Diem danh 15 thanh pho lau doi nhat the gioi-Hinh-5
Thành phố Susa của Iran có người ở từ năm 4200 trước Công nguyên. Susa từng là thủ phủ của đế chế Elamite.
Diem danh 15 thanh pho lau doi nhat the gioi-Hinh-6
Thành phố cổ tiếp theo là Faiyum ở Ai Cập. Người dân thành phố cổ Faiyum từng tôn thờ loài cá sấu Petsuchos.
Diem danh 15 thanh pho lau doi nhat the gioi-Hinh-7
Vào năm 4000 trước Công nguyên, những cư dân đầu tiên đã sinh sống ở thành phố Sidon, Lebanon.
Diem danh 15 thanh pho lau doi nhat the gioi-Hinh-8
Thành phố cổ Plovdiv của Bulgaria có nhiều di tích cổ đại và là một trung tâm văn hóa lớn.
Diem danh 15 thanh pho lau doi nhat the gioi-Hinh-9
Vào năm 3650 trước Công nguyên, những cư dân đầu tiên đã sinh sống tại thành phố Gaziantep, phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, gần khu vực biên giới với Syria.
Diem danh 15 thanh pho lau doi nhat the gioi-Hinh-10
Thành phố cổ Beirut của Lebanon đã có người ở từ năm 3000 trước Công nguyên.
Diem danh 15 thanh pho lau doi nhat the gioi-Hinh-11
Thành phố cổ Jerusalem từng bị phá hủy hai lần.
Diem danh 15 thanh pho lau doi nhat the gioi-Hinh-12
Một thành phố cổ nữa ở Lebanon là Tyre.
Diem danh 15 thanh pho lau doi nhat the gioi-Hinh-13
Thành phố Arbil của Iraq có người ở từ năm 2300 trước Công nguyên.
Diem danh 15 thanh pho lau doi nhat the gioi-Hinh-14
Thành phố cổ Kirkuk nằm cách thủ đô Baghdad của Iraq khoảng 241 km về phía bắc.
Diem danh 15 thanh pho lau doi nhat the gioi-Hinh-15
Vào năm 1500 trước Công nguyên, những cư dân đầu tiên đã định cư ở thành phố cổ Balkh của Afghanistan.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.