Đi tiêm thuốc tránh thai, cô gái bị nhầm mũi 3 vắc xin COVID

(Kiến Thức) - Đến phòng khám tư để tiêm thuốc tránh thai, cô gái không nhờ mình bị tiêm nhầm vắc xin COVID-19. Đáng nói, trước đó cô đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh, vì vậy cô rất lo lắng. 

Đi tiêm thuốc tránh thai, cô gái bị nhầm mũi 3 vắc xin COVID
Theo thông tin đăng tải, sự việc hy hữu xảy ra ở Đại Bộ, Hồng Kông. Cô Hiểu Doanh, 32 tuổi, cách đây không lâu đã đến phòng khám tư của bác sĩ Hứa Gia Phong để tiêm thuốc tránh thai. Không ngờ, do bác sĩ chủ quan, bỏ qua thủ tục kiểm tra hồ sơ bệnh nhân và tiêm luôn cho cô Hiểu Doanh, điều này đã dẫn đến nhầm lẫn tai hại. Thay vì được tiêm thuốc tránh thai, cô Hiểu Doanh lại bị tiêm vắc xin COVID-19.
Sau khi tiêm xong, cô Hiểu Doanh thấy hơi lạ lùng vì ống tiêm và thời gian tiêm có khác biệt nên hỏi lại bác sĩ Hứa. Không ngờ lại nhận được câu trả lời rằng mũi tiêm vừa đi vào cơ thể cô là vắc xin COVID-19.
Di tiem thuoc tranh thai, co gai bi nham mui 3 vac xin COVID
 
Hoảng sợ, cô Hiểu Doanh nói: "Tôi đến tiêm thuốc tránh thai, không phải tiêm vắc xin". Thực tế, cô Hiểu Doanh đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19 trước đó rồi. Lần tiêm nhầm này, Hiểu Doanh đã tiêm đến mũi 3 vắc xin COVID-19, rất sợ có tác dụng phụ không mong muốn hoặc biến chứng.
Sau khi phát hiện tiêm nhầm, bác sĩ Hứa vội thừa nhận nhưng không hề có động tác kiểm tra lại hay tỏ ra có trách nhiệm hơn. Bác sĩ này chỉ nói "không sao đâu" và bảo cô Hiểu Doanh về nhà nghỉ ngơi.
Cô Hiểu Doanh cho biết, cả trước và sau khi tiêm, bác sĩ Hứa đều không yêu cầu cô xuất trình căn cước công dân để đưa vào hệ thống "Chăm sóc sức khỏe" cũng không kiểm tra hồ sơ tiêm chủng của cô.
Khi cô Hiểu Doanh yêu cầu báo cáo sự cố này lên chính quyền, bác sĩ Hứa vội gạt đi và nói "tất cả đều ổn". Thế nhưng khi thấy huyết áp tăng, đau đầu và nhịp tim tăng, cô Hiểu Doanh đã tự mình tới bệnh viện lớn để kiểm tra. Trong lúc đó bác sĩ Hứa vẫn không có động tĩnh gì.
Hành động này khiến cô Hiểu Doanh vô cùng lo lắng, chỉ trích bác sĩ Hứa vô trách nhiệm với bệnh nhân. Dù tiêm nhầm rất nguy hiểm nhưng lại tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến tình trạng bệnh nhân, không phối hợp theo dõi...   
Hiện, cô Hiểu Doanh đã cân nhắc việc khiếu nại bác sĩ Hứa Gia Phong và đòi công lý cho mình.

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

(Kiến Thức) - Nếu bạn có ý định dùng thuốc tiêm tránh thai, hãy đọc kỹ những lưu ý dưới đây.

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai
Nhung dieu can biet ve thuoc tiem tranh thai
Thuốc tiêm tránh thai là biện pháp tránh thai tạm thời. Thuốc được tiêm có chứa nội tiết progestin và có tác dụng tránh thai trong vài tháng. Đây là phương pháp được sử dụng cho những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản muốn dùng một biện pháp tránh thai tạm thời và có hồi phục về sau này. 

Mũi 3 Pfizer tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại biến thể Delta

(Kiến Thức) - Pfizer cho biết liều thứ ba vắc-xin COVID-19 của họ "thúc đẩy mạnh mẽ" phản ứng miễn dịch chống lại biến thể Delta.

Mũi 3 Pfizer tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại biến thể Delta
Công ty đã trình bày các slide thông tin trước Hội nghị báo cáo tài chính trực tuyến, với dữ liệu cho thấy mức độ kháng thể cao hơn 5 lần sau khi tiêm liều thứ ba ở những người từ 18 đến 55 tuổi so với biến thể Delta và cao hơn 11 lần ở những người từ 65 đến 85 tuổi.
Mui 3 Pfizer tang cuong phan ung mien dich chong lai bien the Delta
 
Đầu tháng này, Pfizer cho biết họ sẽ nộp đơn xin cấp phép của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho liều vắc xin thứ ba. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu có cần một liều tăng cường và khi nào thì có thể tiêm. Có thể chỉ cần tiêm nhắc lại cho những người dễ bị tổn thương hơn như người già hoặc những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm.

Vắc xin Sinopharm và những điều quan trọng bạn cần biết

 WHO đã đánh giá kỹ lưỡng dữ liệu về chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của vắc xin Sinopharm và đã khuyến nghị sử dụng vắc xin này cho những người từ 18 tuổi trở lên.

Vắc xin Sinopharm và những điều quan trọng bạn cần biết
Vac xin Sinopharm va nhung dieu quan trong ban can biet
 Ngày 7/5, vắc xin phòng ngừa COVID-19 Sinopharm đã được nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược của WHO phê duyệt, đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) với hiệu quả bảo vệ lên đến 78.2%. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.