Đi ở rể, bị vợ lột sạch đồ, chàng trai nghèo đỗ tiến sĩ nước Việt

Bị vợ lột sạch quần áo, đuổi ra khỏi nhà, nhờ một người xa lạ, ông thi đỗ tiến sĩ mở đường cho con cháu vinh hiển. Đó là chuyện đời của Uông Sĩ Đoan.

Đi ở rể, bị vợ lột sạch đồ, chàng trai nghèo đỗ tiến sĩ nước Việt

Dù là người khai khoa của một dòng họ đại khoa bảng, thuở hàn vi, Uông Sĩ Đoan phải trải qua quảng đời đầy đắng cay, éo le, tủi nhục.

Theo sách Tang thương ngẫu lục, vì gia cảnh cơ hàn, sau khi lấy vợ, Uông Sĩ Đoan phải ở rể tại làng Du Lâm (Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay). Cùng người vợ này, hai người đã sinh hạ được một con trai.

Phận đời éo le của tiến sĩ bị vợ lột sạch đồ

Vốn rất quyết chí học hành nhưng Uông Sĩ Đoan lại gặp phải người vợ rất keo kiệt, dữ dằn, hễ thấy bạn của chồng tới chơi là đuổi thẳng, lớn tiếng mắng rằng: Đồ dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm chớ gì mà nói năng ỏm tỏi ra chiều bắng nhắng thế!

Dù bị vợ khinh miệt ra mặt, Uông Sĩ Đoan vẫn ham học, quyết chí đem tài năng thi thố với đời. Ông cố nhịn, bỏ qua tất cả để lao vào đèn sách, mài dùi kinh sử.

Di o re, bi vo lot sach do, chang trai ngheo do tien si nuoc Viet

Khi triều đình mở khoa thi, như bao sĩ tử khác, Uông Sĩ Đoan sắm sửa lều chỏng để đi. Nào ngờ, vợ ông quyết không chu cấp hành lý và lệ phí cho.

Giận dỗi, ông vùng vằng bỏ đi, nào ngờ bà ta đuổi theo, lột sạch quần áo. Không còn miếng vải che thân, Uông Sĩ Đoan xấu hổ phải lội xuống ao để núp.

Bấy giờ có một cô gái ở làng bên cạnh cùng bà mang vải ra chợ bán, thấy cảnh ấy, liền nhờ bà tới hỏi xem đầu đuôi câu chuyện rồi xé vải tặng cho đóng khố dùng tạm. Nhờ mảnh vải của cô gái xa lạ, Uông Sĩ Đoan mới được đi thi.

Sau khi thi đỗ tiến sĩ, ông đã tìm đến cô gái xa lạ ngày nào, xin cưới làm vợ. Biết tin chồng đỗ đạt và cưới cô gái bán vải cứu mình khỏi tình huống dở khóc dở cười, bà vợ cũ liền chạy đến kiếm chuyện. Người vợ mới của ông bình thản nói:

"Tôi chỉ lấy cái bà đã nhẫn tâm vứt xuống ao, chứ có tranh giành cái gì của bà đâu. Còn như áo mũ hiện giờ chồng tôi đang mặc là của vua ban, bà có giỏi thì cứ đến mà lột".

Bà vợ cũ nghe vậy xấu hổ quá, bỏ làng đi không rõ tung tích. Câu chuyện của người phụ nữ này trở thành đề tài chê cười cho hậu thế: "Dài lưng đã có võng đào. Tốn vải đã có áo bào vua ban".

Khởi đầu của gia đình danh vọng nức tiếng

Uông Sĩ Đoan (1694-1793), quê ở làng Vũ Nghị, huyện Thanh Lam, phủ Tân Hưng, trấn Nam Sơn, nay là xã Thái Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Ông tên thật là Giang Sĩ Đoan, nhưng bắt đầu từ đời ông do kiêng húy của chúa Trịnh Giang nên đổi thành họ Uông.

Theo sách Tang thương ngẫu lục, năm Tân Sửu (1721) đời Lê Dụ Tông, triều đình mở khoa thi. Vượt qua gần 3.000 nho sinh, Uông Sĩ Đoan đứng thứ 6 trong số 25 người được triều đình chấm đỗ.

Di o re, bi vo lot sach do, chang trai ngheo do tien si nuoc Viet-Hinh-2

Tại khoa thi này, Uông Sĩ Đoan cùng các sĩ tử đã vượt quan bài thi hỏi về đạo trị nước của triều đình để ghi tên bảng vàng. Ngày nay, bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn còn lưu lại nội dung khoa thi.

Theo đó: "Đề sách vấn hỏi về đạo trị nước. Sáng hôm sau, quan đọc quyển nâng quyển tiến đọc. Hoàng thượng đích thân xem xét, định thứ bậc cao thấp... Loa truyền người đỗ, bộ Lễ rước bảng vàng ra treo ở trước cửa nhà Thái học.

Lúc bấy giờ người tới xem chen vai nối gót, áo mũ đầy đường, đều nói rằng từ hồi trung hưng tới nay, khoa mục được người thì khoa này là thịnh nhất.

Mùa xuân năm sau, cử hành ân điển. Ban áo mũ phẩm phục để được vẻ vang, cho dự yến Quỳnh thưởng hoa bạc.

Tỏ lòng ưu ái ban cho bạc ròng, lại hậu đãi làm cho nhà cửa để có chốn chở che, theo thứ bậc cao thấp mà định tước vị, ân điển chất chồng. Lại sai khắc đá dựng bia ở nhà Quốc học".

Sau khi đỗ đạt, Uông Sĩ Đoan bước vào con đường quan lộ, trải qua nhiều chức vụ, làm quan đến Hữu Thị lang bộ Công, tước Lam đình bá và ông cũng là người khai sinh của một trong những dòng đại khoa bảng ở vùng Sơn Nam Hạ xưa và Thái Bình ngày nay.

Năm 1793, ông qua đời khi đã sống thọ tới 99 tuổi - độ tuổi cực hiếm thời bấy giờ.

Đặc biệt hơn, cùng vị phu nhân mới, hai ông bà đã sinh được nhiều người con đỗ đạt cao, làm quan to, nức tiếng đương thời như quan Bồi tụng là Uông Sĩ Lãng, Tri huyện Cẩm Giàng là Uông Sĩ Thiến, Lại bộ Lang trung là Uông Sĩ Trạch.

Trâu lửa, rắn độc và những "đội quân lạ lùng" trong nghìn năm sử Việt

Mèo đánh trận, trâu lửa phá vòng vây của kẻ thù, rắn độc khiến giặc khiếp sợ là những "đội quân kỳ lạ" trong quá khứ.

Trâu lửa, rắn độc và những "đội quân lạ lùng" trong nghìn năm sử Việt
Bị bao vây không còn đường thoát thân, Nguyễn Hữu Cầu cho buộc giẻ tẩm nhựa thông vào đuôi trâu và châm lửa đốt. Đàn trâu lửa điên cuồng lao thẳng vào hàng ngũ quân Trịnh, húc và dẫm đạp dữ dội làm rối loạn đối phương. Lợi dụng thời cơ, Nguyễn Hữu Cầu tung quân chủ lực ra đánh khiến quân Trịnh tan vỡ.

Thủ lĩnh “đội quân” chim bồ câu độc nhất vô nhị trong sử Việt?

Ông là danh tướng độc nhất trong lịch sử Việt Nam sở hữu "đội quân" kỳ lạ này.

Thủ lĩnh “đội quân” chim bồ câu độc nhất vô nhị trong sử Việt?

Thu linh “doi quan” chim bo cau doc nhat vo nhi trong su Viet?

Lịch sử nước ta từng xuất hiện nhiều đội quân kỳ lạ. Tuy nhiên, sử dụng bồ câu để đánh giặc thì chỉ có duy nhất ở danh tướng Nguyễn Chích.

Thu linh “doi quan” chim bo cau doc nhat vo nhi trong su Viet?-Hinh-2

Nguyễn Chích là bậc khai quốc công thần của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông đã có công giúp Lê Lợi đánh đuổi quân Minh.

Vị vua “kỳ quặc” nhất sử Việt: Ôm thị vệ ngủ hằng đêm

Câu chuyện về vị vua không thích phụ nữ nhưng vẫn có con đã gây ra nhiều đồn đại trong lịch sử Việt Nam.

Vị vua “kỳ quặc” nhất sử Việt: Ôm thị vệ ngủ hằng đêm
Vua Khải Định tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, sinh ngày 8/10/1885, là vị hoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn. Ông là con trưởng của Vua Đồng Khánh và Hòa Tần Dương Thị Thục. Nhà vua lên ngôi năm 31 tuổi, trị vì từ năm 1916 đến năm 1925 trong giai đoạn Pháp thuộc, tại vị gần 10 năm và mất vào năm 40 tuổi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới