Anh Đặng Văn Dũng bên phần trục cánh quạt chiếc máy bay được tìm thấy trong lúc rà phế liệu. Ảnh: Nguyễn Cường |
Dùng máy bay trực thăng chữa cháy: Có nực cười?
“Trong quy hoạch xây dựng chưa tính đến bãi đỗ cho sân bay trực thăng trên nóc nhà, chỗ đỗ máy bay trực thăng ở các điểm dưới mặt đất".
Trước tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua, ngày 16/6, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, Phó Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội cho biết, đến thời điểm thích hợp, Hà Nội sẽ mua máy bay trực thăng phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng cho biết, chủ trương mua trực thăng của Hà Nội là tốt bởi trực thăng không chỉ chữa cháy mà còn cứu người. Bên cạnh đó, trực thăng còn giúp chữa cháy rừng, hoặc cháy lớn như xăng, dầu, …
Hà Nội sẽ mua máy bay trực thăng phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn. |
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng cho rằng, nếu giải quyết được ngay thời điểm đám cháy vừa bùng phát là rất tốt, nếu không dập lửa được lúc đầu, cháy ngày càng lớn lên, nhiệt độ tăng cao, khi đó dập lửa sẽ rất khó khăn.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, cần nghiên cứu về tính hợp lý và thời điểm mua, cải thiện cơ sở vật chất hiện tại. |
Mặt khác, nơi xảy ra cháy nhà sát nhau, nhà ống,… hoặc nhà nhiều tầng thì sẽ gặp khó khăn trong phun nước cứu hỏa và hút nước,… Ngoài ra, một số khu, nhà dân liền nhau, đường vào rất nhỏ. Xe cứu hỏa không vào được, lúc này có trực thăng cứu hỏa đổ nước từ trên xuống sẽ giúp dập tắt đám cháy nhanh hơn.
Ông Hùng nói, cần tuyên truyền đến các hộ gia đình tự trang bị các thiết bị phòng cháy và cẩn trọng phòng cháy. Các nhà nhiều tầng cần lắp đặt hệ thống phòng cháy, khi có dấu hiệu cháy là các thiết bị sẽ tự động phun nước. Tránh trường hợp, khi có hỏa hoạn xảy ra, các thiết bị phòng cháy không hoạt động.
Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng phân tích, để có thể mua được trực thăng chữa cháy và cứu người, thành phố cần nghiên cứu về tính hợp lý và thời điểm mua, cơ sở vật chất. Thành phố cũng cần nghiên cứu và học hỏi các nước đã có trực thăng, nên mua trực thăng lớn hay nhỏ, hoạt động đa chức năng hay một chức năng….
“Thành phố cần cải thiện cơ sở hạ tầng, nếu mua trực thăng nhẹ, có thể xem xét, gia cố trần nhà để có thể đỗ được. Quy hoạch những điểm đỗ ở dưới mặt đất để các nhân viên y tế cứu người từ trực thăng thả xuống”, ông Hùng nói.
Với trực thăng lớn, cần có tiêu chuẩn xây nhà bao nhiêu tầng bắt buộc phải có sân bay trực thăng trên nóc. Đây là bài toán cần phải tính để cho tương lai, để tương lai có thể dùng được trực thăng cứu hỏa. Do vậy, ngay từ bây giờ, cần phải ra các quy định bắt buộc trong xây dựng nhà ở, khuân viên, công viên, bãi đỗ trực thăng,….
Trong khi đó, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, nên hoan nghênh việc mua máy bay trực thăng.
Theo ông, để thiết kế sân đỗ máy bay trực thăng không khó, chỉ yêu cầu có 2 điều kiện là khả năng chịu tải và không gian thoáng, không vướng víu. Hai điều kiện trên không có khó khăn trong xây dựng nhà nhiều tầng, nếu đưa vào tiêu chuẩn bắt buộc thì các nhà thầu vẫn đảm bảo được. Theo thông lệ, nhà từ 30 tầng trở lên thường có chỗ đỗ cho máy bay trực thăng. Tuy nhiên, nhà thầu có thi công hay không thì cũng không biết được bởi chưa có quy định bắt buộc trong thi công nhà nhiều tầng.
Phạm Sỹ Liêm cho rằng Hà Nội nên mua trực thăng đa chức năng để có thể cứu người, cứu hỏa, cứu rừng,… Tuy nhiên, để có thể mua máy bay trực thăng, cần nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các nước đã có trực thăng. Từ đó, chúng ta sẽ rút được kinh nghiệm sử dụng, quy hoạch dân cư, quy định nhà cao tầng, bãi đỗ trực thăng, hồ nước cứu hỏa…
Việt Nam chia buồn vụ tai nạn trực thăng tại Lào
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi điện thăm hỏi tới Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong về vụ tai nạn trực thăng quân sự Mi-17 tại Lào.
Được tin ngày 27/7, một máy bay trực thăng quân sự Mi-17 của Lào bị tai nạn tại khu vực phía Bắc bản Luangsay, huyện Longcheng, tỉnh Saysomboun trên đường bay từ Vientiane đi Luangprabang (Lào), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi điện thăm hỏi tới Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong về vụ tai nạn máy bay.
Một chiếc trực thăng Mi-17 của Quân đội Lào. |
Trong bức điện, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ xúc động và đau buồn khi nhận được tin về vụ tai nạn. Đồng thời thay mặt Đảng, Chính phủ, Quân đội và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi lời chia buồn sâu sắc tới Đảng, Chính phủ, Quân đội và nhân dân Lào cùng gia đình của các cán bộ, chiến sỹ gặp nạn sớm vượt qua mất mát, đau thương này.
Hôm 30/7, một ngày sau khi vị trí của máy bay trực thăng quân sự Mi-17 rơi trên sườn núi được xác định chính xác, thi thể của tất cả 23 người trên khoang đã được thu gom, Bộ Quốc phòng Lào thông báo. Thời tiết xấu có thể là nguyên nhân vụ tai nạn, báo Lào Vientiane Times đưa tin.