Đi dạo bên hồ, đứng tim thấy mãng xà gặp “kiếp nạn” sinh tử

Đi dạo bên hồ, đứng tim thấy mãng xà gặp “kiếp nạn” sinh tử

Bị cá đâm vây lưng vào họng, con rắn nuốt vào không được, nhổ ra không xong. Nếu không được cứu giúp, chắc chắn nó sẽ mất mạng.

Trong lúc đi dạo quanh hồ, một nhà bò sát học người Pháp và các đồng nghiệp vô tình chứng kiến cảnh tượng kinh ngạc khi con  rắn gặp phải kiếp nạn sinh tử.
Trong lúc đi dạo quanh hồ, một nhà bò sát học người Pháp và các đồng nghiệp vô tình chứng kiến cảnh tượng kinh ngạc khi con rắn gặp phải kiếp nạn sinh tử.
Theo thông tin đăng tải, trong khi đi dạo quanh một hồ nước rộng tại Lac de Carcès, miền đông nam nước Pháp, nhà bò sát học Nicolas Fuento và các đồng nghiệp phát hiện một con rắn Natrix maura đang cố gắng nuốt chửng con mồi.
Theo thông tin đăng tải, trong khi đi dạo quanh một hồ nước rộng tại Lac de Carcès, miền đông nam nước Pháp, nhà bò sát học Nicolas Fuento và các đồng nghiệp phát hiện một con rắn Natrix maura đang cố gắng nuốt chửng con mồi.
Thế nhưng, càng quan sát, Nicolas Fuento càng thấy bất thường, nó không giống như đang cố nuốt mà có hành vi co thắt, rõ ràng là muốn nhổ con cá nhỏ mắc kẹt trong cổ họng ra ngoài.
Thế nhưng, càng quan sát, Nicolas Fuento càng thấy bất thường, nó không giống như đang cố nuốt mà có hành vi co thắt, rõ ràng là muốn nhổ con cá nhỏ mắc kẹt trong cổ họng ra ngoài.
Để giúp con rắn nước, nhà bò sát học đã nhờ một thực tập sinh tóm lấy con rắn, sau đó dùng tay giúp kéo con cá nhỏ ra.
Để giúp con rắn nước, nhà bò sát học đã nhờ một thực tập sinh tóm lấy con rắn, sau đó dùng tay giúp kéo con cá nhỏ ra.
Song, chuyện không đơn giản khi vây lưng của con cá lại đâm vào thực quản của con rắn.
Song, chuyện không đơn giản khi vây lưng của con cá lại đâm vào thực quản của con rắn.
Để cứu giúp con rắn này, Nicolas Fuento phải đẩy nhẹ con cá vào trong sau đó lựa để kéo ra, giống như gỡ móc câu.
Để cứu giúp con rắn này, Nicolas Fuento phải đẩy nhẹ con cá vào trong sau đó lựa để kéo ra, giống như gỡ móc câu.
Sau khi được cứu giúp, con rắn chần chừ một lúc chưa bò đi ngay như muốn cảm ơn, sau đó nó bỏ đi, trườn khỏi tảng đá. Có lẽ, sau lần ăn uống bất cẩn này, con rắn sẽ được bài học nhớ đời, không cố gắng nuốt những con mồi gai góc nữa.
Sau khi được cứu giúp, con rắn chần chừ một lúc chưa bò đi ngay như muốn cảm ơn, sau đó nó bỏ đi, trườn khỏi tảng đá. Có lẽ, sau lần ăn uống bất cẩn này, con rắn sẽ được bài học nhớ đời, không cố gắng nuốt những con mồi gai góc nữa.
Nhà bò sát học Nicolas Fuento cũng cho biết thêm, con cá khiến cho rắn gặp "kiếp nạn" có tên khoa học là Gymnocephalus Cernua. Đây là một loài cá nước ngọt nhỏ có nguồn gốc từ châu Âu và một phần châu Á, nhưng nó cũng đã được du nhập vào Bắc Mỹ và các nơi khác ở châu Âu, trong đó có Pháp, vây lưng của chúng cứng và có nhiều gai có thể khiến một số loài săn mồi khó nuốt, phải chừa mặt chúng ra.
Nhà bò sát học Nicolas Fuento cũng cho biết thêm, con cá khiến cho rắn gặp "kiếp nạn" có tên khoa học là Gymnocephalus Cernua. Đây là một loài cá nước ngọt nhỏ có nguồn gốc từ châu Âu và một phần châu Á, nhưng nó cũng đã được du nhập vào Bắc Mỹ và các nơi khác ở châu Âu, trong đó có Pháp, vây lưng của chúng cứng và có nhiều gai có thể khiến một số loài săn mồi khó nuốt, phải chừa mặt chúng ra.
Thông thường, những con rắn nước sẽ săn cá, nhưng là loài cá da trơn, cá có vây bằng, ít gai góc.
Thông thường, những con rắn nước sẽ săn cá, nhưng là loài cá da trơn, cá có vây bằng, ít gai góc.
Vì kết cấu hàm, rắn có thể mở rộng nuốt con mồi to, song nếu như vây cá mắc kẹt, rắn cũng sẽ bị đâm thủng cơ thể, phải trả giá bằng sinh mạng của mình.
Vì kết cấu hàm, rắn có thể mở rộng nuốt con mồi to, song nếu như vây cá mắc kẹt, rắn cũng sẽ bị đâm thủng cơ thể, phải trả giá bằng sinh mạng của mình.
Mời quý độc giả xem thêm video: Thực hư loài rắn mini độc nhất Việt Nam “cắn là chết”.

GALLERY MỚI NHẤT