Đi chùa mà làm điều này tội nhiều hơn phúc

Đi chùa lễ phật là một việc làm rất tốt nhưng nếu không biết những điều dưới đây mà phạm phải thì phúc đâu chẳng thấy mà chỉ thấy họa.

Mời quý độc giả xem video: Cận cảnh ngôi chùa cổ ở Bắc Giang có nguy cơ đổ sập (nguồn: Dân Việt)
Khạc nhổ bừa bãi chốn phật đường
Khi bước chân vào bên trong phật đường và tam bảo tuyệt đối không được nói chuyện ồn ào, bình phẩm, nằm hoặc ngồi cũng như tùy tiện hắt hơi, khạc nhổ bừa bãi vì như vậy sẽ phạm tối bất kính.
Ăn mặc hở hang
Ăn mặc hở hang khi đi chùa lễ phật là biểu hiện của sự thiếu tôn nghiêm. Khi đi lễ chùa, bạn không nên mặc những bộ quần áo lòe loẹt, sặc sỡ, những chiếc váy đầm quá ngắn, trang phục hở hang phản cảm mà nên mặc những bộ quần áo giản dị, gọn gàng, sạch sẽ. Mặc những bộ trang phục phản cảm, lố lăng đến cửa chùa sẽ phạm giới, bất kính, công quả tiêu tán, quả báo vô cùng.
Di chua ma lam dieu nay toi nhieu hon phuc
Ảnh minh họa. 
Không nên nói chuyện cười đùa
Không nên nói chuyện cười đùa trong đền chùa, cười lớn tiếng, hoặc cố tình hiển lộ giọng nói của mình dù giọng bạn tinh khiết hay thánh thót như trẻ con… đều nên tránh.
Cúng đồ mặn ở Phật điện
Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.
Sắm vàng mã, tiền âm phủ dâng Phật tại chùa
Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.
Lấy đồ của chùa mang về
"Của Bụt mất một đền mười" vì thế không lấy đồ của chùa mang về. Phật điển ghi rõ, “nhân nhỏ, quả lớn”, thành tâm cúng dàng, lễ dù nhỏ nhưng phúc báo lớn lao; trộm của chùa,vật tuy xơ sài nhưng quả báo không gánh hết.
Vào chùa bằng cửa chính
Một trong những kiêng kỵ đầu tiên khi đặt chân tới cửa chùa là bạn không được bước vào bên trong chùa bằng cửa chính. Vì theo lễ nghi nhà chùa, cửa chính chỉ dành riêng cho đức Phật, Ngọc đế, Quân vương mới được ra vào nên chỉ được bước vào bên trong chùa bằng cửa phụ.
Mang tro cốt người chết lên chùa và cúng lễ cho người chết tại chùa
Sự việc này ngày nay đã trở nên phổ biến nhất và người ta cũng coi là nghiễm nhiên nhất, không có gì phải suy nghĩ. Nhưng thực ra đây là một trong những sự bất kính lớn nhất đối với chư Phật.
Mang quá nhiều đồ đạc linh tinh
Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào tam bảo bái Phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo.
Khi thụ lộc tại chùa nên lưu lại chút công đức
Khi được thụ lộc tài ở chùa thì nên lưu lại chút công đức dù nhiều hay ít. Không nên xem đó là việc đương nhiên sư trù trì cho thì nhận. Vì điều này sẽ phạm tội “luân đạo thực quả báo” là căn nguyên rơi vào địa ngục khi chết.

Sắm lễ đi chùa đầu năm thế nào mới chuẩn?

Sắm lễ đi chùa, đình, đền đầu năm là nét đẹp trong văn hóa người Việt. Tuy nhiên, lễ vật không phải cứ nhiều và “ú ụ” là tốt.

Sắm lễ đi chùa, đình, đền đầu năm là nét đẹp trong văn hóa người Việt. Tuy nhiên, lễ vật không phải cứ nhiều và “ú ụ” là tốt. Điều quan trọng nhất khi dâng lễ là bạn phải thành tâm. Dù lễ vật to hay nhỏ, chúng ta đều sẽ được phật, thánh chứng giám lòng thành. Nhưng lễ vật quá sơ sài cũng làm mất đi tâm thành của ta.
Sắm sửa lễ vật sao cho “đúng” và “chuẩn”? Dưới đây là cách chuẩn bị lễ vật đủ cho bạn tham khảo để biểu lộ được lòng thành kính của ta mà vẫn giữ được sự trang nghiêm tinh khiết.
Sam le di chua dau nam the nao moi chuan?
Khi sắm sửa lễ vật cần thành tâm.  

Lễ chay dâng Tam Bảo

Gồm hương, hoa, đăng (đèn hoặc nến), trà, quả, thực dùng để lễ ban Tam bảo (Phật, Bồ Tát). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia…

Lễ mặn dâng ban Công đồng

Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn tức là ban công đồng.

Lễ đồ sống dâng Công đồng Tứ phủ

Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng). Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.

Theo lệ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống. Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.

Cỗ mặn sơn trang

Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm 15 phần… Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang (1 vị chúa, 2 vị hầu cận, 12 vị cô sơn trang).

Sam le di chua dau nam the nao moi chuan?-Hinh-2
Ảnh minh họa. 

Lễ ban thờ cô, thờ cậu

Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo… (đồ hàng mã) gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.

Lễ mặn có thể là chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng…

Lễ bạc, tâm thành là điều mà nhiều người hay nhắc đi nhắc lại khi đi lễ. Lễ vật biểu hiện cho tấm lòng nên tuyệt đối tránh dâng đồ giả thay cho đồ thật, khiến mọi công đức đều bị tiêu tán.

Tất cả các lễ vật sắm sửa cho từng ban có thể dâng cúng tại các Đền, Miếu, Phủ, Đình... không nhất thiết là các ban trong trong chùa. Các cụ cao niên cho biết, khi dâng lễ lên ban Tam Bảo trên chùa cũng đã rất đủ đầy và được các Ngài chứng giám.

* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

5 ngôi đền, chùa cầu duyên linh thiêng ngày đầu năm

Năm mới nhiều người thường đến 5 ngôi chùa cầu duyên là chùa Hà, am Mỵ Châu, chùa Duyên Ninh... cầu mong tìm được ý trung nhân.

Đầu năm lên chùa cầu duyên đã trở thành một tập tục tín ngưỡng của nhiều người. Những ngày đầu xuân, tại các ngôi chùa, rất nhiều bạn trẻ đổ về để cầu tình duyên, trong đó đông nhất phải kể đến các bạn gái lớn tuổi nhưng còn lận đận đường tình cảm. Họ hy vọng vận số sẽ thay đổi theo kiểu… may mắn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới