Dệt may Hoàng Thị Loan sắp lên UPCoM với định giá 19.600 đồng/cổ phiếu

(Kiến Thức) - Ngày 27/12, cổ phiếu HLT của Dệt may Hoàng Thị Loan sẽ được giao dịch trên UPCoM với giá tham chiếu 19.600 đồng/cổ phiếu.
 

Dệt may Hoàng Thị Loan sắp lên UPCoM với định giá 19.600 đồng/cổ phiếu

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa chấp thuận cho CTCP Dệt may Hoàng Thị Loan (Halotexco) được đăng ký giao dịch 3,36 triệu cổ phiếu trên UPCoM với mã chứng khoán HLT.

Ngày giao dịch đầu tiên là 27/12 với giá tham chiếu 19.600 đồng/cổ phiếu.

Det may Hoang Thi Loan sap len UPCoM voi dinh gia 19.600 dong/co phieu
 Dệt may Hoàng Thị Loan sắp giao dịch trên UPCoM.

Dệt may Hoàng Thị Loan tiền thân được thành lập từ việc sáp nhập 2 doanh nghiệp là nhà máy sợi Vinh – nhà máy thành viên của Công ty Dệt may Hà Nội (Hanosimex) và Công ty Dệt kim Hoàng Thị Loan – nguyên là doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh Nghệ An.

Tháng 11/2005, Công ty tiến hành cổ phần hóa, đến cuối năm 2005 công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu 16 tỷ đồng. Lần gần đây nhất tháng 1/2013, Công ty tiến hành tăng vốn điều lệ lên 33,6 tỷ đồng như hiện nay.

Đến thời điểm 20/7, Dệt may Hoàng Thị Loan có 1 cổ đông lớn duy nhất là công ty mẹ - Tổng CTCP Dệt may Hà Nội đang sở hữu 75,58% vốn.

Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là sản xuất các sản phẩm kéo sợi, dệt, các mặt hàng thời trang nam nữ và quần áo trẻ em. Trong đó mảng kinh doanh sợi mang lại doanh thu và lợi nhuận chính của công ty.

Về hoạt động kinh doanh, kết thúc năm 2018, Công ty ghi nhận tổng sản lượng sợi quy chuẩn các loại đạt 17.986 tấn; doanh thu đạt 938 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 25,1 triệu USD; tổng lợi nhuận thực hiện hơn 10 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng năm 2019, doanh thu thuần Công ty đạt gần 688 tỷ đồng, lãi trước thuế vỏn vẹn hơn 208 triệu đồng, trong khi kế hoạch lên đến 15 tỷ đồng.

Theo Công ty, lợi nhuận khó mà đạt được trong năm 2019 vì ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh thương mại, trong đó ngành sợi có ảnh hưởng tiêu cực bởi khách hàng lớn của Công ty là đối tác Trung Quốc, dẫn đến doanh thu có chiều hướng giảm, chi phí sản xuất cao hơn do nguồn nguyên liệu tăng giá.

Cho năm 2020, Công ty sẽ tăng vốn điều lệ lên hơn 55 tỷ đồng, doanh thu thuần đề ra gần 921 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 15 tỷ đồng và cổ tức dự kiến 15-20%.

Hồi cuối tháng 6, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt gần 450 triệu đồng đối với Dệt may Hoàng Thị Loan, trong đó Công ty bị phạt 350 triệu đồng do không đăng ký giao dịch chứng khoán.

Tận mục một ngày của công nhân giày da Campuchia

(Kiến Thức) - Mỗi buổi sáng, Khen Srey Touch lại bắt xe tải tới nhà máy giày thuộc sở hữu của một công ty Đài Loan để làm việc. Với công việc hiện tại, cô kiếm được 240 USD mỗi tháng và là trụ cột của gia đình.

Tận mục một ngày của công nhân giày da Campuchia
Theo hãng thông tấn Reuters, mỗi buổi sáng, Khen Srey Touch lại bắt xe tải tới nhà máy giày thuộc sở hữu của một công ty Đài Loan để làm việc. (Nguồn ảnh: Reuters)
Theo hãng thông tấn Reuters, mỗi buổi sáng, Khen Srey Touch lại bắt xe tải tới nhà máy giày thuộc sở hữu của một công ty Đài Loan để làm việc. (Nguồn ảnh: Reuters)
“Tôi đang là trụ cột của gia đình”, bà bầu Khen chia sẻ với phóng viên Reuters. Được biết, với công việc hiện tại làm 6 tiếng một ngày và 6 ngày trong tuần, cô kiếm được khoảng 240 USD mỗi tháng. Ảnh: Khen và cậu con trai 4 tuổi.
“Tôi đang là trụ cột của gia đình”, bà bầu Khen chia sẻ với phóng viên Reuters. Được biết, với công việc hiện tại làm 6 tiếng một ngày và 6 ngày trong tuần, cô kiếm được khoảng 240 USD mỗi tháng. Ảnh: Khen và cậu con trai 4 tuổi. 
Sau khi tan làm vào chiều tối, Khen trở về nhà để nấu bữa tối cho gia đình. Ảnh: Khen mua đồ ăn tại một khu chợ bên ngoài khu công nghiệp Complete Honour Footwear Industrial nơi cô làm việc ở thủ đô Phnom Penh.
 Sau khi tan làm vào chiều tối, Khen trở về nhà để nấu bữa tối cho gia đình. Ảnh: Khen mua đồ ăn tại một khu chợ bên ngoài khu công nghiệp Complete Honour Footwear Industrial nơi cô làm việc ở thủ đô Phnom Penh.
Được biết, Khen Srey Touch là một trong hàng nghìn công nhân làm việc trong ngành dệt may ở Campuchia.
Được biết, Khen Srey Touch là một trong hàng nghìn công nhân làm việc trong ngành dệt may ở Campuchia
Các công nhân xuống xe khi tới nơi làm việc.
 Các công nhân xuống xe khi tới nơi làm việc.
Một người giám sát của đội may hướng dẫn các công nhân trước khi họ bắt đầu vào ca làm việc.
Một người giám sát của đội may hướng dẫn các công nhân trước khi họ bắt đầu vào ca làm việc. 
Một số công nhân ngồi ăn sáng tại khu chợ bên ngoài nhà máy trước khi vào làm việc.
Một số công nhân ngồi ăn sáng tại khu chợ bên ngoài nhà máy trước khi vào làm việc. 
Nữ công nhân trèo qua cửa sổ trở về nơi làm việc sau giờ ăn trưa.
 Nữ công nhân trèo qua cửa sổ trở về nơi làm việc sau giờ ăn trưa.
Các nữ công nhân hăng say làm việc theo dây chuyền sản xuất.
 Các nữ công nhân hăng say làm việc theo dây chuyền sản xuất.
Những đôi giày sau khi được hoàn thiện.
Những đôi giày sau khi được hoàn thiện. 
Khen Srey Touch miệt mài với công việc của mình.
 Khen Srey Touch miệt mài với công việc của mình.
Một nữ công nhân tranh thủ chợp mắt trong giờ nghỉ trưa.
  Một nữ công nhân tranh thủ chợp mắt trong giờ nghỉ trưa.
Giấc ngủ trưa ngon lành của một nữ công nhân Campuchia tại nhà máy giày.
Giấc ngủ trưa ngon lành của một nữ công nhân Campuchia tại nhà máy giày.
Nhiều công nhân chờ bắt xe trở về nhà sau một ngày làm việc.
 Nhiều công nhân chờ bắt xe trở về nhà sau một ngày làm việc.

Mời độc giả xem video: Rác thải điện tử - mối nguy hại lớn ở châu Á (nguồn VTC14)

Dân mạng đồng loạt tẩy chay siêu thị Big C vì ngừng nhập hàng Việt

(Kiến Thức) - Sau khi Tập đoàn Central Group ngừng nhập hàng dệt may Việt Nam, CĐM đã lên tiếng chỉ trích, thậm chí còn kêu gọi  đòi tẩy chay siêu thị Big C vì "kì thị" hàng Việt.

Dân mạng đồng loạt tẩy chay siêu thị Big C vì ngừng nhập hàng Việt
Mới đây, thông tin siêu thị Big C ngừng nhập các mặt hàng dệt may của doanh nghiệp Việt Nam đã khiến CĐM dấy lên làn sóng chỉ trích, kêu gọi cùng tẩy chay chuỗi siêu thị này để ủng hộ hàng Việt Nam.
Cụ thể, theo tờ Zing cho biết chiều 3/7, đại diện Central Group Việt Nam khẳng định quyết định dừng nhập hàng may mặc này chỉ là tạm thời, không phải là chấm dứt hợp đồng.

Big C dừng nhập hàng may mặc Việt: Bộ Công thương, Hiệp hội Dệt may vào cuộc

Sáng nay, 4/7, Vụ Thị trường trong nước, Hiệp hội Dệt may và lãnh đạo siêu thị Big C cùng làm việc trực tiếp về vấn đề Big C ngừng nhập hàng dệt may Việt Nam.

Big C dừng nhập hàng may mặc Việt: Bộ Công thương, Hiệp hội Dệt may vào cuộc
Trả lời VTC News, ông Nguyễn Lộc An – Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) nhấn mạnh, cuộc họp nhằm làm rõ các vấn đề xung quanh việc Tập đoàn Central Group đưa ra thông báo siêu thị Big C sẽ tạm dừng thu mua sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp Việt Nam.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.