Đến 5 phiên chợ để tận hưởng rõ ràng nhất không khí Tết Hà thành

Đến 5 phiên chợ để tận hưởng rõ ràng nhất không khí Tết Hà thành

(Kiến Thức) - Đối với người Hà Nội, dạo chơi một vài phiên chợ vào mỗi dịp giáp Tết như một thú vui tao nhã, ôn lại Tết xưa.

Chợ đồ cổ họp từ 20 tháng Chạp đến chiều ngày 30 Tết hằng năm, thu hút được nhiều người yêu thích cổ vật, ưa hoài niệm. Đi trong khu chợ bày bán đa dạng các loại đồ cổ, du khách có thể sà vào bất cứ gian hàng nào để ngắm nghía, hỏi han một cách thoải mái mà không sợ làm chủ hàng phật ý.
Chợ đồ cổ họp từ 20 tháng Chạp đến chiều ngày 30 Tết hằng năm, thu hút được nhiều người yêu thích cổ vật, ưa hoài niệm. Đi trong khu chợ bày bán đa dạng các loại đồ cổ, du khách có thể sà vào bất cứ gian hàng nào để ngắm nghía, hỏi han một cách thoải mái mà không sợ làm chủ hàng phật ý.
Chợ đồ cổ Hàng Mã từ lâu trở thành điểm hẹn thú vị trong những ngày giáp Tết để mọi người dừng chân ngắm nhìn, chiêm ngưỡng một không gian cổ kính với những món đồ lạ mắt hoặc chọn mua những món đồ xưa cũ với hy vọng sẽ có một năm mới tràn ngập niềm vui và thịnh vượng.
Chợ đồ cổ Hàng Mã từ lâu trở thành điểm hẹn thú vị trong những ngày giáp Tết để mọi người dừng chân ngắm nhìn, chiêm ngưỡng một không gian cổ kính với những món đồ lạ mắt hoặc chọn mua những món đồ xưa cũ với hy vọng sẽ có một năm mới tràn ngập niềm vui và thịnh vượng.
Chợ hoa Hàng Lược là chợ truyền thống chỉ mở mỗi dịp Tết đến xuân về. Trước thềm năm mới một tuần, nơi đây là một trong những điểm đến yêu thích của nhiều người dân Hà Nội và Việt kiều từ nước ngoài về quê hương đón năm mới.
Chợ hoa Hàng Lược là chợ truyền thống chỉ mở mỗi dịp Tết đến xuân về. Trước thềm năm mới một tuần, nơi đây là một trong những điểm đến yêu thích của nhiều người dân Hà Nội và Việt kiều từ nước ngoài về quê hương đón năm mới.
Chợ bắt đầu họp từ 23 tháng Chạp đến ngày 30 Tết. Vào thời gian này, đào, quất và các loại hoa xuân từ khắp nơi tụ họp về, khiến phố nhỏ vốn đã đông đúc, nay lại càng sầm uất hơn vào những ngày giáp Tết.
Chợ bắt đầu họp từ 23 tháng Chạp đến ngày 30 Tết. Vào thời gian này, đào, quất và các loại hoa xuân từ khắp nơi tụ họp về, khiến phố nhỏ vốn đã đông đúc, nay lại càng sầm uất hơn vào những ngày giáp Tết.
Chợ Bưởi là một điểm bán hoa, cây cảnh rất đặc biệt của người Hà Nội mỗi khi Tết đến, Xuân về. Càng những ngày giáp Tết, chợ Bưởi càng đông vui tấp nập với muôn vàn hoa khoe sắc từ các nơi mang về bày bán.
Chợ Bưởi là một điểm bán hoa, cây cảnh rất đặc biệt của người Hà Nội mỗi khi Tết đến, Xuân về. Càng những ngày giáp Tết, chợ Bưởi càng đông vui tấp nập với muôn vàn hoa khoe sắc từ các nơi mang về bày bán.
Có dịp ghé chợ Bưởi vào phiên chợ cuối cùng của năm vào ngày 29 tháng Chạp âm lịch, bạn sẽ bị choáng ngợp trước muôn vàn loại hoa, cây cảnh khoe sắc, cùng hòa vào dòng người mua hoa chơi Tết.
Có dịp ghé chợ Bưởi vào phiên chợ cuối cùng của năm vào ngày 29 tháng Chạp âm lịch, bạn sẽ bị choáng ngợp trước muôn vàn loại hoa, cây cảnh khoe sắc, cùng hòa vào dòng người mua hoa chơi Tết.
Chợ hoa Quảng Bá là một trong những khu chợ nổi tiếng ở Hà Thành, càng tấp nập vào dịp giáp Tết. Chợ nằm dọc theo con đường Âu Cơ (Tây Hồ, Hà Nội). Vào những ngày thường, chợ chỉ họp vào ban đêm nhưng dịp cận Tết bạn có thể ghé chợ hoa vào bất cứ lúc nào trong ngày.
Chợ hoa Quảng Bá là một trong những khu chợ nổi tiếng ở Hà Thành, càng tấp nập vào dịp giáp Tết. Chợ nằm dọc theo con đường Âu Cơ (Tây Hồ, Hà Nội). Vào những ngày thường, chợ chỉ họp vào ban đêm nhưng dịp cận Tết bạn có thể ghé chợ hoa vào bất cứ lúc nào trong ngày.
Thời điểm này tại chợ hoa Quảng Bá, hoa đào được nhiều người tìm mua nhất. Những cành đào hồng, đỏ tràn ra cả khu vực ngoài chợ để mọi người lựa chọn.
Thời điểm này tại chợ hoa Quảng Bá, hoa đào được nhiều người tìm mua nhất. Những cành đào hồng, đỏ tràn ra cả khu vực ngoài chợ để mọi người lựa chọn.
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng gần 30 km, phiên chợ có cái tên dân gian "Nủa" vẫn còn lưu giữ được ít nhiều nét truyền thống của làng quê đồng bắc Bắc Bộ. Chợ Nủa nằm trên một gò đất rộng lớn thuộc xã Bình Phú (huyện Thạch Thất). Các phiên chợ họp vào các ngày 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch hàng tháng, thường chỉ diễn ra vào buổi sáng, riêng chợ Tết họp thêm phiên chiều.
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng gần 30 km, phiên chợ có cái tên dân gian "Nủa" vẫn còn lưu giữ được ít nhiều nét truyền thống của làng quê đồng bắc Bắc Bộ. Chợ Nủa nằm trên một gò đất rộng lớn thuộc xã Bình Phú (huyện Thạch Thất). Các phiên chợ họp vào các ngày 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch hàng tháng, thường chỉ diễn ra vào buổi sáng, riêng chợ Tết họp thêm phiên chiều.
Chợ chủ yếu bán nông sản, vật nuôi, đồ dùng gia đình như chiếu cói, chổi tre, nón lá, áo quần, tăm đũa tre, bánh rán, kẹo bột, bỏng gạo. Trong phiên cuối cùng của năm, chợ Nủa bán nhiều hàng hóa phục vụ dịp Tết.
Chợ chủ yếu bán nông sản, vật nuôi, đồ dùng gia đình như chiếu cói, chổi tre, nón lá, áo quần, tăm đũa tre, bánh rán, kẹo bột, bỏng gạo. Trong phiên cuối cùng của năm, chợ Nủa bán nhiều hàng hóa phục vụ dịp Tết.
Mời quý độc giả xem clip Chợ quê ngày Tết - Nguồn: Văn hóa Việt Nam

GALLERY MỚI NHẤT