Đêm nay, Việt Nam đón trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm

Đêm nay, Việt Nam đón trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm

Orionids - trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm do có nhiều thiên thạch di chuyển nhanh trên bầu trời, sẽ đạt cực đại vào đêm 21/10, rạng sáng ngày 22/10.

 Mưa sao băng Orionids diễn ra vào mùa thu hàng năm bắt đầu xuất hiện từ ngày 2/10 đến ngày 7/11, nhưng đạt cực đại vào đêm 21/10, rạng sáng 22/10.
Mưa sao băng Orionids diễn ra vào mùa thu hàng năm bắt đầu xuất hiện từ ngày 2/10 đến ngày 7/11, nhưng đạt cực đại vào đêm 21/10, rạng sáng 22/10.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA gọi trận mưa sao băng Orionids hàng năm là một trong những trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm do có nhiều thiên thạch di chuyển nhanh trên bầu trời đêm.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA gọi trận mưa sao băng Orionids hàng năm là một trong những trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm do có nhiều thiên thạch di chuyển nhanh trên bầu trời đêm.
Mưa sao băng Orionids vốn là tàn dư của Sao chổi Halley. Mưa sao băng xuất hiện khi Trái Đất đi qua dòng mảnh vỡ sao chổi Halley để lại. Trái Đất đi qua dòng mảnh vỡ của sao chổi Halley hai lần một năm, một lần bắt đầu vào tháng 5 và sau đó một lần nữa vào tháng 10.
Mưa sao băng Orionids vốn là tàn dư của Sao chổi Halley. Mưa sao băng xuất hiện khi Trái Đất đi qua dòng mảnh vỡ sao chổi Halley để lại. Trái Đất đi qua dòng mảnh vỡ của sao chổi Halley hai lần một năm, một lần bắt đầu vào tháng 5 và sau đó một lần nữa vào tháng 10.
Khi sao chổi di chuyển xung quanh mặt trời, nó để lại những mảnh bụi nhỏ, mảnh vụn băng giá và khi Trái Đất đi qua đám mây vật chất này chúng bốc cháy trong khí quyển tạo ra nhiều vệt sáng, gọi là sao băng.
Khi sao chổi di chuyển xung quanh mặt trời, nó để lại những mảnh bụi nhỏ, mảnh vụn băng giá và khi Trái Đất đi qua đám mây vật chất này chúng bốc cháy trong khí quyển tạo ra nhiều vệt sáng, gọi là sao băng.
Lần đầu tiên mưa sao băng này được quan sát là vào các năm 1839 và 1940 bởi nhà quan sát E. C. Herrick. Lần đầu quan sát vào năm 1839 ông đã kết luận rằng trận mưa sao băng kéo dài từ mùng 8 tới 15 tháng 10.
Lần đầu tiên mưa sao băng này được quan sát là vào các năm 1839 và 1940 bởi nhà quan sát E. C. Herrick. Lần đầu quan sát vào năm 1839 ông đã kết luận rằng trận mưa sao băng kéo dài từ mùng 8 tới 15 tháng 10.
Tuy nhiên, người đầu tiên quan sát chính xác trận mưa sao băng này là nhà thiên văn Herschel, ông đã quan sát được 14 sao băng của trận này xuất phát từ khu vực của chòm sao Orion vào ngày 18 tháng 10 năm 1864 và năm tiếp theo, ông đã kết luận cực điểm của nó chính là là 20 tháng 10 (năm 1965).
Tuy nhiên, người đầu tiên quan sát chính xác trận mưa sao băng này là nhà thiên văn Herschel, ông đã quan sát được 14 sao băng của trận này xuất phát từ khu vực của chòm sao Orion vào ngày 18 tháng 10 năm 1864 và năm tiếp theo, ông đã kết luận cực điểm của nó chính là là 20 tháng 10 (năm 1965).
1,5 thế kỉ trôi qua, các thiên thạch của Orionids vẫn còn rất nhiều trên khí quyển Trái Đất và chúng ta vẫn có thể quan sát trận mưa sao băng này dù với mật độ sao băng nhỏ hơn trước khá nhiều.
1,5 thế kỉ trôi qua, các thiên thạch của Orionids vẫn còn rất nhiều trên khí quyển Trái Đất và chúng ta vẫn có thể quan sát trận mưa sao băng này dù với mật độ sao băng nhỏ hơn trước khá nhiều.
Những người sống ở Bắc Mỹ, Châu Âu, hầu hết các vùng của Châu Á và các vùng phía bắc của Nam Mỹ có thể nhìn thấy mưa sao băng bằng cách nhìn về phía bầu trời phía đông nam. Những người sống ở Nam bán cầu có thể nhìn thấy trận mưa rào bằng cách nhìn lên bầu trời phía đông bắc.
Những người sống ở Bắc Mỹ, Châu Âu, hầu hết các vùng của Châu Á và các vùng phía bắc của Nam Mỹ có thể nhìn thấy mưa sao băng bằng cách nhìn về phía bầu trời phía đông nam. Những người sống ở Nam bán cầu có thể nhìn thấy trận mưa rào bằng cách nhìn lên bầu trời phía đông bắc.
Tại Việt Nam, bạn có thể quan sát mưa sao băng từ bất kỳ hướng nào nhưng có vẻ sẽ rõ nhất khi hướng mắt về chòm sao Orion ở phía đông nam bầu trời.
Tại Việt Nam, bạn có thể quan sát mưa sao băng từ bất kỳ hướng nào nhưng có vẻ sẽ rõ nhất khi hướng mắt về chòm sao Orion ở phía đông nam bầu trời.
Bạn nên chọn cho mình vị trí quan sát có góc nhìn rộng, ít bị cản trở bởi cây cối hay các toà nhà cao, đồng thời hạn chế những nơi có nhiều ánh sáng nhân tạo.
Bạn nên chọn cho mình vị trí quan sát có góc nhìn rộng, ít bị cản trở bởi cây cối hay các toà nhà cao, đồng thời hạn chế những nơi có nhiều ánh sáng nhân tạo.
Năm nay thời điểm mưa sao băng trùng với ngày trăng sáng, do đó việc quan sát sẽ bị cản trở. Dự kiến ánh sáng chói lóa sẽ làm giảm đáng kể tầm nhìn xuống chỉ còn hai hoặc ba sao băng mỗi giờ.
Năm nay thời điểm mưa sao băng trùng với ngày trăng sáng, do đó việc quan sát sẽ bị cản trở. Dự kiến ánh sáng chói lóa sẽ làm giảm đáng kể tầm nhìn xuống chỉ còn hai hoặc ba sao băng mỗi giờ.
Thời tiết cũng sẽ gây trở ngại thêm cho việc quan sát mưa sao băng, dự kiến sẽ có mưa và mây nên bạn cần xem xét thời tiết. Các chuyên gia khuyên bạn nên để mắt thích nghi với bóng tối trong 20 phút.
Thời tiết cũng sẽ gây trở ngại thêm cho việc quan sát mưa sao băng, dự kiến sẽ có mưa và mây nên bạn cần xem xét thời tiết. Các chuyên gia khuyên bạn nên để mắt thích nghi với bóng tối trong 20 phút.
Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV

GALLERY MỚI NHẤT