Càn Long loạn luân cùng em dâu
Càn Long đăng cơ năm 25 tuổi, trị vì trong vòng 60 năm và 4 năm làm thái thượng hoàng, thọ 89 tuổi. Ông nổi tiếng là hoàng đế phong lưu với những mối tình nổi tiếng chốn nhân gian. Nhưng có lẽ người phụ nữ quan trọng nhất cuộc đời ông chính là Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu.
Năm thứ 13 Càn Long tức năm 1748, hoàng đế Càn Long đã đưa Hoàng thái hậu Nữu Hỗ Lộc Thị và vị hoàng hậu mà ông vô cùng sủng ái Phú Sát Thị bắt đầy chuyến đi tuần thị Giang Nam. Trên đường đi, cùng ngắm cảnh Sơn Đông, lăng Yết Khổng, Núi Thái Sơn và nhiều danh lam thắng cảnh khác. Đâu đâu cũng là cảnh non nước hữu tình, chim hót hoa nở nhưng khuôn mặt hoàng hậu vẫn phảng phất nỗi u sầu.
Không may trên đường, hoàng hậu trúng phong hàn rồi hôn mê. Càn Long hoang mang, rối bời vội vàng ra lệnh hồi kinh gấp. Nhưng vừa đến Đức Châu, thì sức khỏe của hoàng hậu quá yếu. Giờ phút hấp hối, nàng không nói được câu nào chỉ nhìn Càn Long bằng ánh mắt chất chứa u buồn, oán hận, hai hàng lệ đau thương trào ra rồi nàng đi. Ánh mắt oán hận đó đã khiến tâm can Càn Long vô cùng đau đớn. Ông vừa đau lòng vừa day dứt. Ông đã ôm thi thể hoàng hậu mà khóc nức nở.
Ảnh minh họa. |
Trong suốt 22 năm chung sống, tình cảm vợ chồng luôn tốt đẹp, tương thân tương ái. Nàng cũng là người được Càn Long vô cùng trân trọng và sủng ái. Nhưng chỉ vì một lần hồ đồ của Càn Long đã giết chết tình yêu của hoàng hậu dành cho mình và khiến trái tim hoàng hậu đau đớn. Dù chuyện xảy ra, Càn Long vẫn luôn chăm lo, yêu thương sủng ái hoàng hậu nhất mực nhưng vết thương lòng của hoàng hậu khó có thể lành. Hoàng hậu qua đời, Càn Long mất đi người vợ vừa xinh đẹp lại dịu dàng đức hạnh.
Hiều Hiền Thuần Phú Sát Thị hoàng hậu là người con gái xinh đẹp đức hạnh. Nàng luôn yêu thương chăm lo chu đáo cho chồng. Nàng luôn đề xướng tiết kiệm không xa hoa lãng phí. Mỗi khi lễ tết, theo phong tục của người Mãn Châu, hoàng hậu thường đích thân khâu hầu bao da dê hoặc da hươu tặng Càn Long. Càn Long cũng luôn tôn trọng và sủng ái nàng.
Một năm Càn Long đã đưa thái hậu cùng hoàng hậu ra vườn chơi. Tiện thể dẫn theo phi tần lục cung, tông thất mệnh phụ, công chúa phúc tấn cùng đến thưởng ngoạn. Hôm đó Viên Minh Viên cảnh xuân rực rỡ. Theo sau là đám giai nhân xinh đẹp, quần áo xúng xính, trang điểm lộng lẫy như tiên. Càn Long ngồi trên long kỉ nhìn đám giai nhân đột nhiên phát hiện ra một quý phu nhân vô cùng lộng lẫy. Đôi lông mày như vẽ, đôi mắt thăm thẳm như nước mùa thu, khuôn mặt hồng rạng rỡ như bông đào khoa sắc, thân hình mảnh mai tha thướt như cành liễu. Nàng là ai mà giai nhân trong tam cung lục viện của mình không ai xinh đẹp bằng nàng?
Ông hoàng phong lưu cảm thấy ngẩn ngơ. Khi đến lượt nàng đến vấn an thì hoàng thượng mới biết nàng chính là vợ của em trai hoàng hậu, đại thần Nội vụ phủ Phó Hằng. Trên đường theo thái hậu xuất cung ngắm hoa nhưng tâm trạng của Càn Long bay bổng chỉ để ý đến bóng hồng sau lưng hoàng hậu. Dường như Phó phu nhân cũng cảm nhận được tình cảm của hoàng thượng nên cũng ý tứ dùng ánh mắt đáp lại.
Sau hôm đó, Càn Long ngày đêm tơ tưởng đến Phó phu nhân, thậm chí có lúc còn ngủ mơ gọi tên nàng. Hoàng hậu hỏi thì hoàng thượng đều tìm cách lấp liếm. Vài hôm sau nhân dịp sinh nhật hoàng hậu, Càn Long hạ lệnh mở đại yến trong cung vào tết Trung Thu để chúc phúc hoàng hậu. Hoàng thượng còn đích thân đến Càn Ninh để chúc mừng hoàng hậu và muốn hoàng hậu nhân cơ hội này cho triệu Phó phu nhân vào cung ở vài ngày cho tình cảm chị em thêm thắm thiết.
Đến sinh nhật hoàng hậu, mọi người tề tựu đông đủ chúc phúc hoàng hậu. Phó phu nhân cũng đến. Sau khi uống khai tiệc, Càn Long cao hứng yêu cầu mọi người ngâm thơ nếu ai không biết ngâm sẽ phạt uống rượu. Phó phu nhân không biết uống rượu nên vài chén mặt đã ửng hồng, đầu óc choáng váng, ngồi không vững. Càn Long biết nàng đã say bèn kêu thị nữ tới dặn dò vài câu rồi dìu nàng ấy đến cung khác nghỉ ngơi. Mọi người lại tiếp tục vui chơi và uống rượu vui vẻ nhưng không mấy ai để ý và nghi ngờ sự mất tích của hoàng thượng.
Hoàng hậu cho người đi tìm nhưng không tìm thấy. Hoàng hậu cũng không mảy may nghi ngờ vẫn tiếp tục tiếp khách. Khi cuộc vui đã tàn, mọi người đã về nhưng vẫn không thấy bóng dáng hoàng thượng đâu. Hoàng hậu cảm thấy lạ nên sai người đi xem Phó phu nhân thế nào. Rất lâu sau mới thấy viên quan nhân quay lại bẩm báo rằng: Cửa cung Phó phu nhân đang ở đã đóng chặt không thể vào trong. Hoàng hậu lúc này mới giật mình hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Cũng kể từ hôm đó, tình cảm mà hoàng hậu dành cho Càn Long không còn trọn vẹn như xưa. Nàng không hề trách móc nhưng thỉnh thoảng lại nhìn Càn Long bằng ánh mắt vô cùng ai oán khiến Càn Long cảm thấy khó xử. Cũng chính hổ thẹn nên ông đã không thường xuyên đến cung Càn Ninh như trước. Vì thế hoàng hậu càng nghi ngờ sự lạnh nhạt mà hoàng thượng dành cho mình.
Nỗi đau của hoàng hậu chưa nguôi thì thái Vĩnh Liễn bất hạnh chết yểu. Vài năm sau, hoàng hậu lại hạ sinh một hoàng tử đặt tên là Vĩnh Tông. Đúng lúc tình cảm giữa hai người đang rạn nứt thì Vĩnh Tông lại mắc đậu mùa mà chết. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, hoàng hậu đã không chịu nổi cú sốc này nên ngày đêm vật vã đến suy kiệt. Càn Long cũng vô cùng thương xót và cố gắng luôn an ủi hoàng hậu. Ông đã quyết định đưa nàng đi chơi Giang Nam cho khuây khỏa nhưng không ngờ trong chuyến đi ấy hoàng thượng đã mất hoàng hậu mãi mãi.
Mùa đông năm thứ 17 Càn Long tức năm 1752, địa cung trong Đông lăng hoàn thành. Đích thân Càn Long hộ tống linh cữu của hoàng hậu đặt lên giường ngọc tại địa cung. Cũng từ đó các nghi thức tang lễ long trọng dành cho Phú Sát Thị hoàng hậu mới kết thúc. Trong suốt hơn 4 năm, khi linh cữu của hoàng hậu được an táng tại địa cung của Dục lăng, Càn Long đã đích thân 101 lần kính rượu cho nàng.
Vào ngày mãn tang hoàng hậu, Càn Long nước mắt đầm đìa đã viết bản “Thuật Bi Phú” vô cùng nổi tiếng với những lời bi thương tột cùng. Những lời ông viết chan chứa tình thương yêu vô bờ, sự nhớ nhung da diết và sự đau khổ của mình dành cho người vợ tào khang đã khuất, khiến ai nghe cũng phải rơi lệ. Liệu rằng trong lịch sử có hoàng đế nào có được tấm chân tình và si tình như thế.
Dù bận bao nhiêu việc nhưng ông vẫn luôn dành thời gian đến thăm, uống rượu và ngâm thơ với hoàng hậu của mình. Gia Khánh nguyên niên tức năm 1796, khi đã trở thành thái thượng hoàng, trong lần cuối cùng Càn Long đến thăm hoàng hậu, tính đến đó họ đã âm dương cách biệt 48 năm. Càn Long cũng đã bước vào tuổi xế bóng của đời người, nhưng chưa lúc nào ông có thể quên được Phú Sát Thị hoàng hậu. Điều này chứng minh rằng tình cảm vợ chồng giữa họ vô cùng sâu đậm.
Mùng 3 tháng giêng năm thứ 4 Gia Khánh, Càn Long băng hà tại Dưỡng Tâm Điện hưởng họ 89 tuổi. Vậy là sau hơn 50 năm đằng đẵng âm dương cách biệt đôi vợ chồng tình sâu nghĩa nặng này cuối cùng cũng được đoàn tụ. Nhưng có lẽ đến khi lìa cõi dương gian để về thế giới bên kia có lẽ Càn Long chưa bao giờ thôi day dứt, hổ thẹn trước hoàng hậu.
Ngoài vua Càn Long, Lý Thế Dân cũng là vị vua để lại vết nhơ do loạn luân
Đường Thái Tông Lý Thế Dân giết em trai, lấy em dâu làm thiếp
Lý Thế Dân ( 599 – 649) được đánh giá là vị vua vĩ đại của nhà Đường. Để có được ngai vàng, Lý Thế Dân đã ra tay trừ khử anh ruột là Thái tử Lý Kiến Thành và hoàng tử Lý Nguyên Cát, ép vua cha thoái vị nhường ngôi.
Lý Thế Dân thẳng tay thanh trừng những kẻ có ý định chống lại mình. Tuy nhiên trong cuộc thanh trừng đó vẫn còn xót lại một người. Đó là Tề Vương Phu Dương Khuê Mi – vợ của Lý Nguyên Cát (em dâu Lý Thế Dân).
Sau khi Lý Nguyên Cát bị giết, Lý Thế Dân đưa em dâu vào hậu cung của mình. Hành động loạn luân của Đường Thái Tông được coi là mở đầu cho một loạt các cuộc hôn nhân trái với luân thường đạo lý của các vị vua nhà Đường sau này.