Đề xuất ưu tiên vacxin cho hệ thống bán lẻ Hà Nội

Bộ Công Thương yêu cầu hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội tăng cường lượng hàng dữ trữ để đáp ứng đủ cho nhu cầu ngay cả khi dịch bệnh có diễn biến phức tạp hơn.

Đề xuất ưu tiên vacxin cho hệ thống bán lẻ Hà Nội

Theo Bộ Công Thương, hiện dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Hà Nội, gần nhất là việc Công ty TNHH cung ứng thực phẩm Thanh Nga, đơn vị cung cấp nguồn hàng cho hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+.

Đồng thời, việc một số chợ truyền thống, chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội có các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đã ảnh hưởng đến việc cung ứng, kinh doanh tại một số cơ sở kinh doanh hàng hóa thực phẩm thiết yếu trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Trước tình hình đó, Bộ Công Thương trao đổi với Sở Công Thương Hà Nội để đánh giá tình hình và đưa ra một số giải pháp đảm bảo nguồn hàng hóa thực phẩm phục vụ nhân dân.

Hệ thống bán lẻ vẫn đảm bảo

Bộ đánh giá các nhà phân phối đã chủ động tìm nguồn hàng, nhà cung ứng thực phẩm thay thế, do đó nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội vẫn đang được bảo đảm.

De xuat uu tien vacxin cho he thong ban le Ha Noi

Bộ Công Thương đề xuất ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động tại hệ thống bán lẻ. Ảnh: Phương Lâm.

Hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi của các doanh nghiệp phân phối (trừ các siêu thị của Vincommerce đang tạm dừng hoạt động đã công bố) của các đơn vị khác vẫn diễn ra bình thường, hàng hóa vẫn được cung ứng an toàn và luôn được bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm của người dân với giá bán ổn định.

Nguồn cung hàng hóa tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố vẫn ổn định, giá hàng hóa không có biến động bất thường.

Các siêu thị cũng đẩy mạnh bán hàng online với đơn hàng đang gấp từ 2-5 lần so với những ngày trước đó. Sở Công Thương Hà Nội cũng công khai danh sách 7.866 điểm bán hàng hóa thiết yếu và 455 chợ truyền thống trên địa bàn thành phố.

Ưu tiên vacxin cho hệ thống bán lẻ

Về giải pháp, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Sở Công Thương Thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng hoạt động các cơ sở có ca lây nhiễm Covid-19 để xử lý ngay các biện pháp phòng chống lây lan dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Cơ quan này cũng đã trao đổi và yêu cầu các doanh nghiệp phân phối (như BRG, Aeon, BigC, MM Megamarket…), các chợ cần tăng cường các biện pháp phòng chống dịch tại chợ đầu mối, chợ bán lẻ trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16.

Các doanh nghiệp được yêu cầu có phương án tăng lượng hàng dự trữ để bảo đảm đáp ứng đủ cho nhu cầu của người dân khi dịch bệnh có diễn biến phức tạp hơn.

Bộ Công Thương cũng có báo cáo đề xuất về việc đưa người lao động tại hệ thống bán lẻ hàng hóa vào đối tượng ưu tiên tiêm vaccine, đồng thời đề nghị ngành y tế của địa phương ưu tiên tiêm vacxin cho người lao động doanh nghiệp phân phối bán lẻ hàng hóa thiết yếu.

Một số loại thực phẩm tươi sống giá có tăng nhẹ trong vài ngày vừa qua do chi phí vận chuyển tăng, nhu cầu tăng do người dân chỉ được đi chợ 2-3 lần/tuần theo phiếu đi chợ

Bộ Công Thương

Bộ yêu cầu Sở Công Thương Hà Nội chỉ đạo tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống dịch bệnh Covid-19 để sớm mở cửa trở lại các chợ, các cơ sở bán lẻ đã bị đóng cửa do có ca nhiễm bệnh.

Đồng thời xây dựng phương án bố trí các điểm bán hàng, các phương thức bán hàng lưu động bổ sung, thay thế cho các cơ sở bán hàng thiết yếu đã bị đóng cửa do dịch bệnh Covid-19.

Rà soát kế hoạch cung ứng hàng hóa thiết yếu để điều chỉnh, bổ sung phương án (nếu cần thiết) nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống.

Bộ Công Thương đánh giá các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu trên địa bàn Hà Nội hiện nay cũng như trong các tình huống diễn biến của dịch bệnh theo kịch bản đã được chuẩn bị tốt, người dân có thể yên tâm mua sắm trong cao điểm giãn cách xã hội để phòng, chống dịch.

Bóc mẽ tiện ích ở siêu thị là “mánh khóe” rút cạn ví khách hàng

(Kiến Thức) - Một số tiện ích ở siêu thị như tủ gửi đồ, khu vực ăn uống, xe đẩy lớn... thực ra đều nằm trong chiến lược kích thích khách hàng tiêu tiền nhiều hơn.

Bóc mẽ tiện ích ở siêu thị là “mánh khóe” rút cạn ví khách hàng
Boc me tien ich o sieu thi la “manh khoe” rut can vi khach hang
 Siêu thị nào cũng có khu vực gửi đồ nhằm đề phòng khách lấy trộm rồi cho vào túi của mình. Ít ai biết, đây cũng là mục đích nhỏ của siêu thị, chủ yếu là họ muốn khách hàng được rảnh tay khi mua sắm. 

6 tiện ích của siêu thị thực chất là chiêu móc tiền khách hàng

Nhiều tiện ích ở siêu thị như tủ để đồ, khu vực ăn uống,... thực ra đều nhằm mục đích khiến bạn tiêu tiền nhiều hơn.

6 tiện ích của siêu thị thực chất là chiêu móc tiền khách hàng

Những tưởng những tiện ích được phát minh để phục vụ cho người tiêu dùng được trải nghiệm cảm giác mua sắm hiện đại tân tiến hơn thì bạn đã nhầm rồi. Đó chỉ là mục tiêu nhỏ trong tầm ngắm của nhà bán hàng. Cái họ mong muốn đằng sau những tiện ích này là muốn bạn tiêu thật nhiều tiền hơn cho các sản phẩm trong siêu thị.

Cùng điểm nhanh 6 tiện ích tân tiến trong siêu thị nhưng thực chất là mánh khóe để làm người tiêu dùng tiêu nhiều tiền hơn.

Nhân viên siêu thị tiết lộ những thực phẩm "siêu bẩn"... ai cũng từng mua

(Kiến Thức) - Trên tờ Aboluowang (Trung Quốc), những tiết lộ của nhân viên về một số thực phẩm trong siêu thị khiến không ít khách hàng phải hoang mang. 
 

Nhân viên siêu thị tiết lộ những thực phẩm "siêu bẩn"...  ai cũng từng mua
Nhan vien sieu thi tiet lo nhung thuc pham
Trong siêu thị, các món chiên rán, cơm, phở, bún...được đóng gói đẹp mắt và tiện lợi, chỉ cần mở nắp ra là có thể ăn được luôn lại không phải dọn dẹp.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.