Đề xuất thanh tra giá điện: EVN nói gì về nghìn tỷ gửi ngân hàng?

EVN giải thích, hàng chục nghìn tỷ với số dư nợ ngắn hạn của các công ty thành viên là để duy trì dòng tiền cho sản xuất kinh doanh và thanh toán nợ gốc, lãi vay.

Đề xuất thanh tra giá điện: EVN nói gì về nghìn tỷ gửi ngân hàng?

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới.

Trong đó, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về quản lý và cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từ ngày 1/1/2021 đến ngày 1/6/2023.

De xuat thanh tra gia dien: EVN noi gi ve nghin ty gui ngan hang?
EVN lỗ, nhưng nhiều công ty con lãi - Ảnh minh họa, nguồn: internet 

Tiền gửi ngân hàng để “phòng” trả lãi vay

Thảo luận và nêu ý kiến tại Kỳ họp Quốc hội thứ 5 đang diễn ra, nhiều đại biểu Quốc hội đặt vấn đề, EVN báo cáo tài chính lỗ hơn 26.000 tỷ đồng năm 2022 nhưng các đơn vị thành viên của EVN vẫn lãi hàng nghìn tỷ và có hàng chục nghìn tỷ gửi ngân hàng.

Trong văn bản gửi Ủy ban Kinh tế và các đại biểu Quốc hội mới đây, EVN giải thích, con số gửi hàng chục nghìn tỷ với số dư nợ ngắn hạn, lên tới 60.045 tỷ đồng, tại cùng thời điểm của các công ty thành viên cho thấy số nợ vay tại các đơn vị là rất lớn. Nhu cầu trả nợ gốc và lãi vay trong năm rất cao, đòi hỏi các đơn vị phải duy trì số dư đủ trả nợ đến hạn, nhằm đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho các khoản vay thời gian tới.

Ngoài ra, số tiền này được dùng để thanh toán trả nợ cho các nhà cung cấp, thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy điện mặt trời mái nhà, thủy điện nhỏ vào đầu tháng sau theo các hợp đồng đã ký.

Bên cạnh đó, số tiền này cũng để đầu tư hệ thống phân phối - bán lẻ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải (tiêu thụ điện năng) và chi phí cho sản xuất kinh doanh.

Theo EVN, các tổng công ty điện lực phải chủ động cân đối dòng tiền phù hợp để đảm bảo thanh toán nợ gốc, lãi vay kịp thời cho các đơn vị tín dụng, thanh toán cho các nhà cung cấp, các nhà máy điện theo quy định và có trách nhiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị.

Còn việc “tại sao EVN lỗ, công ty con lại lãi?”, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho biết, EVN hiện là nơi mua điện duy nhất, đóng vai trò mua hộ, phải mua với chi phí đắt đỏ, trong khi giá bán điện tới khách hàng do Nhà nước điều tiết.

EVN phải chịu các chi phí cao khi giá mua điện tăng, giá bán ra thấp nên gây lỗ. "Đây vừa là cái khó nhưng cũng là vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia", Thứ trưởng Bộ Công Thương giải thích.

De xuat thanh tra gia dien: EVN noi gi ve nghin ty gui ngan hang?-Hinh-2
Thủ tướng chỉ đạo thanh tra việc quản lý và cung ứng điện của EVN - Ảnh: chinhphu.vn 

Nguồn gửi tín dụng nghìn tỷ

Theo Báo cáo tài chính của 5 doanh nghiệp trực thuộc EVN (gồm: Tổng công ty (TCT) Điện lực Hà Nội, TCT Điện lực Miền Bắc, TCT Điện lực TP.HCM, TCT Điện lực Miền Trung, TCT Điện lực Miền Nam), kết thúc năm 2022, TCT Điện lực Miền Bắc ghi nhận doanh thu đạt 157.021 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2021; lợi nhuận trước thuế đạt 309 tỷ đồng, giảm 64%.

Doanh thu TCT Điện lực Hà Nội gần 46.783 tỷ đồng, tăng 10%; lãi trước thuế đạt 38 tỷ đồng, giảm 88%.

Doanh thu TCT Điện lực TP.HCM đạt 58.893 tỷ đồng, tăng 14% nhưng lãi trước thuế lại giảm 71%.

Doanh thu TCT Điện lực Miền Trung đạt 42.650 tỷ đồng, tăng 8%; lợi nhuận trước thuế gần 454 tỷ đồng, giảm 57%.

Doanh thu TCT Điện lực Miền Nam trong năm 2022 xấp xỉ 152.709 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước đó; lợi nhuận trước thuế hơn 293 tỷ đồng, giảm 76%.

Trong khi đó, lượng tiền gửi ngân hàng tại các công ty con của EVN trong năm qua lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Cụ thể như, trong năm 2022, TCT Điện lực Miền Bắc có hơn 10.500 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng. TCT Điện lực Miền Trung có khoảng 5.000 tỷ đồng. Số tiền gửi ngân hàng của TCT Điện lực Miền Nam là gần 5.500 tỷ đồng. TCT Điện lực Hà Nội có gần 5.000 tỷ đồng và TCT Điện lực TP.HCM có gần 4.000 tỷ đồng gửi ngân hàng.

Nhờ số tiền gửi ngân hàng lên đến hàng nghìn tỷ đồng đã giúp doanh nghiệp thu về hàng trăm tỷ đồng từ lãi tiền gửi, tiền cho vay.

Như TCT Điện lực Miền Bắc lãi tiền gửi, tiền cho vay tại công ty gần 371 tỷ đồng, TCT Điện lực Miền Trung đạt gần 178 tỷ đồng, lãi tiền gửi năm 2022 của TCT Điện lực Miền Nam hơn 170 tỷ đồng, TCT Điện lực Hà Nội 166 tỷ đồng và TCT Điện lực TP.HCM là 155 tỷ đồng.

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về quản lý và cung ứng điện của EVN từ ngày 1/1/2021 đến ngày 1/6/2023.

Giá điện tăng, doanh thu EVN tăng, túi tiền các hộ giảm bao nhiêu?

Việc tăng giá bán lẻ điện lên 3%, sẽ giúp doanh thu EVN tăng 8.000 tỷ đồng. Vậy tiền điện người dân, doanh nghiệp sẽ phải tăng chi hàng tháng là bao nhiêu?

Giá điện tăng, doanh thu EVN tăng, túi tiền các hộ giảm bao nhiêu?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa ban hành Quyết định số 377/QĐ-EVN về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Theo đó, EVN quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 04/5/2023. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Thiếu điện, EVN lấy nguồn nào để bổ sung?

Để đảm bảo nguồn điện bổ sung, EVN đã đàm phán ký kết với nhiều nhà máy điện như: Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy thủy điện Sông Lô 7, Nhà máy thủy điện Nậm Củm 3 hay các nhà máy thủy điện Lào.

Thiếu điện, EVN lấy nguồn nào để bổ sung?

Không còn điện dự phòng

Thời gian vừa qua, tình trạng nắng nóng, hạn hán, thiếu nước đã làm cho các hồ thủy điện ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng điện đang có xu hướng tăng cao, đặc biệt vào cao điểm mùa nắng nóng. Áp lực cung ứng điện đã, đang và sẽ tiếp tục đặt nặng lên các nhà máy nhiệt điện than, khí…

Sập bẫy “tín dụng đen” ở Vĩnh Phúc: Công an cần sớm vào cuộc

Luật sư Tú cho rằng để làm rõ hành vi cho vay tiền lãi suất cao, có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Tổng giám đốc Công ty cổ phần LCan Việt Nam, cơ quan Công an cần nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ.

Sập bẫy “tín dụng đen” ở Vĩnh Phúc: Công an cần sớm vào cuộc
Trong bài viết trước, Báo Tri thức và Cuộc sống đã nêu thông tin phản ánh của nhiều người dân ở Vĩnh Phúc cho rằng họ đang là nạn nhân của "tín dụng đen”, có dấu hiệu bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mất đất đai, nhà cửa, xe cộ sau khi vay tiền với lãi suất cao từ ông Nguyễn K.Ng.- Tổng giám đốc, kiêm người đại diện Công ty cổ phần LCan Việt Nam (địa chỉ ở huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.