Đề xuất thanh toán dự án BT bằng quỹ đất chưa giải phóng mặt bằng

(Vietnamdaily) - Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA) vừa có văn bản về việc đề xuất một số cơ chế chính sách để khởi động lại các dự án theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT), vừa đảm bảo lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư, vừa không làm thất thoát quỹ đất công, trụ sở làm việc.

Theo đó, HoREA đề xuất chỉ sử dụng quỹ đất chưa giải phóng mặt bằng để thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT. Điều kiện là nhà đầu tư thực hiện ứng trước kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

HoREA nhận thấy giải phóng mặt bằng là công tác khó khăn, mất nhiều thời gian nhất và dễ dẫn đến khiếu kiện đông người, nên tất cả các nhà đầu tư dự án BT đều rất ủng hộ và sẵn sàng ứng trước kinh phí để Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng.

Tuy vậy, điều này không thay đổi bản chất của “dự án khác” thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT là “dự án có sử dụng đất”. Mà đã là “dự án có sử dụng đất” thì phải thực hiện phương thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của Luật Nhà ở và Luật Đấu thầu.

Do đó, trong gói thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án BT, thanh toán bằng quỹ đất chưa giải phóng mặt bằng và nhà đầu tư dự án BT có làm "dự án khác" thì phải thực hiện đấu thầu dự án BT, đồng thời đấu thầu “dự án khác” trong cùng cuộc đấu thầu. Điều kiện là nhà đầu tư thực hiện ứng trước kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.

De xuat thanh toan du an BT bang quy dat chua giai phong mat bang
Ảnh minh họa.

Hiệp hội đề xuất không sử dụng quỹ đất đã giải phóng mặt bằng, trụ sở làm việc để thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT, vì tiềm ẩn nguy cơ làm thất thoát ngân sách nhà nước, do khó đảm bảo nguyên tắc ngang giá với giá thị trường.

Nguyên tắc ngang giá chỉ có thể đảm bảo khi thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất đối với quỹ đất công đã giải phóng mặt bằng, trụ sở làm việc. Nếu thực hiện phương thức đấu giá quỹ đất công đã giải phóng mặt bằng, trụ sở làm việc thì sẽ tạo được nguồn thu ngân sách nhà nước cực kỳ to lớn, để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng.

Hiệp hội tán thành quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 101 Luật Đầu tư 2020, quyết định dừng thực hiện dự án BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư, kể từ ngày 15/08/2020 và dừng triển khai dự án BT mới, kể từ ngày Luật Đầu tư có hiệu lực (01/01/2021), là rất cần thiết, nhưng chỉ nên dừng trong giai đoạn 2020-2022 để xây dựng hoàn thiện đồng bộ cơ chế chính sách, pháp luật.

Trước hết là cần tập trung rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (bao gồm cả Nghị định 63/2018/NĐ-CP và Nghị định 69/2019/NĐ-CP); Luật Đầu tư công; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Đấu thầu; Luật Đấu giá tài sản, Luật Giá, nhằm bịt kín các lỗ hổng, để đảm bảo đủ điều kiện khởi động lại các dự án BT.

TP HCM thu hồi đất hợp đồng BT đường song hành cao tốc Long Thành

(Vietnamdaily) - UBND TP HCM sẽ thu hồi các khu đất đã giao cho nhà đầu tư thực hiện hợp đồng BT thi công đường song hành cao tốc Long Thành.

UBND TP HCM cho biết, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP), UBND TP đã chấp thuận chủ trương tiếp tục triển khai dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2), dự án Quảng trường trung tâm và công viên bờ sông trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo hình thức hợp đồng BT.

UBND TP cũng chấp thuận chủ trương tiếp tục triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc và hoàn thiện đường trục Bắc - Nam, xây dựng 4 cầu, công trình nạo vét rạch, đào hồ trung tâm và các kênh mới trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

TP HCM rà soát các khu đất thanh toán hợp đồng BT

(Vietnamdaily) - Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Hoan vừa có chỉ đạo các sở ngành liên quan rà soát cơ sở pháp lý các khu đất thanh toán hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) cho nhà đầu tư trên địa bàn.

Theo đó, đối với các dự án đã ký hợp đồng BT như: dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi – giai đoạn 1; dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa – Quốc lộ 1, quận Thủ Đức; dự án đầu tư xây dựng cao ốc 152 Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh.

Với những dự án này, UBND TP HCM giao Sở Tài nguyên Môi trường phối hợp Tổ Công tác rà soát cơ sở pháp lý các khu đất dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư đã ký hợp đồng, xây dựng quy trình thanh toán cho các dự án, xác định rõ trách nhiệm của từng sở ngành và chuyển Sở Kế hoạch Đầu tư tổng hợp, báo cáo. Đồng thời, đề xuất quỹ đất thanh toán cho các dự án BT này.

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.