Đề xuất chở hàng sang Trung Quốc bằng tàu hỏa

Với phương án này, cả đoàn tàu chỉ cần tổ vận hành, đáp ứng được chính sách Zero Covid từ phía Trung Quốc.

Sáng 27/12, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) tổng kết công tác năm 2021, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2022.

Liên quan đến tình hình ùn ứ xe nông sản tại cửa khẩu trong khoảng 1 tháng qua, ông Nguyễn Hữu Vượng, Phó cục trưởng Hải quan Lạng Sơn, nhìn nhận khó có thể giải phóng hết lượng hàng hóa cho đến Tết Nguyên đán.

Cụ thể, năng lực thông quan hiện tối đa khoảng 90 xe một ngày, trong khi vẫn còn khoảng 2.100 xe. Hơn nữa, dự kiến Trung Quốc tiếp tục siết chặt quản lý người và hàng hóa qua biên giới đến giữa tháng 3 năm sau.

Ông Vượng đề xuất phương án chở hàng sang Trung Quốc bằng đường sắt để giải quyết tình trạng ùn tắc. Với phương án này, cả đoàn tàu chỉ cần tổ vận hành, đáp ứng được chính sách Zero Covid từ phía Trung Quốc.

Đại diện Hải quan Lạng Sơn cũng kiến nghị Chính phủ sớm tổ chức hội đàm cấp cao với Trung Quốc để tạo điều kiện thông quan hàng hóa, bởi các hội đàm cấp thấp đã diễn ra nhưng chưa hiệu quả. Trước mắt, Hải quan Nam Ninh (Trung Quốc) sẽ hội đàm với Hải quan Lạng Sơn, Cao Bằng.

De xuat cho hang sang Trung Quoc bang tau hoa
Với năng lực thông quan hiện tại, từ nay đến Tết Nguyên đán dự kiến chỉ giải phóng được trên 1.000 xe. Ảnh: Duy Anh. 
Thời gian qua, các biện pháp kiểm soát nhập khẩu gắn với yêu cầu, điều kiện trong phòng, chống dịch Covid-19 của Trung Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu khu vực phía Bắc, dẫn tới tình trạng ùn ứ xe container.
Về nguyên nhân chủ quan, theo Bộ Công Thương, đây là những điểm yếu cố hữu của sản xuất và xuất khẩu nông sản của ta trong thời gian qua. Đó là sản xuất nông nghiệp không theo tín hiệu, nhu cầu thị trường, xuất khẩu chủ yếu theo hình thức trao đổi cư dân (tiểu ngạch), không xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc…
Mặc dù, các bộ, địa phương biên giới liên tục có các khuyến cáo về tình hình ùn tắc tại các khu vực cửa khẩu nhưng các thương nhân vẫn tiếp tục đưa hàng lên cửa khẩu dẫn đến tình trạng ùn tắc ngày càng nghiêm trọng hơn.
Trước tình hình trên, Phó thủ tướng Lê Văn Thành trước mắt yêu cầu các Bộ: Ngoại giao, Công Thương, các cơ quan và địa phương biên giới làm việc, phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các bộ, ngành, địa phương của Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thông quan hàng hóa của cả hai nước đang ùn tắc tại cửa khẩu, trong đó ưu tiên cho các hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước và các xe hàng, container đang ùn ứ.
Phó thủ tướng giao Chủ tịch UBND các địa phương có hàng hóa ùn tắc tại cửa khẩu thông báo rộng rãi cho các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân biết về tình hình thông quan, xác định rõ số lượng phương tiện có thể được vận tải hàng hóa lên cửa khẩu mỗi ngày và kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm không ùn tắc tại cửa khẩu.
Về lâu dài, Bộ Y tế, Hải quan, UBND các tỉnh, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để bàn bạc, hình thành các “vùng xanh”, “luồng xanh” an toàn dịch bệnh tại khu vực biên giới. Bộ Y tế nghiên cứu ban hành các tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình để hình thành vùng xanh, luồng xanh, góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa qua cửa khẩu một cách an toàn.
Các địa phương tổ chức các hội nghị với các doanh nghiệp để thông tin kịp thời cho doanh nghiệp, người dân biết để chủ động trong sản xuất, kinh doanh, như tổ chức tiêu thụ hàng hóa tại chỗ, có phương thức bảo quản, đóng gói tại chỗ cho tốt.
Đặc biệt, các địa phương cần hướng dẫn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất theo hướng hàng hóa, gắn với thị trường, bảo đảm tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
Tập trung mở rộng thị trường, giảm bớt phụ thuộc vào thị trường truyền thống; hạn chế tiến tới chấm dứt hoạt động thương mại đường mòn, lối mở; đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng logistics để bảo quản, quản lý hàng hóa…

Nhìn lại những vụ máy bay quân sự rơi tại Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhiều loại máy bay quân sự như Su-30MK2, Su-22, Mi-171, UH-1... đã gặp những sự cố và rơi tại Việt Nam. Mới nhất là vụ máy bay L39 rơi ở Phú Yên sáng 26/8.

Sáng 26/8, máy bay huấn luyện L39 của Trung đoàn 910 số hiệu 8705 được phát hiện rơi ở khu vực cánh đồng xã Hòa Thành (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) ngay sau khi cất cánh được ít phút. (Nguồn ảnh từ clip VTV8).
Sáng 26/8, máy bay huấn luyện L39 của Trung đoàn 910 số hiệu 8705 được phát hiện rơi ở khu vực cánh đồng xã Hòa Thành (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) ngay sau khi cất cánh được ít phút. (Nguồn ảnh từ clip VTV8). 
Theo thông báo chính thức của Bộ Quốc phòng, nguyên nhân khiến máy bay L39 rơi ở Phú Yên là do hỏng động cơ sau khi cất cánh, lấy độ cao.
 Theo thông báo chính thức của Bộ Quốc phòng, nguyên nhân khiến máy bay L39 rơi ở Phú Yên là do hỏng động cơ sau khi cất cánh, lấy độ cao. 
Vụ rơi máy bay L39 này khiến học viên - phi công bay huấn luyện là thượng sĩ Phạm Đức Trung (sinh năm 1994, quê quán Văn Phú, Nho Quan, Ninh Bình) hy sinh trong buồng lái. Vụ tai nạn không có thiệt hại về mặt đất. Anh Phạm Đức Trung đã được truy phong quân hàm Thiếu úy và truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Pháp luật TP HCM.
Vụ rơi máy bay L39 này khiến học viên - phi công bay huấn luyện là thượng sĩ Phạm Đức Trung (sinh năm 1994, quê quán Văn Phú, Nho Quan, Ninh Bình) hy sinh trong buồng lái. Vụ tai nạn không có thiệt hại về mặt đất. Anh Phạm Đức Trung đã được truy phong quân hàm Thiếu úy và truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Pháp luật TP HCM. 
Vào sáng 14/6, trên vùng biển Thanh Hóa - Nghệ An, một máy bay tiêm kích Su-30MK2 thuộc Trung đoàn 923 gặp sự cố. Máy bay Su-30MK2 mất liên lạc. Hai phi công trên máy bay mất tích là thượng tá Trần Quang Khải - Phó trung đoàn trưởng, tham mưu trưởng Trung đoàn không quân 923 thuộc Sư đoàn không quân 371, và thiếu tá Nguyễn Hữu Cường, phi đội trưởng, là phi công của Trung đoàn 927 được tăng cường về Trung đoàn 923 để bay huấn luyện, tiếp cận với máy bay tiêm kích mới, hiện đại. Cơ quan chức năng đang tích cực tìm kiếm hai phi công.
 Vào sáng 14/6, trên vùng biển Thanh Hóa - Nghệ An, một máy bay tiêm kích Su-30MK2 thuộc Trung đoàn 923 gặp sự cố. Máy bay Su-30MK2 mất liên lạc. Hai phi công trên máy bay mất tích là thượng tá Trần Quang Khải - Phó trung đoàn trưởng, tham mưu trưởng Trung đoàn không quân 923 thuộc Sư đoàn không quân 371, và thiếu tá Nguyễn Hữu Cường, phi đội trưởng, là phi công của Trung đoàn 927 được tăng cường về Trung đoàn 923 để bay huấn luyện, tiếp cận với máy bay tiêm kích mới, hiện đại. Cơ quan chức năng đang tích cực tìm kiếm hai phi công.

“Hồi sinh” đôi chân cho người đàn ông liệt 10 năm trời

(Kiến Thức) - “Tôi tưởng mình đã chết rồi. Nhờ Hội Chữ thập đỏ, Quỹ Thiện Tâm và các bác sĩ ở Bệnh viện Vinmec Central Park mà tôi được sống lại".

Cách đây 10 năm, anh Nguyễn Minh Hiếu bị cây lớn đè trúng người dẫn tới đứt cột sống. Bán nhà bán đất chạy chữa, anh giữ được mạng sống nhưng đôi chân thì liệt hoàn toàn. Vợ bỏ đi sau vụ tai nạn, anh Hiếu chán nản nhưng quyết không để mình là gánh nặng của gia đình. Anh dùng xe tự chế chở hàng hóa kiếm tiền mưu sinh, nuôi cậu con trai đang tuổi lớn.
Phải ngồi nhiều và ngã không biết bao nhiêu lần trong cuộc mưu sinh vất vả, đôi chân liệt của anh Hiếu gãy dập, 2 bên mông viêm loét, hoại tử. Anh buộc phải cắt một chân. Tháng 4/2017, tình trạng sức khỏe anh trầm trọng hơn: chân còn lại vẫn gãy lủng lẳng, hông lở loét nặng do nước tiểu rò rỉ từ bàng quang vào vùng chậu. Mọi sinh hoạt anh đều phải nhờ cậy vào cậu con trai. Cạn tiền, cạn sức, anh Hiếu nghĩ mình chỉ còn cách nằm chờ chết.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.