Theo thông tin từ Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ thuộc Sở Công Thương Mỹ, mỗi mẫu điện thoại được phép xuất sang thị trường Mỹ bắt buộc phải đạt hai chứng chỉ: chứng chỉ quốc tế và chứng chỉ nhà mạng.
Sảnh trụ sở AT&T tại Dallas, Mỹ - nơi thực hiện những bài kiểm thử thực tế của những thiết bị điện thoại mới trước khi ra mắt. |
Theo thông tin trong tài liệu được tìm thấy liên quan tới phát triển phần cứng được AT&T phát hành vào ngày 19/1/2012, mỗi chiếc điện thoại đều phải vượt qua một bộ chứng chỉ đồ sộ về thu phát sóng, âm thanh, an toàn theo tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới.
Cụ thể, bài kiểm tra đảm bảo về giao thức mạng, tương thích mạng không dây (Kí hiệu chuyên ngành: PTCRB) được thực hiện bởi CTIA - Hiệp hội viễn thông di động. Đây được coi là bài kiểm tra mang tính “toàn cầu” và những hãng điện thoại lớn như Samsung, Apple... được bán tại Mỹ và các nước Châu Âu đều cần chứng nhận này. Chi phí cho riêng bài kiểm thử này thuộc diện cực đắt - lên tới 200 ngàn USD để thực hiện khoảng 5000 lần thử nghiệm bao gồm kiểm tra giao thức mạng, kiểm tra khung bản tin trao đổi, an ninh mạng. Có khoảng 50 chiếc điện thoại được tiến hành thử nghiệm cùng lúc và bắt buộc phải đạt tỷ lệ thành công ở mức tuyệt đối, 100%.
Chuyên gia đang thực hiện thao tác chuẩn bị cho bài kiểm tra khả năng thu/phát tại phòng Lab của CTIA. |
Tiếp theo, các mẫu điện thoại cần có chứng chỉ đảm bảo chất lượng sóng vô tuyến được cấp bởi Uỷ ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC). Các bài kiểm tra sẽ đưa ra kết quả về việc các mẫu điện thoại sử dụng đúng phổ tần số và công suất cho phép, đảm bảo không gây nhiễu đến các thiết bị khác khi hoạt động, đảm bảo công suất thu/phát dưới ngưỡng ảnh hưởng đến cơ thể con người.
Bên cạnh đó, các mẫu điện thoại cần đạt chứng chỉ theo yêu cầu riêng của nhà mạng. Điển hình, AT&T là nhà mạng có yêu cầu khắt khe nhất về chất lượng với những bài kiểm thử nổi tiếng khốc liệt về cơ khí, độ ổn định và độ bền của sản phẩm.
Theo những thông tin được công bố trên FCC và PTCRB (các chứng chỉ về sóng và chứng chỉ về tương thức mạng), những mẫu điện thoại mới của VinSmart đã vượt qua tất cả các bài kiểm tra, chinh phục được thị trường khó tính và giàu tiềm năng bậc nhất thế giới.
Trung tâm điều hành mạng quản lý hơn 160 triệu thuê bao của AT&T tại New Jersey, Mỹ. |
Việc VinSmart đặt chân đến Mỹ và hợp tác cùng AT&T là bước đi chiến lược để hãng điện thoại Việt trở thành nhà sản xuất số lượng lớn cho các đối tác trên thế giới, khẳng định vị thế của sản phẩm công nghệ Việt tại “sân chơi toàn cầu”