Đế chế La Mã thịnh vượng trong 503 năm bị phá hủy bởi chì?

Đế chế La Mã từng được xem là đế chế hùng mạnh nhất thế giới, thế nhưng giống như những đế chế khác trong lịch sử, cuối cùng nó cũng đã suy tàn.

Đế chế La Mã thịnh vượng trong 503 năm bị phá hủy bởi chì?

Trong lịch sử phát triển của loài người, đế chế La Mã đã để lại dấu ấn đậm nét, thậm chí còn có câu ngạn ngữ "mọi con đường đều dẫn đến La Mã". Hơn 1800 năm trước, La Mã bắt đầu không ngừng mở rộng ra các khu vực xung quanh, dần dần thành lập một đế chế hùng mạnh trải khắp ba châu lục Á, Âu, Phi.

Nhưng không ai ngờ rằng chỉ sau vài thế kỷ, đế chế La Mã thịnh vượng một thời đột nhiên suy tàn, ở thời kỳ cuối, đế chế La Mã đã không còn đủ sức mạnh để có thể đánh bại một nhóm bộ bán văn minh.

Có nhiều yếu tố góp phần vào sự sụp đổ của cả một nền văn minh, chẳng hạn như sự sụp đổ của đế chế La Mã vào khoảng năm 476 sau Công nguyên. Sự suy tàn chậm chạp của đế chế này thường được cho là do các cuộc xâm lược, các chiến dịch quân sự thất bại, các thách thức kinh tế, tham nhũng của chính phủ và sự phụ thuộc quá mức vào lao động nô lệ, cùng các yếu tố khác.

Nhưng mãi đến gần đây các nhà sử học mới phát hiện ra một nguyên nhân mà trước đó đã bị bỏ qua. Đó là sự sụp đổ của đế chế La Mã rất có thể liên quan đến việc người La Mã bị nhiễm độc chì.

De che La Ma thinh vuong trong 503 nam bi pha huy boi chi?

Tất cả hợp chất dễ hòa tan của chì đều độc. Các nhà khoa học tin rằng thói quen và sở thích sử dụng chì cũng như oxit chì làm nguyên liệu sản xuất dụng cụ đựng như bình, cốc, chén và các mỹ phẩm chứa hợp chất chì đã dẫn đến bệnh ngộ độc kinh niên và chết yểu của giới quyền quý La Mã.

Chì là kim loại nặng, dễ kiếm trong tự nhiên, mềm, dễ uốn, nhưng lại mang độc tính. Chì có màu trắng bạc nhưng khi tiếp xúc với không khí sẽ tạo thành các oxit màu xám trên bề mặt. Hiện nay, chì chủ yếu được sử dụng trong xây dựng, chế tạo pin axít chì, vật liệu hàn, đầu đạn, ngư cụ và quần áo chống bức xạ.

Kim loại chì đã đi vào cuộc sống của người La Mã từ rất sớm và mang lại rất nhiều tiện ích cho người La Mã, từ dụng cụ nấu ăn, ống cống, bồn chứa nước, đến vật liệu xây dựng của họ về cơ bản đều được làm từ chì.

Nhưng điều mà người La Mã không biết là chì cũng là một kim loại nặng độc hại, có thể gây ra những tác động không thể đảo ngược sau khi xâm nhập vào cơ thể con người.

De che La Ma thinh vuong trong 503 nam bi pha huy boi chi?-Hinh-2

Độc tính của chì ngày nay đã được chứng minh rõ ràng, nó sẽ dẫn đến những khiếm khuyết về tâm lý và thần kinh lâu dài cũng như các bệnh chuyển hóa. Trẻ em đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi chì, và có khả năng việc sử dụng rộng rãi kim loại chết người này trong cộng đồng người La Mã đã dẫn đến một loạt ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Người La Mã cổ đại đã làm chủ công nghệ khai thác và luyện chì từ rất sớm, nên một lượng lớn sản phẩm làm bằng chì đã được ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày của người La Mã.

Các nhà khoa học đã tìm thấy một lượng lớn sản phẩm làm bằng chì tại nhiều di chỉ văn hóa La Mã. Điều này cho thấy rằng chì đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của người La Mã.

Ví dụ, ngày nay, các nhà khoa học vẫn nói về hệ thống cấp thoát nước của các thành phố lớn ở Rome, đường ống của họ được bố trí rất hợp lý, rất giống với đường ống được đặt ở các thành phố hiện đại, những đường ống cấp thoát nước hoành tráng như vậy đều làm bằng chì.

Các phân tích về nồng độ chì và cổ bệnh học đã được sử dụng để khám phá mối liên hệ giữa chì và sức khỏe trong thời kỳ La Mã. Nghiên cứu này bao gồm 173 cá nhân (hài cốt) từ năm địa điểm, từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, nằm trên khắp đế chế La Mã.

Kết quả cho thấy mối tương quan nghịch giữa tuổi khi chết và nồng độ chì trong men răng. Hơn nữa, nồng độ chì cao hơn đã được quan sát thấy ở trẻ em có bằng chứng về bệnh chuyển hóa ở xương so với những trẻ không mắc bệnh.

Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng khảo cổ sinh học đầu tiên cho thấy ngộ độc chì là một yếu tố góp phần vào tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em cao trong thời La Mã.

De che La Ma thinh vuong trong 503 nam bi pha huy boi chi?-Hinh-3

Trong thực tế, người La Mã đã sử dụng chì trong rất nhiều lĩnh vực: Làm đường ống dẫn nước, nấu ăn và thùng đựng nước, thậm chí cả trong việc trang điểm...

Đồ uống yêu thích của các quý tộc La Mã là siro đường và rượu vang, nhưng họ phát hiện ra rằng nếu rượu được bảo quản trong thùng gỗ, nó sẽ rất dễ hỏng và có vị chua. Vì vậy, người La Mã đã chứa rượu trong bình được làm bằng chì, điều này có thể làm cho rượu ngọt hơn.

Người La Mã cũng sử dụng mái hiên bằng chì để hứng nước mưa và dùng nó để điều chế siro đường, một số quý tộc thậm chí còn rắc một ít bột chì vào rượu để tạo vị ngọt trước khi uống rượu, theo cách này, một lượng lớn nguyên tố chì theo thời gian đã lắng đọng trong cơ thể của họ.

De che La Ma thinh vuong trong 503 nam bi pha huy boi chi?-Hinh-4

Khi chì trong cơ thể đạt đến một nồng độ nhất định, nó sẽ gây ra các triệu chứng như nôn mửa, xuất huyết tiêu hóa, đau đầu, co giật, ngoài ra còn có biểu hiện thần kinh bứt rứt đột ngột, nặng có thể hôn mê, thậm chí tử vong. Ở nồng độ thấp, nó có thể ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh của con người.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng trong vòng vài thế kỷ, hơn một nửa số người cai trị đế chế La Mã đã không thế sống đến năm 30 tuổi. Vì quá trình thải độc chì diễn ra rất chậm nên nhiều người không bao giờ nghĩ rằng các sản phẩm có chì đã khiến cuộc sống của họ trở nên tồi tệ hơn cái chết.

Mặc dù đế chế La Mã đã thịnh vượng trong một thời gian, nhưng việc nhiễm độc chì đã khiến người La Mã "khốn khổ", và đế chế La Mã cuối cùng đã bị tiêu diệt.

Kỳ lạ gã chăn cừu trở thành hoàng đế La Mã huyền thoại

(Kiến Thức) - Theo các tư kiệu lịch sử, Hoàng đế La Mã Maximinus Thrax vốn là một người chăn cừu sinh ra tại Thrace, vùng đất xa xôi ở gần Biển Đen. Với xuất thân đó, ông bị coi như một kẻ mọi rợ chứ không phải công dân La Mã. 

Kỳ lạ gã chăn cừu trở thành hoàng đế La Mã huyền thoại
Ky la ga chan cuu tro thanh hoang de La Ma huyen thoai
Hoàng đế La Mã Maximinus Thrax (173 – 238) có tên thật là Gaius Julius Verus Maximinus Augustus, là người cai trị đế quốc La Mã từ năm 235 đến 238.
Ky la ga chan cuu tro thanh hoang de La Ma huyen thoai-Hinh-2
Theo các tư kiệu lịch sử, Maximinus vốn là một người chăn cừu sinh ra tại Thrace, vùng đất xa xôi ở gần Biển Đen. Với xuất thân đó, ông bị Viện Nguyên lão khinh bỉ, coi như một kẻ mọi rợ chứ không phải công dân La Mã.

Rùng mình đại dịch kinh hoàng nhất lịch sử đế quốc La Mã

(Kiến Thức) - Trên toàn La Mã, con số người thiệt mạng vì đại dịch Antonine lên tới 5 triệu. Riêng quân đội La Mã – đội quân thiện chiến bậc nhất thế giới thời bấy giờ - đã mất 1/10 số binh sĩ trong đại dịch.

Rùng mình đại dịch kinh hoàng nhất lịch sử đế quốc La Mã
Rung minh dai dich kinh hoang nhat lich su de quoc La Ma
Diễn ra ở đế quốc La Mã từ năm 165-180, đại dịch Antonine được cả sử gia ghi nhận là một trong những dịch bệnh khủng khiếp nhất được ghi nhận trong lịch sử.
Rung minh dai dich kinh hoang nhat lich su de quoc La Ma-Hinh-2
Đại dịch bùng phát làm hai đợt, cách nhau 9 năm, đã khiến đế quốc La Mã bị tàn phá nghiêm trọng hơn bất kỳ một cuộc chiến tranh nào.

Kỳ lạ trận La Mã thảm bại vì binh lính bị “đông cứng“

(Kiến Thức) - Trong trận chiến trên sông Trebia, quân Carthage của Hannibal đã dễ dàng nghiền nát một đạo quân La Mã ướt nhẹp, run cầm cập và không còn cầm nổi vũ khí.

Kỳ lạ trận La Mã thảm bại vì binh lính bị “đông cứng“
Ky la tran La Ma tham bai vi binh linh bi “dong cung“
Diễn ra năm 218 TCN, trận chiến trên sông Trebia là một cuộc đọ sức quy mô lớn giữa đế quốc La Mã và người Carthage trong cuộc Chiến tranh Punic lần hai.
Ky la tran La Ma tham bai vi binh linh bi “dong cung“-Hinh-2
Trận chiến diễn ra trong bối cảnh Hannibal, vị tướng và chiến lược gia người Carthage, đã ở bán đảo Italia nhiều tháng và khiến khu vực trung tâm của đế quốc La Mã bị đe dọa.

Đọc nhiều nhất

Tin mới