Đế chế Hittite ra đời và sụp đổ như thế nào?

Thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của người Hittite vào khoảng thế kỷ 14 TCN, với phần lãnh thổ rộng khắp gồm phần lớn Anatolia, Tây Bắc Syria, phía trên vùng Lưỡng Hà.

Người Hittite là tộc dân sống ở vùng Anatolia (Tiểu Á) cổ đại, họ sử dụng thứ ngôn ngữ Ấn – Âu và thành lập một vương quốc lấy trung tâm tại Hattusa ở miền Trung Bắc Anatolia, nay ở phía bắc Ankara – Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ phủ Hattusa được bao quanh bởi sông Halys (người Hittite gọi là Marassantiya). Cái tên Haltic được sử dụng bởi những người vùng Tiểu Á để phân biệt ngôn ngữ này với ngôn ngữ Ấn – Âu Hittite đã có mặt tại đây từ trước và trở thành ngôn ngữ chính trong 6 – 7 thế kỷ tiếp theo.
De che Hittite ra doi va sup do nhu the nao?
Thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của người Hittite vào khoảng thế kỷ 14 TCN, với phần lãnh thổ rộng khắp gồm phần lớn Anatolia, Tây Bắc Syria, phía trên vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia). Người Hittite đã dựng xây 1 đế chế hùng mạnh đã ảnh hưởng tới một khu vực rộng lớn kéo dài từ Anatolia đến miền Bắc Syria. Có ba thời kỳ phát triển hình thành nên đế chế Hittite là thời Cổ Vương quốc (1.700-1.500 TCN), Trung Vương quốc (1500 – 1430 TCN) và thời kỳ Tân Vương quốc (1.430 – 1.180 TCN).
De che Hittite ra doi va sup do nhu the nao?-Hinh-2
Thời Cổ Vương quốc. Được mở đầu bằng việc truất phế vua Anitta của nước láng giềng Kussara vào năm 1700 TCN. Thành phố Hattusa cổ đại đã đánh lui các cuộc tấn công của Sargon Đại đế, Naram Sin Đại đế và thành phố đã trải qua một trận hỏa hoạn. Không lâu sau trận hỏa hoạn, thành phố đã được xây dựng lại nhờ vua Hattuasili I, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thành phố Hattusa cổ đại đã được đặt tên theo tên vị vua đã xây dựng lên.
Sau đó Hattuasili I cùng với con trai và anh em của mình tấn công và chiếm đoạt những lãnh thổ khác bằng vũ lực. Những người con của Hattuasili I chiếm giữ và cai quản một thành phố. Nhưng khi các vùng đất mới phát triển thịnh vượng, những người này đã nổi dậy chống lại chính cha của mình. Cuối cùng, Hattusili I chọn cháu trai của mình, Mursilli là người thừa kế. Chính Mursilli là người nổi tiếng với sự tàn phá Aleppo và Babylon nhưng đã không cai trị được và để người Kassite nổi lên và chiếm giữ suốt 400 năm.
Thời kỳ Trung Vương quốc. Vua Telipinus được coi là vị vua cuối cùng của Cổ Vương quốc, cái chết của ông là sự khởi đầu của giai đoạn kéo dài tạo nên đế quốc Hittite. Các thành phố mà Telipinus bị buộc phải từ bỏ đã rơi vào tay Hanigalbat, sau đó họ lại đầu hàng người Ai Cập. Thutmose III (trị vì 1.479-1.426 TCN) tiến hành nhiều cuộc chinh phục với sự trợ giúp của người Ai Cập.
Thời kỳ Tân Vương quốc. Tân Vương quốc thực sự bắt đầu với sự trị vì của Suppiluliuma I. Vua Suppiluliuma I nắm giữ lịch sử của Trung Đông trong thế kỷ 14 TCN. Những nhà nghiên cứu cho rằng ông lên ngôi vào khoảng năm 1380 và đã trị vì trong khoảng bốn thập kỷ. Trong những năm đầu của triều đại của mình, Suppiluliuma I đã hợp nhất quê hương Hittite và tăng cường khả năng phòng thủ của Hattusa. Các bức tường thành phố mở rộng rất nhiều đã được xây dựng, bao quanh một diện tích hơn 120 ha. Đế chế Hittite bắt đầu mở rộng về phía Đông và hầu hết các thành phố Bắc Syria.
Dưới triều đại của Suppilulima I, các vương quốc Mittani và vùng Levant màu mỡ, các thành phố cảng Byblos đã trở thành một phần của đế chế Hittite. Suppiluliuma I cuối cùng đã chết trong trận dịch năm 1322 TCN, người ta cho rằng những nô lệ Ai Cập do ông bắt về trong những chuyến đi chinh phục đã mang theo bệnh dịch hạch.
Trải qua nhiều vương triều, tới thời đại của vua Muwatalli II (1.295-1.272 TCN) nổi tiếng nhất bởi trận chiến Kadesh với Pharaoh Ramses. Sau đó Muwatalli II đã ký kết bản hiệp định hòa bình giữa Hittite và Ai Cập, đây được coi là bản hiệp ước hòa bình cổ xưa nhất trong lịch sử nhân loại.
Mặc dù thuộc thời kì đồ đồng nhưng người Hittite là những người đầu tiên phát triển việc sản xuất sắt.
Ở thời kỳ này, vũ khí của người Hittite chủ yếu làm bằng đồng còn vũ khí bằng sắt rất hiếm, quý giá và được các tướng lĩnh, quý tộc hay quân cấm vệ sử dụng, ngoài ra còn được coi như một công cụ để trao đổi hàng hóa. Những chiến binh Hittite còn nổi tiếng trong việc chế tạo và sử dụng chiến xa. Người Hittite sử dụng chiến xa, bộ binh nhẹ cùng với cung thủ là những đơn vị chủ chốt của mình.
Tôn giáo của người Hittite là một sự hòa trộn. Nó kết hợp các yếu tố phổ biến của bản địa vùng Anatolia với một số ảnh hưởng bên ngoài chủ yếu của Hurrianorigin. Những ảnh hưởng này được thể hiện rõ nhất trong các ngôi đền đá cắt của Yazilikaya.
Người Hittite thường xây dựng các đền thờ thần Bão tố và vợ của mình là các nữ thần đất, đây là một bằng chứng cho thấy một xã hội mẫu hệ sớm. Thần Bão tố được coi là vị chúa tể của những vùng đất Hatti và là người đứng đầu trong số các vị thần. Ông là vị thần chiến đấu và chiến thắng các cuộc xâm lăng.
Nền kinh tế Hittite dựa vào nông nghiệp. Các cây trồng chính là lúa mì và lúa mạch. Phải mất ít nhất 22.000 ha đất canh tác để đáp ứng nhu cầu hàng năm của Hattusas. Chăn nuôi trong nước bao gồm gia súc, cừu, dê, lợn. Hittite thịnh vượng chủ yếu phụ thuộc vào sự kiểm soát các tuyến đường thương mại và nguồn kim loại. Họ hiểu rõ tầm quan trọng của miền Bắc Syria là nơi các tuyến đường quan trọng nối liền các cửa Cilician với Lưỡng Hà.
Nhà vua là người cai trị tối cao, chỉ huy quân sự, cơ quan tư pháp. Xung quanh ông là một tầng lớp các quý tộc và chức sắc, thường là có quan hệ gia đình. Nhà vua chia các thành phố quan trọng cho các thành viên trong gia đình cai trị. Trong nhiều thế kỷ sau, nguyên tắc này đã được mở rộng ra đến cả chư hầu bản xứ, những người đã trở thành thành viên của gia đình nhà vua.
Một đặc điểm đáng chú ý của đế chế Hittite là vai trò của phụ nữ, đặc biệt là các nữ hoàng. Pudupepa, vợ của Hattusilis III, thường xuyên kết hợp với chồng trong các điều ước và các văn bản của nhà nước. Các bộ sưu tập khoảng 200 luật Hittite, tuân luật pháp của thời kỳ khác nhau cho thấy một sự phát triển liên tục hướng tới hình phạt nhẹ hơn và nhân đạo hơn. Từ những văn bản cổ còn sót lại cho thấy hỏa táng là phổ biến ở miền trung Anatolia. Những ngôi mộ tùy táng chỉ dành cho các vị vua Hittite. Những người dân thường chỉ được phép chôn hoặc hỏa táng.
De che Hittite ra doi va sup do nhu the nao?-Hinh-3
Nội chiến và sự tranh giành ngai vàng, cùng với các mối đe dọa từ bên ngoài đã làm suy yếu Hittite. Tudhaliya IV là vị vua Hittite mạnh mẽ cuối cùng chống lại sự xâm lấn của người Assyria, ông đã có nhiều trận hải chiến chống lại Alashiya ngoài khơi bờ biển đảo Síp. Nhưng cuối cùng thì Hattusa cũng chìm trong biển lửa trước sự tấn công những kẻ xâm lược. Hittite vong quốc.
Mặc dù đế chế Hittite biến mất trên bản đồ Anatolia vào thời điểm này (1.180 TCN), nhưng đã xuất hiện một số các tiểu vương quốc gọi là Syro-Hittite. Những tiểu vương quốc này nằm rải rác ở Anatolia và miền Bắc Syria và trở thành các chư hầu dưới quyền kiểm soát của người Assyria dưới triều đại của vua Sargon II.

Giải mã trận chiến khốc liệt giữa Ai Cập cổ đại và người Hittite

Năm 1274 trước Công nguyên, trận chiến Kadesh xảy ra giữa Ai Cập cổ đại và người Hittite diễn ra vô cùng khốc liệt khi triển khai lực lượng "khủng".

Giai ma tran chien khoc liet giua Ai Cap co dai va nguoi Hittite
 Trận chiến Kadesh diễn ra vào năm 1274 trước Công nguyên là một trong những cuộc chiến khốc liệt và quan trọng nhất thế giới cổ đại. Đây là cuộc chiến giữa Ai Cập cổ đại và người Hittite. 

Giật mình nguyên nhân khiến đế chế Hittite hùng mạnh sụp đổ

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn hoàn toàn mới về sự sụp đổ đột ngột của nền văn minh Hittite cổ đại.

Giat minh nguyen nhan khien de che Hittite hung manh sup do
 Sự sụp đổ của Đế chế Hittite vào Hậu kỳ Đồ đồng được cho là do nhiều yếu tố khác nhau, từ chiến tranh các lãnh thổ khác đến xung đột nội bộ. Giờ đây, các nhà khoa học đã sử dụng hồ sơ vòng cây và đồng vị để xác định thủ phạm có nhiều khả năng là ba năm hạn hán nghiêm trọng liên tiếp.

Đọc nhiều nhất

Tin mới