Để ảnh thờ thế này bảo sao mất hết của cài, nghèo tận kiếp 3 đời

Khi có người thân mất đi (ông bà, cha mẹ…), chúng ta thường đặt di ảnh của những người đã khuất lên bàn thờ để tưởng nhớ và thờ cúng. Tuy nhiên, đặt thế nào thì không phải ai cũng biết...

Không tuân thủ quy tắc trai bên trái gái bên phải
Theo ông Luyện Văn Dũng – chuyên gia nghiên cứu về phong tục thờ cúng cho biết ảnh thờ nên đặt theo nguyên tắc trai bên trái gái bên phải. Tức là, ảnh cụ bà phải ở ngay bên tay phải ảnh cụ ông chứ không đặt ngược lại. Có một số gia đình hiện nay, cứ ai mất trước thì đặt bên trong, điều này là hoàn toàn sai lầm.
Lý giải về điều này, chuyên gia phong thủy cho biết, điều này được tính theo sự chuyển vận của tự nhiên bên ngoài và hoạt động bên trong con người. Đặt như vậy có ý nghĩa người phụ nữ luôn là cánh tay phải đắc lực, giúp chồng nuôi dạy con cái.
Quan niệm dân gian cũng cho rằng, việc đặt ảnh thờ phụ nữ ở bên phải sẽ giúp người đàn ông khẳng định vị trí trung tâm. Tức là, nhờ có người đàn ông làm trụ cột trong nhà nên mọi chuyện mới êm xuôi.
De anh tho the nay bao sao mat het cua cai, ngheo tan kiep 3 doi
 
Đặt ảnh bên giữa bàn thờ
Vị trí trung tâm bàn thờ là vị trí của thần linh và các bậc tổ tiên, không có bất kì người nào được phép chen vào. Tuy nhiên, có một số người hay đặt ảnh thờ người thân của mình ở giữa, đẩy chỗ thờ thần linh ra bên ngoài. Việc này chẳng khác nào cho rằng bản thân người đó quan trọng hơn các vị thần linh hoặc tổ tiên.
Nếu đặt ảnh bố mẹ, anh chị em… vào giữa bàn thờ, như vậy chẳng khác nào gia chủ đang nói họ còn có vị trí trung tâm cao nhất. Điều này sẽ khiến thần linh và các vị tổ tiên cảm thấy bị xúc phạm, không bao giờ phù hộ cho gia chủ mà chỉ giáng toàn tai ương.
Để chân dung hai người trong 1 bức ảnh
Điều này có thể thấy trong nhiều gia đình, có thể vì cụ ông, cụ bà mất gần thời điểm của nhau nên con cháu làm chung. Họ nghĩ rằng như vậy sẽ nhắc nhở con cháu cần phải gắn kết, yêu thương lẫn nhau tới già như các cụ. Tuy nhiên, chuyên gia phong thủy lại cho rằng, việc này khiến các cụ có cảm giác bị khinh nhờn.
Ngoài ra, việc đặt ảnh hai người cùng 1 bên còn khiến bàn thờ bị mất cân đối. Điều này là đại kỵ trong phong thủy sẽ khiến gia chủ gặp tai họa.
Đặt ảnh thờ lệch, ngang hàng với bát hương
Trong tục thờ cúng của người Việt, đây là điều tối kỵ ai cũng phải biết. Ảnh thờ là thứ giúp người mất định vị vị trí của bản thân trên bàn thờ. Nếu gia chủ đặt lệch, người đã mất sẽ không tìm được chỗ của mình. Như vậy, người đó có thể bị “gạt khỏi nơi thờ cúng, chỉ được đứng nhìn những người khác “ngự” trên đó. Tất nhiên, người sống sẽ bị người mất quở mắng, trách phạt.
Không chỉ thế, trong quan niệm tâm linh còn cho rằng, khi đặt lệch tức là gia chủ đang xem thường người mất nên không muốn để chính diện. Còn những thứ cô hồn bên ngoài có thể chen chân vào chỗ trống để “cướp” thức ăn mà gia chủ dâng lên.
Tượng Phật có được đặt cùng bàn thờ gia tiên?
Việc đặt bàn thờ Phật cũng cần lưu ý nếu không sẽ không mang lại may mắn cho gia chủ. Nơi đặt bàn thờ Phật cần tránh: Không hướng ra nhà vệ sinh, không hướng ra cửa phòng, không hướng ra bàn ăn bởi vì Phật ưa thanh tịnh, giới sát tinh. Cúng Phật chỉ dùng hoa quả tươi, không được cúng tam sinh (một con ngan, một thủ lợn, một con gà hoặc cá là những thứ chỉ nhà trình đồng mở phủ mới cúng) như gia thần và gia tiên. Vì vậy, bàn thờ Phật phải đặt riêng, có thể là trước bàn thờ gia tiên và cao hơn bàn thờ gia tiên. Tranh, tượng Phật chỉ để khi có bàn thờ Phật, không nên để cùng với gia tiên để thể hiện lòng tôn kính Tam bảo.
Khi lau rửa, có bài vị của thần Phật thì lau trước, sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước. Bởi người xưa quan niệm như vậy là bất kính.
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Vũ Tuấn Anh, trên bàn thờ bắt buộc phải có bát hương, chân đèn, nước. Đồ bày trên bàn thờ quan trọng nhất là hương hoa, tức hương thắp, hoa quả tươi, nước sạch. Bàn thờ bé chỉ nên đặt một bình hoa, không nhất thiết là hoa gì nhưng thường là cúc biểu hiện dương khí, hoa sen, hoa hồng, loa kèn… Không nên để quá nhiều hoa nhựa, bởi theo quan niệm đó là sự giả dối. Bàn thờ phải thoáng sạch, bình hoa, đĩa quả, đèn/nến đặt hai bên, chính giữa đặt chén nước để bát hương thần linh thoáng. Nước của bình hoa cũng chú ý nên thay thường xuyên. Đồ thờ cúng xong rồi nên bỏ xuống để thụ lộc, tránh để từ tháng này qua tháng khác.

Sập cống Hiệp Hòa: Người yêu trong quan tài số 7

“Nhiều người bị vùi lấp chỉ bởi một lớp đất mỏng tang. Vì thế không ai dám dùng cào cuốc để đào xuống mà phải dùng tay để cứu hộ…”.

Chuyện tình đẹp giữa nhà báo trẻ và cô gái 18 tuổi thẫm đấm nước mắt khi cô gái bị chôn vùi dưới cống Hiệp Hòa. Sau 35 năm trôi qua, nhà báo ấy vẫn nhớ những gì xảy ra như một thước phim quay chậm và dự định sẽ làm một bộ phim tài liệu về ngày bi hùng ấy...

Ông Trần Công Bình – Trưởng phòng Biên tập – Thông tin Điện tử - Đài phát thanh và Truyền hình Nghệ An ngày ấy hãy còn là một phóng viên trẻ của Đài phát thanh Nghệ Tĩnh được cử lên đặc trách viết bản tin cho công trường cống Hiệp Hòa. Bình phơi phới lên công trường, ngoài nhiệm vụ chung còn có niềm vui được gần người yêu.

Không hẹn mà gặp, người yêu Bình – cô gái Giản Thị Lam cùng làng ở xã Cát Văn cũng tình nguyện đến nơi này, y như lời bài hát: “Bởi chúng mình thương bao nhiêu mảnh đất cằn, mà đời không ngại đào mấy con kênh”. Tình yêu đôi trẻ ấy được nhen lên trong những đêm hẹn hò ở làng quê và lại càng nồng thắm hơn khi đến với công trường. Họ ngầm thi đua với nhau và cùng ước hẹn... Bình cứ 30 phút lại phát một bản tin trên đài phát thanh của công trường. Lam hăng say đào và gánh đất ở những nơi sâu nhất, khó khăn nhất. Gặp nhau lần nào cũng vội. Nhưng chỉ cần nhìn vào mắt nhau cũng đủ dịu lại một ngày vất vả và tiếp thêm năng lượng tình yêu” .

Thấy người yêu làm việc gian khổ quá, Bình thương, bảo: “Hay là em lên trạm xá công trường làm cho đỡ mệt?”. Lam cười: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng cả, phần gian khó dành cho ai? Với lại em làm cùng chúng bạn vui lắm”. Cứ thế, công trường rộn tiếng ca.

Nhà báo Trần Công Bình hồi tưởng lại chuyện tình bi tráng trên công trình thủy lợi cống Hiệp Hòa.
 Nhà báo Trần Công Bình hồi tưởng lại chuyện tình bi tráng trên công trình thủy lợi cống Hiệp Hòa.

Cho đến trưa ngày 3/1/1978 Bình đi thực tế, nhìn thấy lòng cống sao mong manh như vỏ trứng rỗng ruột. Bình linh tính có điều gì không hay sắp xảy ra, dù cứ 30 phút nhà báo trẻ này lại phát một bản tin về an toàn lao động. Bản tin do ban chỉ huy công trường chuyển những thông điệp khiến tất cả yên tâm làm việc. Nhưng cống của Pháp xây từ những năm 30 khi chắn nước lại để khô ráo bên trong, bỗng trở nên ọp ẹp…

“Tôi vừa ở dưới đáy cống sâu 80m lên, chưa kịp ăn cơm bỗng nghe tiếng “rầm”. Tiếng nổ to nhưng không giòn vì có cả tiếng nước trong đó. Tôi lao đến hiện trường thấy cả núi đất đá đổ ập xuống vùi lấp hàng trăm con người đang làm việc phía dưới. Trong đó có cả Lam người yêu tôi…”.

Người đàn ông tóc muối tiêu lặng đi trong giây lát. Hình như ký ức đau đớn ngày ấy lại ùa về. Trưa ấy, Bình đã lao đến, dùng đôi bàn tay mình cào đất đá để cứu Lam và những người khác. Tay vừa cào xuống đất được vài phân có khi đã gặp mái tóc của người xấu số. Nhiều người bị lấp chỉ bởi một lớp đất mỏng tang. Vì thế không ai dám dùng cào cuốc để đào xuống mà phải dùng tay để cứu hộ… Lam còn sống không? Bình gọi thầm và dùng tay cào đất đến tóe máu mà vẫn không tìm thấy người yêu.

“Lúc ấy nếu có truyền hình trực tiếp sẽ chấn động thế giới. Những người bị lấp ngang ngực, ngang cổ kêu la thảm thiết. Nhiều xác chết được đưa lên tím tái. Tôi quên cả cơn đói, cứ dùng tay trần bới đất cứu người, tìm Lam. Lúc ấy giữa cái chung và cái riêng lẫn lộn, không thể nào phân định được”, nhà báo Trần Công Bình nhớ lại.

Người yêu trong quan tài số 7

Hé mở chân dung ông tiến sĩ 50 tuổi mới làm quan

(Kiến Thức) - 50 tuổi mới ra làm quan, nhưng Văn Đức Giai có nhiều đóng góp cho quê hương đất nước.

Đặc biệt, khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, ông là một trong những người theo phái chủ chiến, quyết kháng chiến đến cùng, không đội trời chung với quân xâm lược.

Lận đận chuyện học hành, thi cử

Văn Đức Giai (còn có tên khác là Văn Đức Khuê) sinh năm Đinh Mão (1807) tại xã Phù Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nay là xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Khi còn nhỏ Văn Đức Giai được cha dạy dỗ và khi cha từ chức tri huyện về quê luyện tập văn bài thì Văn Đức Giai được cha kèm cặp nhiều hơn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới