ĐBQH: Tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm lan sang cả khu vực doanh nghiệp

ĐB Hoàng Văn Cường cho hay, tình trạng cán bộ không dám nghĩ, không dám làm, sợ trách nhiệm đã lan sang cả khu vực doanh nghiệp dẫn tới nguy cơ nền kinh tế giậm chân tại chỗ.

Nguy cơ nền kinh tế giậm chân tại chỗ
Thảo luận tại tổ về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước ngày 24/10, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nhấn mạnh tới kết quả nổi bật, đó là Việt Nam không cần thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nhưng vẫn kiểm soát lạm phát hiệu quả với mức lạm phát cả năm 2023 ước từ 3 - 3,5%, trong khi nhiều quốc gia trên thế giới phải thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt để ngăn chặn lạm phát tăng cao.
DBQH: Tinh trang can bo so trach nhiem lan sang ca khu vuc doanh nghiep
 Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) phát biểu tại tổ ngày 24/10. Ảnh: Mai Loan.
Ngoài ra, dự báo cả năm 2023, tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 5%, dù thấp hơn mục tiêu đề ra, nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Tuy vậy, ĐB Hoàng Văn Cường cũng lưu ý, tình trạng đình trệ diễn ra khá phổ biến, không chỉ ở khu vực công mới có tình trạng một bộ phận cán bộ không dám nghĩ, không dám làm, sợ trách nhiệm, mà còn lan sang cả khu vực doanh nghiệp.
Điều này có thể thấy qua việc các nguồn lực đầu vào đang rất sẵn có, nguồn vốn ưu đãi và vốn vay của ngân hàng thương mại đều sẵn sàng, nhưng doanh nghiệp hiện không có nhu cầu vay, khả năng hấp thụ vốn thấp.
"Khi các yếu tố lao động và chính sách hỗ trợ gần như bị bão hòa, nếu không có các giải pháp mang tính bứt phá thì nền kinh tế nước ta sẽ đứng trước nguy cơ giậm chân tại chỗ", đại biểu Hoàng Văn Cường nói.
Giải ngân chậm do… tâm lý cán bộ
Đại biểu Bùi Minh Châu, Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ nhận định sự khó khăn của nền kinh tế Việt Nam không nằm ngoài bối cảnh chung của thế giới, vì vậy kết quả đạt được đã là điều tích cực và đáng ghi nhận.
Đối với những tồn tại, vướng mắc, đại biểu cho rằng có nhiều nguyên nhân, có vấn đề kéo dài, có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, theo ông, các vướng mắc khó có thể xử lý trong một sớm một chiều vì liên quan đến thể chế, quy định pháp luật.
Như trong đầu tư công, ông Châu cho rằng tất cả các địa phương, bộ ngành đều mong muốn giải ngân nhanh, nhưng vướng mắc do trình tự, thủ tục. Từ khi có ý tưởng đến thực hiện là cả quá trình dài, qua tất cả các khâu, liên quan đến giải phóng mặt bằng, thẩm định, đền bù, đấu giá đấu thầu, đất rừng... không thể làm tắt được.
Vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước nên bắt buộc phải qua quy trình chặt chẽ, nhất là trong giai đoạn thanh tra, kiểm tra, xét xử các vụ án... được đẩy mạnh, phần nào ảnh hưởng đến tâm lý cán bộ.
DBQH: Tinh trang can bo so trach nhiem lan sang ca khu vuc doanh nghiep-Hinh-2
 Đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên).
Trong khi đó, đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) cho hay, theo báo cáo tính đến ngày 30/9/2023, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình ước đạt tương đương 28,9% kế hoạch vốn được giao, trong khi thời gian còn lại để thưc hiện Chương trình chỉ còn chưa đến 03 tháng.
Đối với những chính sách mà việc triển khai chưa hiệu quả, kết quả chưa đạt so với kế hoạch đặt ra, giải ngân chậm trễ, đại biểu tỉnh Điện Biên cho rằng, cần phải có sự phân tích, đánh giá, làm rõ nguyên nhân để rút kinh nghiệm từ khâu nắm bắt tình hình; cho đến khâu nghiên cứu đề xuất xây dựng chính sách; tổ chức thực hiện ở tất cả các cấp ra quyết định và thực thi chính sách; đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Nếu cần thiết, phải làm rõ trách nhiệm của từng cấp, từng đơn vị, cá nhân để bảo đảm nguồn lực tài chính công được sử dụng một cách kịp thời, tiết kiệm, đúng mục tiêu và đạt hiệu quả tốt nhất, tránh lãng phí, đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực tài chính công đang rất hạn chế, lại càng eo hẹp hơn do suy giảm kinh tế, suy giảm nguồn thu do đại dịch.
Theo đại biểu, việc để nguồn vốn không thể giải ngân và cũng chậm đề xuất, kiến nghị với Quốc hội để chuyển sang thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu khác là vấn đề cần phải được rút kinh nghiệm sâu sắc.
>>> Mời quý độc giả xem video: "Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nói về việc cần có quỹ bình ổn giá xăng dầu":
 Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Quốc hội dự kiến thông qua 09 dự án luật

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội dự kiến thông qua 09 dự án luật và cho ý kiến về 08 dự án luật; xem xét Quy hoạch không gian biển quốc gia; xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023, 2024.

Chiều 14/7, Ủy ban TVQH Tổng kết kỳ họp thứ 5 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 6 của Quốc hội. Theo đó, Kỳ họp thứ 6 Quốc hội dự kiến thông qua 09 dự án luật và cho ý kiến về 08 dự án luật; xem xét Quy hoạch không gian biển quốc gia; xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và 2024 và các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ về phát triển kinh tế - xã hội.

VUSTA lấy ý kiến của trí thức trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Ngày 2/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp tổ chức Hội nghị "Lấy ý kiến của trí thức KH&CN trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV".

Tham dự Hội nghị, về phía các cơ quan Trung ương, có bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ); ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; bà Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; bà Nguyễn Thị Thúy Ngần, Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội.
VUSTA lay y kien cua tri thuc truoc ky hop thu 6, Quoc hoi khoa XV
 Quang cảnh Hội nghị "Lấy ý kiến của trí thức khoa học và công nghệ trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV".
Về phía VUSTA, có TSKH Phan Xuân Dũng. Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch VUSTA; TS Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch VUSTA; ông Nguyễn Quyết Chiến, Tổng Thư ký VUSTA.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.