ĐBQH: Sao chưa thanh toán cho người chống dịch? Đừng để mất niềm tin!

Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) cho rằng, cần quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân triển khai chậm việc thanh toán cho người chống dịch COVID-19.

Chiều 7/1, tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Đánh giá việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV về các chính sách phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Anh Trí khẳng định, Nghị quyết đã góp phần quan trọng vào công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam.
DBQH: Sao chua thanh toan cho nguoi chong dich? Dung de mat niem tin!
 Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, cần quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân lại triển khai chậm thanh toán cho người chống dịch.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí đặt câu hỏi, vì sao việc thanh toán cho phòng, chống dịch bệnh COVID-19 lại vẫn chậm? Cần quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân lại triển khai chậm…
"Không thiếu kinh phí, vì sao chưa thanh toán cho người tham gia chống dịch?", ông Trí nêu vấn đề.
Theo ông Trí, nguyên nhân dẫn đến việc thanh toán chậm có thể do thiếu tinh thần trách nhiệm, mất phương hướng sau khi có một số sai phạm xảy ra và những người có trách nhiệm rất sợ sai.
“Sau khi có Nghị quyết thì Chính phủ, Thủ tướng cần chỉ đạo làm ngay, cơ quan, tổ chức, cá nhân nào làm việc này phải tập trung làm cho xong, đừng để mất lòng tin của nhân dân”, ông Nguyễn Anh Trí đề nghị.
DBQH: Sao chua thanh toan cho nguoi chong dich? Dung de mat niem tin!-Hinh-2
Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) nêu ý kiến về nghị quyết chiều 7/1. 
Cùng quan điểm với đại biểu Nguyễn Anh Trí, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, việc ban hành kịp thời Nghị quyết 30 cùng những quyết sách quan trọng triển khai Nghị quyết này đã được cử tri và nhân dân đánh giá cao, tháo gỡ nhiều vướng mắc, khó khăn, bất cập, đạt được nhiều kết quả thiết thực.
Trong tình hình dịch bệnh nguy hiểm, các địa phương đã huy động toàn lực để thực hiện công tác xét nghiệm, tiêm vắc xin và các công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ vùng xanh, vùng an toàn. Tuy nhiên, theo đại biểu, đến nay, việc chi hỗ trợ chưa thực hiện được, hoặc chi trả hỗ trợ cho các đối tượng tham gia chống dịch chưa đầy đủ.
Công tác phòng, chống dịch của nhiều tỉnh, thành phố đã có sự hỗ trợ của các đoàn công tác từ các địa phương, các bệnh viện trung ương tình nguyện đến vùng dịch để thực hiện công tác phòng, chống dịch. Đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét bổ sung các nội dung liên quan vào Nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ.
DBQH: Sao chua thanh toan cho nguoi chong dich? Dung de mat niem tin!-Hinh-3
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TPHCM) cho rằng, việc chậm thanh toán cho các chiến sĩ, cho các lực lượng tuyến đầu đã gây tổn thương đến tinh thần của những người từng tham gia chống dịch.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP HCM) cho hay, Nghị quyết 30/2021/QH15 ra đời trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội.
Thời điểm đó, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phối hợp, đồng hành cùng Chính phủ kịp thời đưa ra Nghị quyết kỳ họp thứ Nhất Quốc hội khóa XV với những nội dung quan trọng, giúp Chính phủ chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong tình trạng khẩn cấp.
Quốc hội cũng ban hành 6 Nghị quyết và Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 10 Nghị quyết, đại biểu Trần Hoàng Ngân khẳng định đây là sáng kiến lập pháp chưa có tiền lệ.
Hiện nay dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, biến thể mới lại tiếp tục phát sinh, đại biểu đoàn TP HCM cho rằng cần cho phép thực hiện chuyển tiếp một số nội dung quy định tại Nghị quyết, các hoạt động phòng chống dịch của cơ sở y tế và chế độ chính sách đối với người được điều động tham gia phòng chống dịch.
Trong đó có việc thanh toán chi phí phòng chống dịch cho cơ sở y tế và chi phí khám chữa bệnh cho người bệnh COVID-19. Nội dung này cần được quy định trong dự thảo Nghị quyết yêu cầu các thủ tục phải đơn giản, rút gọn.
Ông Ngân nhấn mạnh, việc chậm thanh toán cho các chiến sĩ, cho các lực lượng tuyến đầu đã gây tổn thương đến tinh thần của những người từng tham gia chống dịch.
Trong buổi thảo luận tổ sáng qua, đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho biết, thời điểm bùng phát dịch bệnh, chúng ta đã khẩn trương huy động các lực lượng, các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân tích cực phòng, chống dịch. Nhưng cho đến nay, có những trường hợp vẫn chưa được thanh toán tiền hỗ trợ, thậm chí là không biết có được hỗ trợ hay không, đây là việc hết sức đáng tiếc, cần phải làm rõ trách nhiệm liên quan và có những giải pháp tháo gỡ.
Mời quý độc giả xem video Tân Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ cảm xúc đầu tiên bên hành lang Quốc hội. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí: Sửa Luật để chấm dứt "kỷ nguyên" nhà ống

Theo Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội), cần sửa đổi Luật để chấm dứt cho được “kỷ nguyên” nhà ống bất hợp lý, mất mỹ quan và rất tiêu cực hiện nay ở Việt Nam.

Sửa Luật Đất đai phải sửa nhiều luật khác
Ngày 14/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Dai bieu Nguyen Anh Tri: Sua Luat  de cham dut
 Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc. Ảnh: QH.
Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Hà Nội) cho biết, Luật Đất đai liên quan đến hàng trăm luật khác. Khi sửa đổi, Luật Đất đai có thể đưa ra những phương án rất tốt nhưng lại cản trở ở các luật khác. Chính vì vậy, đại biểu đề nghị cùng với việc sửa đổi Luật Đất đai trong 3 kỳ họp, chúng ta cũng rà soát lại những chồng chéo, bất cập trong các dự luật khác để đưa ra một luật sửa nhiều luật, đồng bộ với Luật Đất đai.
“Để khi Luật Đất đai đưa vào là có thể phát huy ngay tác dụng. Đây cũng là một việc rất quan trọng, nếu không chúng ta sẽ gặp lại bài học trong lịch sử, Luật Đất đai có thể tốt nhưng các luật khác sẽ cản trở việc thực hiện Luật Đất đai”, đại biểu Lộc nêu ý kiến.
Về việc thu hồi đất cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng, đại biểu Lộc đồng ý với cách tiếp cận của dự luật. Tuy nhiên, Đại biểu đề nghị bổ sung thêm các công trình văn hóa, thể thao, phát triển du lịch, các dự án cho giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế.
“Đối với vấn đề này, có 2 cách xử lý. Một là quy định luôn các lĩnh vực trong luật này, hai là giao cho Chính phủ quy định bảng danh mục cho phù hợp với từng giai đoạn”, đại biểu Lộc nói.
Cần chấm dứt "kỷ nguyên" nhà ống 
Phát biểu tại hội trường, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho biết, rất hoan nghênh Quốc hội đã quyết định sửa đổi Luật đất đai năm 2013 vì cuộc sống đã thay đổi quá nhiều. Luật đất đai năm 2013 đã xuất hiện rất nhiều vấn đề không phù hợp nữa.
“Chúng ta thấy đất đai là vấn đề mà nhân dân, cử tri phản ánh, than phiền, khiếu kiện nhiều nhất. Ở Việt Nam hầu hết các tỷ phú giàu lên rất nhanh là nhờ đất hoặc liên quan đến đất. Nhiều vụ tham ô, tham nhũng lớn và rất lớn đã có liên quan đến xà xẻo đất đai đã được đã nói lên sự cấp thiết phải sửa đổi luật này”, đại biểu Nguyễn Anh Trí nói.
Dai bieu Nguyen Anh Tri: Sua Luat  de cham dut
 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Hà Nội). Ảnh: QH.
Dẫn câu nói của dân gian "đất quý như vàng, đất quý hơn vàng", đại biểu Nguyễn Anh Trí đã đưa 5 kiến nghị từ ý kiến của cử tri.
Đầu tiên, về vấn đề bỏ khung giá đất, bỏ khung giá quyền sử dụng đất, theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, lâu nay đã tồn tại những bất hợp lý, làm tắc nghẽn quá trình đền bù giải tỏa để thực hiện dự án lớn nhỏ. Để khắc phục điều này, Ban Soạn thảo cần có quy định cụ thể về thủ tục, quy trình thực hiện và phương pháp xác định giá quyền sử dụng đất để rũ bỏ khung giá quyền sử dụng đất nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ, tiện lợi và hiệu quả. Cần quy định rõ chức năng, vai trò và nhiệm vụ của Hội đồng Thẩm định giá quyền sử dụng đất.
Thứ hai, tại Điều 86 đề cập đến thu hồi, thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, ông cảm thấy “kỳ lạ” khi hoàn toàn không có các dự án liên quan đến y tế và giáo dục.
Đại biểu đề nghị Luật sửa đổi phải sửa cho hợp lý nhất việc dự án tự thỏa thuận vì đây là điểm tắc nghẽn lớn trong thực tiễn khi triển khai các dự án hiện nay, đặc biệt là các dự án vừa và nhỏ mang tính an sinh xã hội. Chính quyền địa phương phải triển khai đền bù, giải tỏa theo quy định của pháp luật để giao đất sạch cho chủ đầu tư thực hiện các dự án.
Vấn đề thứ ba, về việc chia đất, phân lô, bán nền, theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, là một cách làm lạc hậu, gây tốn kém quỹ đất, dễ tiêu cực. Đặc biệt, việc xây dựng lô nhô, lắt nhắt đã phá vỡ cảnh quan, phá vỡ quy hoạch.
“Đất nước ta đã trải qua vài thập kỷ để tạo nên một “kỷ nguyên” nhà ống mà nguyên nhân ban đầu là do phân đất, chia đất với một mặt tiền bán đường khoảng 5 mét, thậm chí có nơi chỉ còn 3 mét mà chiều dài thì hàng chục cho đến hàng trăm mét. Xin hãy cùng với việc sửa đổi các Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng để chấm dứt cho được “kỷ nguyên” nhà ống bất hợp lý, mất mỹ quan và rất tiêu cực hiện nay ở Việt Nam. Hãy quy hoạch đất đai thật chuẩn để nhân dân có nơi sống tốt, hợp lý và đẹp nhất có thể”, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị.
Vấn đề thứ 4, đại biểu Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh, cần có thêm đất không gian ngầm ngay dưới các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Đã nhiều lần đại biểu đề cập đến không gian ngầm ở Quốc hội Khóa XIV về việc không gian ngầm rất quý, cho cả hiện tại và tương lai, nay muốn nhắc lại thêm lần nữa.
“Cần quy hoạch từ bây giờ để rồi đây khỏi bị vướng. Sửa đổi Luật Đất đai lần này xin đừng quên không gian ngầm”, ông Trí nói.
Vấn đề cuối cùng, đại biểu Nguyễn Anh Trí mong muốn sửa đổi Luật đất đai là đưa những vùng đất đang như bị bỏ rơi, bị hoang hóa, không quy hoạch, không được sử dụng hiệu quả và hữu ích. Ví dụ, vùng đất rộng lớn ở hai bên bờ và các cù lao, các bãi ở giữa sông Hồng nếu sớm được đưa vào sử dụng một cách có hiệu quả nhất, thìdòng chảy sông Hồng sẽ thông thương, lụt lội sẽ được kiểm soát, thành phố hai bên sông Hồng sẽ đẹp, quy cục và hiện đại.
Mời quý độc giả xem video: "Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nói về việc cần có quỹ bình ổn giá xăng dầu". Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Trước khi nhập cung, Triệu Phi Yến từng yêu ai say đắm?

Triệu Phi Yến được biết đến là sủng phi của Hán Thành Đế Lưu Ngao và gây ra nhiều "sóng gió" trong hậu cung và triều đình. Ít ai biết rằng, mỹ nhân này từng có một mối tình trong sáng trước khi nhập cung.

Truoc khi nhap cung, Trieu Phi Yen tung yeu ai say dam?
 Một đại mỹ nhân nổi tiếng thời nhà Hán được nhiều người biết đến là Triệu Phi Yến. Tên thật là Triệu Nghi Chủ, cuộc đời giai nhân tuyệt sắc, giỏi ca vũ này khiến công chúng vô cùng tò mò khi từ một người có địa vị thấp kém từng bước trở thành hoàng hậu của Hán Thành Đế Lưu Ngao.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.