ĐBQH “mổ xẻ” đề xuất Luật Phòng thủ dân sự: Cần thiết nhưng tránh chồng chéo

ĐBQH “mổ xẻ” đề xuất Luật Phòng thủ dân sự: Cần thiết nhưng tránh chồng chéo

Thảo luận về dự án Luật Phòng thủ dân sự, các đại biểu khẳng định việc xây dựng luật này là cần thiết. Đồng thời đề nghị quy định từng chính sách cụ thể để tránh chồng chéo.

 Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng - Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu: “Nước ta bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thực tế thời gian qua xảy ra nhiều sự cố thiên tai, dịch bệnh, từ đó đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác phòng thủ dân sự, đòi hỏi hoàn thiện cơ sở pháp lý để tích cực chủ động phòng chống, ứng phó có hiệu quả các sự cố, thảm họa thiên tai, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn đất nước. Việc xây dựng và triển khai thực hiện Luật Phòng thủ dân sự trong tình hình hiện nay là hết sức cần thiết”.
Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng - Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu: “Nước ta bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thực tế thời gian qua xảy ra nhiều sự cố thiên tai, dịch bệnh, từ đó đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác phòng thủ dân sự, đòi hỏi hoàn thiện cơ sở pháp lý để tích cực chủ động phòng chống, ứng phó có hiệu quả các sự cố, thảm họa thiên tai, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn đất nước. Việc xây dựng và triển khai thực hiện Luật Phòng thủ dân sự trong tình hình hiện nay là hết sức cần thiết”.
 Đại biểu Tráng A Dương – Đoàn Hà Giang: “Quy định hỗ trợ phí bảo hiểm như dự án Luật chưa cụ thể, không khả thi với nguồn quỹ có hạn, trong khi đây là phí bảo hiểm nên sẽ cần phải có nguồn kinh phí rất lớn. Do đó, cần phải quy định một cách cụ thể trong trường hợp nào thì được hỗ trợ bảo hiểm do thảm họa, sự cố. Nếu chỉ quy định phí bảo hiểm chung chung cho tất cả các đối tượng như dự án Luật thì không đủ nguồn lực để thực hiện. Đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật nên quy định hỗ trợ bảo hiểm cho các đối tượng khu vực thường xuyên xảy ra thảm họa, sự cố từ cấp 3 trở lên”.
Đại biểu Tráng A Dương – Đoàn Hà Giang: “Quy định hỗ trợ phí bảo hiểm như dự án Luật chưa cụ thể, không khả thi với nguồn quỹ có hạn, trong khi đây là phí bảo hiểm nên sẽ cần phải có nguồn kinh phí rất lớn. Do đó, cần phải quy định một cách cụ thể trong trường hợp nào thì được hỗ trợ bảo hiểm do thảm họa, sự cố. Nếu chỉ quy định phí bảo hiểm chung chung cho tất cả các đối tượng như dự án Luật thì không đủ nguồn lực để thực hiện. Đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật nên quy định hỗ trợ bảo hiểm cho các đối tượng khu vực thường xuyên xảy ra thảm họa, sự cố từ cấp 3 trở lên”.
 Đại biểu Nguyễn Danh Tú - Đoàn Kiên Giang: “Về cấp độ phòng thủ dân sự tại Điều 21 dự thảo luật quy định cấp độ phòng thủ dân sự dựa trên cơ sở phạm vi địa giới hành chính cần được cân nhắc kỹ. Dề nghị ban soạn thảo cần căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm nghiêm trọng, tính chất, mức độ thiệt hại, tính mạng, sức khỏe, tài sản, môi trường do các thảm họa, sự cố gây ra để xác định cấp độ phòng thủ dân sự với các biện pháp ứng phó, khắc phục tương ứng với từng cấp độ phong tục dân sự”.
Đại biểu Nguyễn Danh Tú - Đoàn Kiên Giang: “Về cấp độ phòng thủ dân sự tại Điều 21 dự thảo luật quy định cấp độ phòng thủ dân sự dựa trên cơ sở phạm vi địa giới hành chính cần được cân nhắc kỹ. Dề nghị ban soạn thảo cần căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm nghiêm trọng, tính chất, mức độ thiệt hại, tính mạng, sức khỏe, tài sản, môi trường do các thảm họa, sự cố gây ra để xác định cấp độ phòng thủ dân sự với các biện pháp ứng phó, khắc phục tương ứng với từng cấp độ phong tục dân sự”.
 Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt – Đoàn Đắk Lắk: “Đề nghị tiếp tục rà soát quy định của các Chương, Mục để đảm bảo sự thống nhất trong toàn bộ Dự thảo Luật và thống nhất với các Luật hiện hành, tránh chồng chéo, đảm bảo đồng bộ khi áp dụng. Cần bổ sung cụm từ “tình trạng khẩn cấp trong hoạt động phòng thủ dân sự” với giải nghĩa rõ ràng nội hàm để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tính khả thi sau khi Luật được ban hành. Về khoản 2 Điều 12, xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự, đại biểu cho rằng, việc quy định còn chưa đầy đủ, chưa bao quát hết các công trình, gây khó khăn cho tổ chức thực hiện”.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt – Đoàn Đắk Lắk: “Đề nghị tiếp tục rà soát quy định của các Chương, Mục để đảm bảo sự thống nhất trong toàn bộ Dự thảo Luật và thống nhất với các Luật hiện hành, tránh chồng chéo, đảm bảo đồng bộ khi áp dụng. Cần bổ sung cụm từ “tình trạng khẩn cấp trong hoạt động phòng thủ dân sự” với giải nghĩa rõ ràng nội hàm để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tính khả thi sau khi Luật được ban hành. Về khoản 2 Điều 12, xây dựng hệ thống công trình phòng thủ dân sự, đại biểu cho rằng, việc quy định còn chưa đầy đủ, chưa bao quát hết các công trình, gây khó khăn cho tổ chức thực hiện”.
 Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn Đồng Tháp: “Việc thành lập quỹ phòng thủ dân sự liệu có thật sự cần thiết hay không? Hiện nay chúng ta đã có Quỹ Bảo vệ môi trường; Quỹ phòng, chống thiên tai… đều thực hiện cho công tác phòng thủ dân sự. Trong khi đó, người dân cũng đang tham gia đóng rất nhiều loại quỹ khác nữa. Vì vậy, thành lập Quỹ Phòng thủ dân sự là việc cần nghiên cứu, xem xét kĩ lưỡng”.
Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn Đồng Tháp: “Việc thành lập quỹ phòng thủ dân sự liệu có thật sự cần thiết hay không? Hiện nay chúng ta đã có Quỹ Bảo vệ môi trường; Quỹ phòng, chống thiên tai… đều thực hiện cho công tác phòng thủ dân sự. Trong khi đó, người dân cũng đang tham gia đóng rất nhiều loại quỹ khác nữa. Vì vậy, thành lập Quỹ Phòng thủ dân sự là việc cần nghiên cứu, xem xét kĩ lưỡng”.
 Đại biểu Dương Khắc Mai - Đoàn Đắk Nông: “Quỹ phòng thủ dân sự hình thành trên cơ sở đều tiết từ các quỹ cần phải xác định rõ, cụ thể chi hỗ trợ theo đúng nội dung chi của từng quỹ, không thể chi hỗ trợ từ quỹ phòng, chống thiên tai cho các thảm họa, sự cố ngoài thiên tai”.
Đại biểu Dương Khắc Mai - Đoàn Đắk Nông: “Quỹ phòng thủ dân sự hình thành trên cơ sở đều tiết từ các quỹ cần phải xác định rõ, cụ thể chi hỗ trợ theo đúng nội dung chi của từng quỹ, không thể chi hỗ trợ từ quỹ phòng, chống thiên tai cho các thảm họa, sự cố ngoài thiên tai”.
 Đại biểu Lê Tất Hiếu - Đoàn Vĩnh Phúc: “Tại Điều 11 về xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự, dự thảo luật quy định kế hoạch phòng thủ dân sự các cấp được xây dựng theo chu kỳ 5 năm và điều chỉnh hàng năm khi cần thiết. Cụ thể tại khoản 3,4,5 Điều 11, Kế hoạch phòng thủ dân sự bao gồm Phòng thủ dân sự quốc gia do Chính phủ ban hành, kế hoạch phòng thủ dân sự cấp bộ do bộ trưởng ban hành, kế hoạch phòng thủ dân sự địa phương do Chủ tịch UBND các cấp phê duyệt. Kế hoạch phòng thủ dân sự ở các cấp sẽ có nội dung khác nhau do phạm vi áp dụng vào đối tượng thực hiện khác nhau. Đề nghị sửa lại theo hướng phù hợp”.
Đại biểu Lê Tất Hiếu - Đoàn Vĩnh Phúc: “Tại Điều 11 về xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự, dự thảo luật quy định kế hoạch phòng thủ dân sự các cấp được xây dựng theo chu kỳ 5 năm và điều chỉnh hàng năm khi cần thiết. Cụ thể tại khoản 3,4,5 Điều 11, Kế hoạch phòng thủ dân sự bao gồm Phòng thủ dân sự quốc gia do Chính phủ ban hành, kế hoạch phòng thủ dân sự cấp bộ do bộ trưởng ban hành, kế hoạch phòng thủ dân sự địa phương do Chủ tịch UBND các cấp phê duyệt. Kế hoạch phòng thủ dân sự ở các cấp sẽ có nội dung khác nhau do phạm vi áp dụng vào đối tượng thực hiện khác nhau. Đề nghị sửa lại theo hướng phù hợp”.
 Đại biểu Đoàn Thị Lê An - Đoàn Cao Bằng: “Dự án Luật có phạm vi điều chỉnh rộng; cần phân biệt rõ phạm vi điều chỉnh với các luật chuyên ngành khác như Luật Phòng chống thiên tai, Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Luật An toàn thông tin mạng…”.
Đại biểu Đoàn Thị Lê An - Đoàn Cao Bằng: “Dự án Luật có phạm vi điều chỉnh rộng; cần phân biệt rõ phạm vi điều chỉnh với các luật chuyên ngành khác như Luật Phòng chống thiên tai, Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Luật An toàn thông tin mạng…”.
 Đại biểu Vương Quốc Thắng – Đoàn Quảng Nam: “Khái niệm “thảm họa” chưa phù hợp với các tiếp cận quốc tế. Theo Hiệp định Asean về quản lý thảm họa và ứng phó khẩn cấp,thảm họa có nghĩa là hoạt động của một cộng đồng hay một xã hội bị rối loạn nghiêm trọng, gây ra những tổn thất về người, vật chất, kinh tế hoặc môi trường. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh của dự án luật với các luật chuyên ngành, quy định quốc tế, đồng thời thể hiện sâu sắc hơn quan điểm được nêu Nghị quyết của Bộ Chính trị”.
Đại biểu Vương Quốc Thắng – Đoàn Quảng Nam: “Khái niệm “thảm họa” chưa phù hợp với các tiếp cận quốc tế. Theo Hiệp định Asean về quản lý thảm họa và ứng phó khẩn cấp,thảm họa có nghĩa là hoạt động của một cộng đồng hay một xã hội bị rối loạn nghiêm trọng, gây ra những tổn thất về người, vật chất, kinh tế hoặc môi trường. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh của dự án luật với các luật chuyên ngành, quy định quốc tế, đồng thời thể hiện sâu sắc hơn quan điểm được nêu Nghị quyết của Bộ Chính trị”.
 Đại biểu Lã Thanh Tân - Đoàn Hải Phòng: “Về xây dựng công trình phòng thủ dân sự, với tính chất đặc thù của hệ thống công trình phòng thủ dân sự thì cần thiết phải có các quy định để quản lý chặt chẽ việc xây dựng các công trình này, nhất là yêu cầu về đầu tư xây dựng, yêu cầu về chất lượng công trình và yêu cầu phải đảm bảo an ninh, quốc phòng. Điều 12 dự thảo Luật chưa làm rõ được các vấn đề này, do đó, đề nghị xem xét bổ sung”.
Đại biểu Lã Thanh Tân - Đoàn Hải Phòng: “Về xây dựng công trình phòng thủ dân sự, với tính chất đặc thù của hệ thống công trình phòng thủ dân sự thì cần thiết phải có các quy định để quản lý chặt chẽ việc xây dựng các công trình này, nhất là yêu cầu về đầu tư xây dựng, yêu cầu về chất lượng công trình và yêu cầu phải đảm bảo an ninh, quốc phòng. Điều 12 dự thảo Luật chưa làm rõ được các vấn đề này, do đó, đề nghị xem xét bổ sung”.
 Đại biểu Siu Hương - Đoàn Gia Lai: “Trong dự án Luật cần quy định rõ hơn về tình trạng khẩn cấp. Việc huy động nguồn lực thực hiện việc giải quyết các sự cố trong tình trạng khẩn cấp cũng là vấn đề cần được ưu tiên. Về tình trạng khẩn cấp, đề nghị quyết định rõ hơn về khái niệm này. Trên cơ sở dự án Luật cho thấy, nhiều quy định liên quan đến cụm từ “tình trạng khẩn cấp”. Thực tiễn đối phó với tình trạng dịch bệnh Covid 19 cho thấy, có giai đoạn cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp ở mức cao hơn và lâu dài hơn. Tuy nhiên, chúng ta lại thiếu đi hành lang pháp lý để thống nhất điều chỉnh”.
Đại biểu Siu Hương - Đoàn Gia Lai: “Trong dự án Luật cần quy định rõ hơn về tình trạng khẩn cấp. Việc huy động nguồn lực thực hiện việc giải quyết các sự cố trong tình trạng khẩn cấp cũng là vấn đề cần được ưu tiên. Về tình trạng khẩn cấp, đề nghị quyết định rõ hơn về khái niệm này. Trên cơ sở dự án Luật cho thấy, nhiều quy định liên quan đến cụm từ “tình trạng khẩn cấp”. Thực tiễn đối phó với tình trạng dịch bệnh Covid 19 cho thấy, có giai đoạn cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp ở mức cao hơn và lâu dài hơn. Tuy nhiên, chúng ta lại thiếu đi hành lang pháp lý để thống nhất điều chỉnh”.
 Đại biểu Thạch Phước Bình- Đoàn Trà Vinh: “Đối với khái niệm thảm họa được quy định trong dự thảo Luật, đề nghị làm rõ khái niệm và nội hàm của thảm họa, cần chia giai đoạn, phân loại thảm họa để có quy định phù hợp về phương pháp ứng phó. Đề nghị nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để đảm bảo tính hợp lý, khả thi của dự án luật”.
Đại biểu Thạch Phước Bình- Đoàn Trà Vinh: “Đối với khái niệm thảm họa được quy định trong dự thảo Luật, đề nghị làm rõ khái niệm và nội hàm của thảm họa, cần chia giai đoạn, phân loại thảm họa để có quy định phù hợp về phương pháp ứng phó. Đề nghị nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để đảm bảo tính hợp lý, khả thi của dự án luật”.
 Đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Đoàn Hậu Giang: “Về trách nhiệm của Bộ Công an tại Điều 50, đề nghị bỏ nội dung “quản lý và sử dụng lực lượng công an chuyên trách làm nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ” theo quy định cho phù hợp với Luật Phòng cháy và chữa cháy. Vì Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân, ngoài lực lượng công an chuyên trách còn có lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Cho nên để tránh chồng chéo, đề nghị Ban soạn thảo xem xét lại nội dung này”.
Đại biểu Lê Thị Thanh Lam - Đoàn Hậu Giang: “Về trách nhiệm của Bộ Công an tại Điều 50, đề nghị bỏ nội dung “quản lý và sử dụng lực lượng công an chuyên trách làm nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ” theo quy định cho phù hợp với Luật Phòng cháy và chữa cháy. Vì Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân, ngoài lực lượng công an chuyên trách còn có lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Cho nên để tránh chồng chéo, đề nghị Ban soạn thảo xem xét lại nội dung này”.
 Đại biểu Chau Chắc - Đoàn An Giang: “Việc phòng thủ dân sự cần lồng ghép vào quy hoạch sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và của địa phương. Ngoài ra, việc phòng thủ dân sự cần hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng đến các công trình xây dựng, giao thông...”
Đại biểu Chau Chắc - Đoàn An Giang: “Việc phòng thủ dân sự cần lồng ghép vào quy hoạch sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và của địa phương. Ngoài ra, việc phòng thủ dân sự cần hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng đến các công trình xây dựng, giao thông...”
 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng  Phan Văn Giang: “Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự đã có sự phân định về phạm vi điều chỉnh đảm bảo không chồng chéo với phạm vi điều chỉnh của các luật hiện hành. Dự thảo chỉ điều chỉnh về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục đối với thảm họa và sự cố có nguy cơ dẫn đến thảm họa. Việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục đối với sự cố, những loại hình thiên tai, dịch bệnh thông thường thực hiện theo quy định của luật hiện hành”.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang: “Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự đã có sự phân định về phạm vi điều chỉnh đảm bảo không chồng chéo với phạm vi điều chỉnh của các luật hiện hành. Dự thảo chỉ điều chỉnh về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục đối với thảm họa và sự cố có nguy cơ dẫn đến thảm họa. Việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục đối với sự cố, những loại hình thiên tai, dịch bệnh thông thường thực hiện theo quy định của luật hiện hành”.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang: “hiện nay, một số văn bản quy phạm pháp luật đã quy định cách thức, tiêu chí phân loại, đánh giá mức độ rủi ro do các loại hình thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự quy định tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro của thảm họa, sự cố gồm: Phạm vi ảnh hưởng, khả năng lan rộng của thảm hoạ, sự cố; Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn chịu ảnh hưởng của thảm họa, sự cố; Diễn biến, khả năng gây thiệt hại và thiệt hại của thảm họa, sự cố; Khả năng ứng phó với thảm họa, sự cố của chính quyền địa phương và lực lượng tham gia phòng thủ dân sự”.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang: “hiện nay, một số văn bản quy phạm pháp luật đã quy định cách thức, tiêu chí phân loại, đánh giá mức độ rủi ro do các loại hình thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự quy định tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro của thảm họa, sự cố gồm: Phạm vi ảnh hưởng, khả năng lan rộng của thảm hoạ, sự cố; Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn chịu ảnh hưởng của thảm họa, sự cố; Diễn biến, khả năng gây thiệt hại và thiệt hại của thảm họa, sự cố; Khả năng ứng phó với thảm họa, sự cố của chính quyền địa phương và lực lượng tham gia phòng thủ dân sự”.
>>> Mời độc giả xem thêm video Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An nói về phiên chất vấn.

GALLERY MỚI NHẤT