ĐBQH đề nghị chấm dứt xây thủy điện để bảo vệ rừng

“Đề nghị chấm dứt không cho xây thủy điện nữa. Bởi, nói đến rừng không chỉ nói tới những thân cây to, tán lá rộng mà còn là đến hệ sinh thái, thảm thực vật...

Đây là ý kiến của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Ksor Phước Hà (Gia Lai) góp ý tại hội trường sáng ngày 19/6 về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi).
DBQH de nghi cham dut xay thuy dien de bao ve rung
 
Theo ĐB Ksor Phước Hà, theo con số thống kê công khai hàng năm, cả nước xảy ra 7.000 vụ phá rừng, hơn 20.000 vụ vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép. Cùng với sự phát triển vượt trội của cây công nghiệp, bạt ngàn cao su, cà phê, hồ tiêu… là hàng loạt những công trình thủy điện lớn nhỏ, trải dài theo những khe suối, con sông và việc xả lũ “đúng quy trình” cho con bò, con trâu lên mái nhà.
“Vậy nay tôi đề nghị chấm dứt không cho xây thủy điện nữa. Bởi, nói đến rừng ta không chỉ nói tới những thân cây to, tán lá rộng mà ta nói đến hệ sinh thái, thảm thực vật, các sinh vật đang ngày đêm tìm cách sinh tồn dưới sự truy sát của con người. Trong khi đó con người chúng ta đang vật vã, hổn hển khi người trưởng thành phải hít 6 triệu tấn oxy mỗi năm, khi người người nhà nhà dùng xe máy, ô tô”- ĐB Ksor Phước Hà nhấn mạnh.
Theo bà Phước Hà, Tây Nguyên đang ngày càng bị sa mạc hóa, không chỉ rừng bị tàn phá nặng nề mà đất rừng còn bị đào bới mang đi. Vì vậy, ĐB Ksor Phước Hà đề nghị “cần xử lý việc lấy đất rừng như đối với lấy cây rừng”.
Trong khi đó, ĐB Mùa A Vảng (Điện Biên) nhất trí với tên luật - Luật bảo vệ và Phát triển rừng - vì nó phù hợp với quá trình phát triển của thực tiễn. Bởi lẽ Luật bảo vệ và Phát triển rừng có từ năm 2004 đã được triển khai rộng rãi trong thời gian dài, được người dân quen với tên gọi này, đặc biệt là đồng bào vùng cao, dân tộc thiểu số.
ĐB Mùa A Vảng cho biết thêm, trên thực tế không ít vụ việc khai thác gỗ, săn bắt, buôn bán động vật hoang dã có sự tiếp tay, bao che của người có chức, có quyền và sự làm ngơ của lực lượng chức năng. Do vậy, Luật cần quy định cụ thể hành vi này tại Điều 9 để góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Theo đại biểu Mùa A Vàng, về mục đích sử dụng rừng, Điều 24 quy định HĐND cấp tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ dưới 20 ha; rừng phòng hộ chắn gió, chắn sóng lấn biển dưới 100 ha; rừng sản xuất dưới 200 ha. Trong khi đó, tại khoản 1, Điều 25 quy định UBND cấp tỉnh được quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng đối với tổ chức trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quy định như vậy là chưa chặt chẽ, chưa rõ ràng, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu sửa đổi, tránh chồng chéo về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Cho rằng các chính sách về bảo vệ và phát triển rừng quy định trong dự thảo Luật không thực tiễn, không đảm bảo phát triển rừng theo chuỗi giá trị và bền vững, ĐB Lê Quang Trí (Tiền Giang) đề nghị bổ sung một điều riêng về Chính sách Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng quy định chi tiết các chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
“Đặc biệt là các chính sách thu hút nguồn lực trồng rừng, khuyến khích ứng dụng công nghệ trong canh tác rừng, phát triển các mô hình sản xuất lâm nghiệp - ngư nghiệp - nông nghiệp - du lịch sinh thái phối hợp; khuyến khích chuyển đổi giống cây rừng có giá trị cao, xúc tiến thương mại lâm sản…”, ĐB Lê Quang Trí nhấn mạnh.
Băn khoăn đối tượng chủ rừng trong dự thảo Luật có phải chủ sở hữu rừng hay không, ĐB Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng: “Nếu không nêu cụ thể các quyền của chủ rừng có thể dẫn đến nhầm lẫn chủ rừng có các quyền của người sở hữu rừng. Mặt khác, cần nêu mối quan hệ giữa sở hữu rừng với quản lý đất rừng. Ban soạn thảo cần cân nhắc đưa vào dự thảo Luật quyền của chủ rừng đến đâu”.

Điều tra vụ cây rừng phòng hộ Dầu Tiếng bị “bức tử” bằng chất độc

Từ đầu tháng 3/2017 đến nay, lực lượng bảo vệ rừng, thuộc khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng đã phát hiện 124 cây rừng tự nhiên bị kẻ xấu đầu độc.

Theo ông Mang Văn Thới, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh, hiện đơn vị đang phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ Dầu Tiếng củng cố hồ sơ để đưa ra khởi tố điều tra vụ "bức tử" hàng trăm cây rừng tự nhiên bằng chất độc, vừa được phát hiện tại khu rừng này.

Từ đầu tháng 3/2017 đến nay, lực lượng bảo vệ rừng, thuộc khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng đã phát hiện tại khoảnh 8, tiểu khu 43 có tổng cộng 124 cây rừng tự nhiên gồm cây cầy (kơ nia), cám, bằng lăng...có đường kính từ 10 cm-45 cm bị kẻ xấu lén lút khoan lỗ, vạt vỏ cây, sau đó chúng đổ thuốc độc (loại thuốc khai hoang 24 D) vào, với mục đích là làm cho cây rừng chết dần để lấn chiếm đất rừng làm rẫy.

"Với thủ đoạn tinh vi này, sau thời gian 15 ngày, cây rừng cho dù to lớn cỡ nào, thì cũng khô, héo lá chết dần, không thể nào cứu chữa được" ông Thới cho biết.
Dieu tra vu cay rung phong ho Dau Tieng bi “buc tu” bang chat doc
Một cây rừng tại tiểu khu 43, rừng phòng hộ Dầu Tiếng bị vạt vỏ, đổ thuốc độc. Ảnh: Lê Đức Hoảnh / TTXVN
Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng (huyện giới Tân Châu, Tây Ninh) có tổng diện tích cần bảo vệ là 18.885 ha, trong đó có 12.852 ha rừng tự nhiên, trên 6.032 ha là rừng trồng. Do có đặc điểm địa hình phức tạp, diện tích rộng lớn, nằm trên nhiều làng, xã ven khu vực biên giới; xen kẽ với khu rừng còn tồn tại nhiều rẫy mì (sắn), cao su, cây ăn quả, chòi nhà dân ở tạm...lấn chiếm đất rừng chưa được giải quyết dứt điểm; trong khi lực lượng bảo vệ rừng còn mỏng, nên tại đây thường xuyên xảy ra tình trạng lén lút chặt cành, khoanh gốc cây, đốt cháy rừng, nay còn thêm thủ đoạn "bức tử" cây rừng bằng thuốc hóa học một cách tinh vi, để lấn chiếm đất rừng làm rẫy.

Ông Nguyễn Văn Cư, Phó đội trưởng Đội quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ Dầu Tiếng cho biết, gần đây do bên tỉnh Bình Phước có xảy ra lốc xoáy, hàng chục ngàn nọc tiêu bị ngã đổ, người dân có nhu cầu lớn về cây cừ để chống chọi, khắc phục, nên kẻ xấu ồ ạt băng sông Sài Gòn vào rừng phòng hộ ăn cắp cây cừ, đưa xuống thuyền, bè đem về bán cho người dân Bình Phước để chống nọc tiêu. Theo ông Cư, chỉ trong 2 ngày 15 và 16/2 mở đợt kiểm tra tại khu vực tiểu khu 58, Đội quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ Dầu Tiếng đã phát hiện có 658 cây cừ (đường kính từ 6 cm-35 cm, dùng để chống nọc tiêu) bị đốn hạ, thân cây bị đem đi, chỉ còn trơ gốc.

Trước tình trạng rừng phòng hộ Dầu Tiếng bị tác động mạnh, bên cạnh việc kiên quyết điều tra, xử lý các đối tượng cố tình phá hoại cây rừng, Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Tân Châu phối hợp với Đội quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ Dầu Tiếng tăng cường kiểm tra, truy quét tại các khu vực trọng điểm, vừa phòng chống cháy rừng trong mùa khô vừa bảo vệ, phát hiện kịp thời các trường hợp phá hoại, chặt phá cây rừng để kịp thời ngăn chặn, xử lý. Sắp tới, tỉnh sẽ bố trí 1 tổ kiểm lâm cơ động xuống rừng phòng hộ Dầu Tiếng nắm bắt thông tin, phối hợp với lực lượng tại chỗ điều tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ phá rừng, ăn cắp cây rừng tại đây.

Thi thể cô gái mất tích cách nơi lật tàu Gành Hào 5km

Liên quan vụ cô gái 19 tuổi mất tích, nghi trong vụ chìm tàu ở Gành Hào thì người dân phát hiện thi thể nằm ở bìa rừng phòng hộ.

Trao đổi với Zing.vn trưa 10/4, ông Nguyễn Việt Khái, Chủ tịch UBND thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải, Bạc Liêu) cho biết 12h cùng ngày, ông nhận được tin báo về việc ngư dân phát hiện thi thể nữ cạnh bờ biển ở Cà Mau. Cơ quan chức năng nghi đây là cô gái 19 tuổi mất tích Lưu Thị Mỹ Duyên (ngụ ấp 1, thị trấn Gành Hào).

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.