ĐB Trương Trọng Nghĩa: Quy hoạch bị phá hỏng do tác động lợi ích nhóm

(Kiến Thức) - ĐB Trương Trọng Nghĩa cho rằng, quy hoạch cũng là nguồn cơn của rất nhiều tiêu cực, thiệt hại. Trong khi đó, ĐB Nguyễn Lâm Thành cho rằng, tình trạng điều chỉnh quy hoạch xảy ra khá nhiều làm ảnh hưởng đến sự phát triển, gây bức xúc trong xã hội.

Phát biểu thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch sáng 1/6, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) cho biết, cơ bản đồng tình Luật liên quan đến Luật Quy hoạch.
Ông Nghĩa cho rằng, công tác quy hoạch đúng hướng, hiệu quả đã giúp nhiều ngành thành công, trong đó có ngành hàng không và công nghệ thông tin, đóng góp rất lớn cho sự phát triển chung của nền kinh tế.
Tuy nhiên, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, quy hoạch cũng là nguồn cơn của rất nhiều tiêu cực, thiệt hại.
“Nhiều quy hoạch ban đầu đúng nhưng sau đó bị phá hỏng, điều chỉnh méo mó đi theo lợi ích nhất thời hoặc bị tác động nhất định của nhóm lợi ích. Tất nhiên khi quy hoạch vẫn có điều chỉnh, nhưng điều chỉnh cho hợp lý hơn, tối ưu hóa, phải có tầm nhìn, xét theo cả quá trình chứ không phải giải pháp tình thế hay những áp lực nhất định”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.
DB Truong Trong Nghia: Quy hoach bi pha hong do tac dong loi ich nhom
 Đại biểu Trương Trọng Nghĩa. Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Nghĩa cũng dẫn một số ví dụ tại các đô thị thuộc các nước phát triển và cho rằng, quy hoạch các nước này rất hợp lý. Ngay cả ở Sài Gòn trước đây, quy hoạch rất tốt.
“Quy hoạch cần phải cụ thể, từ việc phát triển các khu vui chơi, tiện ích, giải trí cách trường học bao xa. Hệ thống quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng cần phải được làm chi tiết, thậm chí là đến từng quận/huyện, phường/xã...Như chúng ta bàn về Luật thể dục, thể thao, không nhất thiết xây một sân bóng đá, bóng rổ kiên cố, chỉ cần có khoảng trống, có cây xanh, thảm cỏ là trẻ em, người già có thể tập thể dục. Nhưng những khoảng trống đó dần dần mất đi để nhường chỗ cho các công trình kiên cố, nên việc chỉnh sửa hết sức cẩn trọng”, ông Trương Trọng Nghĩa cho hay.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng đề nghị chưa nên vội vàng thông qua luật, cần có thời gian nghiên cứu tiếp, chỉnh sửa thêm.
Đại biểu này cũng đồng tình bỏ quy hoạch tổng thể công chứng là đúng: “Chuyện bỏ quy hoạch tổng thể về công chứng là đúng nhưng lo về đánh đồng dịch vụ công chứng như các dịch vụ khác, có khi hậu quả phải 20-30 năm sau mới thấy rõ. Nếu 5-7 năm sau phòng công chứng bị dẹp và đóng cửa, thậm chí ra nước ngoài định cư rồi thì làm sao xét xử được. Ở vùng sâu vùng xa, phát triển văn phòng công chứng thì Nhà nước phải có trách nhiệm”, ông Nghĩa nói.
Đồng tình về việc bỏ quy hoạch tổng thể công chứng, đại biểu đại biểu Võ Thị Như Hoa (Đà Nẵng) nói rằng: “Trước đây, công chứng là dịch vụ công, nay Nhà nước ủy quyền cho tư nhân làm. Với tính chất đặc thù như vậy nên hoạt động công chứng rất cần được quản lý chặt chẽ. Lo các vấn đề phát sinh khi các tổ chức công chứng cạnh tranh nhau, cạnh tranh khách hàng, khi đó rủi ro về pháp lý là rất lớn, hiện tượng công chứng viên bắt tay với người đi công chứng trong chuyển nhượng bất động sản cũng đã từng xảy ra”.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (đoàn Lạng Sơn) đề nghị dự án luật cần được rà soát, bổ sung, sửa đổi để đảm bản đúng mục tiêu ban hành luật, đảm bảo tính thống nhất. Đây là vấn đề lớn nên cần đánh giá thận trọng, đồng bộ các luật liên quan, có thể thông qua vào kỳ họp sau.
“Thời gian qua, tình trạng điều chỉnh quy hoạch đã xảy ra khá nhiều tại các Thành phố lớn, làm phá vỡ quy hoạch ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội và đời sống của người dân, gây bức xúc trong xã hội.
Điển hình như việc điều chỉnh xây dựng các chung cư cao tầng ở nội đô, cho phép chuyển đổi chức năng công ích của nhiều diện tích đất vốn dành cho giáo dục, y tế…làm biến dạng quy hoạch, phá vỡ kết cấu hạ tầng như Khu đô thị Linh Đàm tại Hà Nội.
Bên cạnh đó, quy định về giấy phép và chứng chỉ quy hoạch nêu trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến Luật Quy hoạch mâu thuẫn với Luật Xây dựng, và Luật Quy hoạch đô thị.
Theo đó việc lập quy hoạch là trách nhiệm của Nhà nước và Nhà nước phải công khai quy hoạch. Đồng thời, quy định này không đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động quy hoạch trong Luật Quy hoạch”, đại biểu Nguyễn Lâm Thành nói.

Bất ngờ điểm mới phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 3

(Kiến Thức) - Tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đầu năm mới Mậu Tuất, sẽ thí điểm việc “chất vấn và trả lời chất vấn ngay”, nghĩa là đại biểu hỏi không quá 1 phút, Bộ trưởng trả lời không quá 3 phút.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ vừa ký văn bản ban hành kế hoạch tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 22 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Đáng chú ý, tại phiên chất vấn này lần đầu tiên thí điểm hình thức chất vấn và trả lời chất vấn mới.
Theo đó, Bộ trưởng sẽ không trình bày báo cáo trước khi trả lời. Đặc biệt, sẽ thực hiện thí điểm việc “chất vấn và trả lời chất vấn ngay”. Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chất vấn ngắn gọn, rõ ý, không quá 1 phút/lần; người trả lời không quá 3 phút/lần.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV thảo luận về 3 dự án luật

Trong kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV đã thảo luận rất nhiều chủ đề và đưa ra bàn thảo về 3 dự án luật có ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế - chính trị của cả nước.

Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, ngày 23/5, Quốc hội dành cả ngày để cho ý kiến về 3 dự án luật trình Quốc hội.

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về KT-XH và ngân sách nhà nước

Ngày 25/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018...

Trong phiên thảo luận này, Quốc hội cũng tiến hành thảo luận quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.