Dạy mãi con không hiểu, mẹ gọi điện cầu cứu cảnh sát tới “giải vây“

Khi đã hiểu rõ mâu thuẫn giữa hai người, cảnh sát liền trao đổi với đứa trẻ và người mẹ để tìm được tiếng nói chung.

Dạy con là công việc hết sức vất vả. Thực tế có không ít ông bố, bà mẹ vì không chịu nổi đã la mắng, thậm chí đánh đập khi dạy con học bài. Mới đây, một câu chuyện hi hữu về việc dạy con học bài đã diễn ra ở Trung Quốc.

Day mai con khong hieu, me goi dien cau cuu canh sat toi “giai vay“

Cảnh sát tới giúp 2 mẹ con giải quyết mâu thuẫn.

Theo đó, vào khoảng 18h ngày 7/11, chị Mã sống ở Tần Hoài, thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô đã gọi điện nhờ cảnh sát giúp đỡ. Nguyên nhân là do chị đã cãi nhau với con trai vì bài tập về nhà của con, chị mong cảnh sát có thể tới nhà phân xử giúp chị.

Sau khi tiếp nhận thông tin, cảnh sát tức tốc tới nhà để tìm hiểu sự việc. Khi cảnh sát đến nơi, đứa trẻ đang ngồi khóc lóc vẻ mặt rất đau khổ, đáng thương.

Hóa ra, chồng chị Mã đi công tác xa, buổi chiều chị phải ở nhà giúp con làm bài và hai mẹ con xảy ra tranh chấp khi giải quyết bài tập. Chị Mã nói với cảnh sát rằng chị đã nói với con nhiều lần về bài tập về nhà nhưng đứa trẻ không nghe, thậm chí còn có thái độ chống đối. Trong tuyệt vọng, chị đã gọi điện nhờ cảnh sát tới hòa giải. Chị hy vọng cảnh sát có thể giúp chị khuyên nhủ con trai.

Sau khi đã hiểu rõ mâu thuẫn giữa hai người, cảnh sát liền trao đổi với đứa trẻ. Cậu bé nói rằng năm nay em học lớp 6, do mẹ và giáo viên có yêu cầu khác nhau, cậu bé thấy mẹ quá nghiêm khắc và không thể chấp nhận được nên bắt đầu cãi cự. Qua trò chuyện với đứa trẻ, cảnh sát nhận thấy hai mẹ con chị Mã chỉ cãi nhau một lúc, không có mâu thuẫn gì lớn. Cảnh sát sau đó liền an ủi cậu bé: “Chàng trai à, cậu đã là một người đàn ông rồi, nếu có rơi lệ thì cũng đừng để người khác thấy”. Dưới sự an ủi và thuyết phục của cảnh sát, cậu bé đã ngừng khóc.

Cảnh sát sau đó cũng xem bài tập về nhà của bé trai. “Con trai tôi lớn hơn con chị rất nhiều và tôi từng trải qua chuyện như thế này”, cảnh sát nói với chị Mã. Cảnh sát bắt đầu giải thích tường tận bài tập về nhà cho con trai chị Mã, đứa trẻ dần nguôi ngoai và đồng ý chăm chỉ học tập.

Cuối cùng, cảnh sát cũng trao đổi với chị Mã về vấn đề giáo dục, chia sẻ phương pháp kèm con học của bản thân, đồng thời khuyên chị Mã nên chú ý đến phương pháp và cách thức khi giao tiếp với trẻ, không nên đánh đập, mắng mỏ trẻ về những chuyện vặt vãnh. Chị Mã cũng bảy tỏ lòng biết ơn đối với cảnh sát.

“Bỏ rơi” trẻ trong rừng và cách người Hà Lan dạy con tự lập

Trước khi trẻ em bước vào tuổi thành niên, người Hà Lan có truyền thống đưa con em vào rừng và "bỏ rơi" chúng ở đó, để chúng tự tìm đường về nhà, như một cách để trở nên tự lập.

“Bo roi” tre trong rung va cach nguoi Ha Lan day con tu lap
 Sau 22h, chiếc ôtô dừng bánh ở bìa rừng và bỏ lại ba đứa trẻ: một cậu bé 12 tuổi và 15 tuổi, cùng một cô bé 12 tuổi. Chúng chỉ có một mình cùng với máy định vị GPS để tìm đường đi. Sau đó, ba đứa trẻ lao vào rừng rậm. Tuy nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng đây lại là truyền thống "bỏ rơi" trẻ em ở Hà Lan, và hầu như đứa trẻ nào cũng trải qua thử thách này trước khi đến tuổi thành niên, theo New York Times.
“Bo roi” tre trong rung va cach nguoi Ha Lan day con tu lap-Hinh-2
 Một vài tình huống của thử thách còn được mô phỏng theo các bài tập quân sự. Người lớn có thể sẽ đi theo và theo dõi những đứa trẻ, nhưng không giúp đỡ chúng. Ngược lại, để khiến thử thách khó khăn hơn, ban tổ chức thậm chí còn bịt mắt trẻ em trước khi "bỏ rơi" chúng giữa rừng, hay thậm chí tạo âm thanh giả các loài thú dữ để đe dọa.
“Bo roi” tre trong rung va cach nguoi Ha Lan day con tu lap-Hinh-3
 Tại Hà Lan, trẻ em được giáo dục để trở nên tự lập, không phụ thuộc quá nhiều vào người lớn. Cha mẹ để con cái tự giải quyết vấn đề của mình. Những đứa trẻ bị bỏ rơi thường lang thang trong rừng đến 2-3h sáng, mệt, đói và mất phương hướng. Người Hà Lan tin rằng vượt qua những thử thách như vậy có thể giúp trẻ em sinh tồn được trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
“Bo roi” tre trong rung va cach nguoi Ha Lan day con tu lap-Hinh-4
Những đứa trẻ bị bỏ lại bắt đầu tiến vào khu rừng gần Utrecht, với mùi nón thông dâng lên trong không khí. Mặt đất đầy rêu và bầu trời gần như đen kịt vì đêm trăng khuyết. Thi thoảng có tiếng ôtô lao vút qua rồi bầu không khí lại trở nên im bặt. 
“Bo roi” tre trong rung va cach nguoi Ha Lan day con tu lap-Hinh-5
 Đó là đêm đầu tiên Stijn Jongewaard, cậu bé 11 tuổi có sở thích chơi game, bị bỏ lại trong rừng. Mẹ của cậu, bà Tamara, cho rằng đã đến lúc cho con trai trưởng thành hơn và việc để cậu lại trong rừng là nhằm mục đích đó. "Stijin 11 tuổi rồi. Sắp đến lúc chúng tôi không thể dạy dỗ nó nữa. Thằng bé sắp bước vào tuổi thiếu niên, và sau đó phải học cách tự đưa ra quyết định cho mình", bà Tamara nói.
“Bo roi” tre trong rung va cach nguoi Ha Lan day con tu lap-Hinh-6
 Sau khi đi được nửa giờ, cả nhóm rời đường lớn và đi vào rừng, rồi bất chợt dừng lại. Đám trẻ quay người về phía sau. Cách đó một khoảng không xa, có thứ gì đó to lớn nhảy vọt lên, xô đẩy đám lá khiến chúng giật mình. Đó là một con nai.
“Bo roi” tre trong rung va cach nguoi Ha Lan day con tu lap-Hinh-7
 Nhiều trường hợp không may cũng xảy ra khi trải nghiệm truyền thống này. Năm 2012, truyền thông Đức đưa tin 5 cậu bé Hà Lan bị bỏ rơi ở Đức đã phải gọi cảnh sát địa phương giúp đỡ vì bị mắc kẹt giữa phiến đá và ống thông gió. Vào năm 2017, các thành viên ban tổ chức ở Bỉ bỏ 25 đứa trẻ lại trong rừng, sau đó uống bia và ngủ thiếp đi, khiến những đứa trẻ lang thang đi lạc quá thời gian quy định. Cuối cùng, chúng đến bấm chuông cửa nhà dân và nhờ đưa về địa điểm tập trung.
“Bo roi” tre trong rung va cach nguoi Ha Lan day con tu lap-Hinh-8
 Tuy nhiên, các tờ báo Hà Lan coi đó là cách nói quá của người Đức, đồng thời cho rằng "trải nghiệm bị bỏ rơi là phần thú vị nhất của chuyến đi cắm trại". Người Hà Lan coi truyền thống này là điều rất bình thường và cảm thấy ngạc nhiên khi được hỏi về nó, bởi họ cho rằng truyền thống này cũng phổ biến ở các quốc gia khác.
“Bo roi” tre trong rung va cach nguoi Ha Lan day con tu lap-Hinh-9
 Pia de Jong, tiểu thuyết gia sống tại New Jersey, Mỹ, cho rằng truyền thống này phản ánh triết lý nuôi dạy con rất đặc biệt của người Hà Lan. "Bạn để con lại cho chúng bước vào thế giới. Tất nhiên, bạn đảm bảo rằng chúng không bị đe dọa tính mạng, nhưng ngoài điều đó ra, bọn trẻ phải tự tìm đường đi", bà nói.
“Bo roi” tre trong rung va cach nguoi Ha Lan day con tu lap-Hinh-10
 Tuy nhiên, bà de Jong, 58 tuổi, cũng nghi ngờ về tính thú vị của trải nghiệm này. "Hãy tưởng tượng rằng bạn đang lạc lối và không biết phải đi đâu. Có thể phải mất đến 10 giờ, có thể là cả đêm, bạn không biết mất bao lâu để tìm được đường. Trời đã khuya và bọn trẻ bắt đầu sợ hãi. Tôi không nghĩ rằng đó thực sự là trải nghiệm đẹp đẽ với chúng", bà nói.
“Bo roi” tre trong rung va cach nguoi Ha Lan day con tu lap-Hinh-11
 Trong năm 2011 và 2014, nhiều trường hợp trẻ em trải nghiệm truyền thống này đã thiệt mạng vì tai nạn giao thông khi đi bộ dọc đường. Kể từ đó, ban tổ chức đặt ra nhiều quy định hơn để đảm bảo an toàn. Nhóm trẻ em khi bị bỏ rơi có mang theo điện thoại trong trường hợp khẩn cấp và phải mặc áo phản quang. Đồng thời, chúng cũng được phát danh sách các chỉ dẫn cụ thể, chủ yếu để đảm bảo an toàn giao thông. *) Title do Kiến Thức biên tập lại

Mời độc giả xem thêm video: Công nương Kate Middleton giới thiệu thông điệp video đầu tiên đến với trẻ em nghèo (Nguồn: VTC14)

Chứng kiến cậu bé mầm non giúp bạn gái cài cúc áo, GV lập tức làm điều này

Buổi học ấy, có 2 bé ở lại muộn do phụ huynh chưa tới đón. Và trong lúc cô Lưu đi ra ngoài, cậu bé Tiểu Thiên đã ân cần cài cúc áo cho bạn học...
 

Ở nhiều gia đình Á Đông, trẻ em được xem như "ông hoàng con" và tất cả các thành viên chiều chuộng, cưng nựng hết mực. Thậm chí, những công việc nhẹ nhàng con hoàn toàn có khả năng làm cũng vẫn giúp vì không muốn trẻ... vất vả.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.