Đây là tên lửa hành trình hạt nhân số 1 của Pháp

Đây là tên lửa hành trình hạt nhân số 1 của Pháp

(Kiến Thức) - Với cặp "song sát" tên lửa hành trình ASMPA và Rafale M, Hải quân Pháp tái khẳng định khả năng răn đe hạt nhân của mình chưa hề bị suy giảm.

Trang tin Navy Recognition dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Pháp cho hay, một tiêm kích đa năng Rafale M của hải quân nước này gần đây đã phòng thử nghiệm thành công  tên lửa hành trình ASMPA trong một đợt diễn tập tấn công hạt nhân mô phỏng vào đầu năm nay. Nguồn ảnh: Twitter.
Trang tin Navy Recognition dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Pháp cho hay, một tiêm kích đa năng Rafale M của hải quân nước này gần đây đã phòng thử nghiệm thành công tên lửa hành trình ASMPA trong một đợt diễn tập tấn công hạt nhân mô phỏng vào đầu năm nay. Nguồn ảnh: Twitter.
Cũng theo thông báo này đợt thử nghiệm trên diễn ra vào giữa tháng 2 vừa rồi, một chiếc Rafale M của Hải quân Pháp cất cánh từ căn cứ không quân Avord đã thực hiện hành trình bay kéo dài hơn 4 giờ trước khi triển khai ASMPA tấn công một mục tiêu giả định nằm ở phía Tây Nam nước Pháp. Nguồn ảnh: The Aviationist.
Cũng theo thông báo này đợt thử nghiệm trên diễn ra vào giữa tháng 2 vừa rồi, một chiếc Rafale M của Hải quân Pháp cất cánh từ căn cứ không quân Avord đã thực hiện hành trình bay kéo dài hơn 4 giờ trước khi triển khai ASMPA tấn công một mục tiêu giả định nằm ở phía Tây Nam nước Pháp. Nguồn ảnh: The Aviationist.
Được biết đợt diễn tập trên là một phần trong kế hoạch đánh giá và kiểm tra thường niên khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị không quân thuộc lực lượng vũ trang chiến lược Pháp. Bên cạnh đó nó còn là phép thử của bộ đôi ASMPA và Rafale M, một trong hai lá chắn hạt nhân của Paris. Trong ảnh là một chiếc Rafale M mang theo tên lửa tấn công hạt nhân chiến thuật ASMPA. Nguồn ảnh: Pinterest.
Được biết đợt diễn tập trên là một phần trong kế hoạch đánh giá và kiểm tra thường niên khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị không quân thuộc lực lượng vũ trang chiến lược Pháp. Bên cạnh đó nó còn là phép thử của bộ đôi ASMPA và Rafale M, một trong hai lá chắn hạt nhân của Paris. Trong ảnh là một chiếc Rafale M mang theo tên lửa tấn công hạt nhân chiến thuật ASMPA. Nguồn ảnh: Pinterest.
ASMPA không phải là cái tên quá mới đối với Lực lượng vũ trang chiến lược Pháp (FAS), mẫu tên lửa tấn công hạt nhân này được công ty công nghệ hàng không vũ trụ Aérospatiale (nay là một phần của MBDA) phát triển dành riêng cho Quân đội Pháp và được đưa vào trang bị từ năm 1986. Nguồn ảnh: Navy Recognition.
ASMPA không phải là cái tên quá mới đối với Lực lượng vũ trang chiến lược Pháp (FAS), mẫu tên lửa tấn công hạt nhân này được công ty công nghệ hàng không vũ trụ Aérospatiale (nay là một phần của MBDA) phát triển dành riêng cho Quân đội Pháp và được đưa vào trang bị từ năm 1986. Nguồn ảnh: Navy Recognition.
Tên lửa ASMPA được thiết kế để có thể tích hợp trên hầu hết các dòng chiến đấu cơ mạnh nhất của Pháp từ những năm 1980 cho đến nay như Dassault Mirage 2000N , Rafale và Super Étendard. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nó có thể dễ dàng được triển khai trên tàu sân bay Charles de Gaulle niềm tự hào của Hải quân Pháp. Nguồn ảnh: WordPress.com.
Tên lửa ASMPA được thiết kế để có thể tích hợp trên hầu hết các dòng chiến đấu cơ mạnh nhất của Pháp từ những năm 1980 cho đến nay như Dassault Mirage 2000N , Rafale và Super Étendard. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nó có thể dễ dàng được triển khai trên tàu sân bay Charles de Gaulle niềm tự hào của Hải quân Pháp. Nguồn ảnh: WordPress.com.
Trọng lượng tối đa của ASMPA chỉ khoảng 860kg tương đối nhẹ và khá phù hợp với các nhiệm vụ tấn công có hành trình bay dài, tầm bắn hiệu quả của mẫu tên lửa này là từ 80-500km với hành trình siêu âm có thể đạt tới Mach 3. Nguồn ảnh: Saint Justin.
Trọng lượng tối đa của ASMPA chỉ khoảng 860kg tương đối nhẹ và khá phù hợp với các nhiệm vụ tấn công có hành trình bay dài, tầm bắn hiệu quả của mẫu tên lửa này là từ 80-500km với hành trình siêu âm có thể đạt tới Mach 3. Nguồn ảnh: Saint Justin.
Mỗi quả tên lửa ASMPA được trang bị một đầu đạn hạt nhân TN81 có sức công phá từ 100-300kt. Trong trường hợp các tên lửa đạn đạo liên lục địa SSBN phóng đi từ tàu ngầm của Pháp không thể triển khai, bộ đôi Rafale và ASMPA sẽ là lựa chọn số một của Paris nhằm duy trì khả năng răn đe hạt nhân. Nguồn ảnh: Rafale News.
Mỗi quả tên lửa ASMPA được trang bị một đầu đạn hạt nhân TN81 có sức công phá từ 100-300kt. Trong trường hợp các tên lửa đạn đạo liên lục địa SSBN phóng đi từ tàu ngầm của Pháp không thể triển khai, bộ đôi Rafale và ASMPA sẽ là lựa chọn số một của Paris nhằm duy trì khả năng răn đe hạt nhân. Nguồn ảnh: Rafale News.
Tính tới đầu năm 2015, Pháp duy trì hơn 50 đơn vị ASMPA trong biên chế chia đều cho các đơn vị không quân và không quân hải quân của nước này. Song song với đó Pháp vẫn tiếp tục phát triển các tên lửa SSBN thế hệ mới như M51 vốn đang triển khai trên các tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Triomphant. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Tính tới đầu năm 2015, Pháp duy trì hơn 50 đơn vị ASMPA trong biên chế chia đều cho các đơn vị không quân và không quân hải quân của nước này. Song song với đó Pháp vẫn tiếp tục phát triển các tên lửa SSBN thế hệ mới như M51 vốn đang triển khai trên các tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Triomphant. Nguồn ảnh: blogspot.com.

GALLERY MỚI NHẤT