Đây là người đầu tiên của làng Phung ở Gia Lai trồng cà phê

Cách đây 15 năm, ông Rơ Châm Kyêu là người Jrai đầu tiên trồng cà phê ở làng Phung, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Sau nhiều thăng trầm, gia đình ông đang có mức thu nhập hơn 800 triệu đồng/năm từ vườn cà phê.

Sau nhiều năm gắn bó với cây lúa, cây mì mà cái nghèo vẫn đeo bám, năm 2009, ông Rơ Châm Kyêu quyết định tìm hiểu giống cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng địa phương để chuyển hướng canh tác. Sau nhiều tháng tìm hiểu và tham gia các lớp tập huấn trồng do địa phương tổ chức, ông Kyêu quyết định trồng cà phê.

Ông nhớ lại: “Lúc đó, tôi rất vui mừng khi biết cây cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê vối) thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu xã Ia Mơ Nông và cho năng suất vượt trội. Tôi liền vận động gia đình chuyển đổi diện tích đất trồng hoa màu kém hiệu quả sang trồng cà phê. Ban đầu, tôi trồng 1,5 ha. Gần 10 năm sau, tôi tích lũy được tiền mua thêm đất để mở rộng diện tích cà phê của gia đình lên gần 5 ha”.

Day la nguoi dau tien cua lang Phung o Gia Lai trong ca phe

Ông Rơ Châm Kyêu là nông dân Jrai tiên phong trồng dòng cà phê đặc sản Robusta ở làng Phung (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh). Ảnh: Mai Ka

Theo ông Kyêu, thời gian đầu bắt tay trồng cà phê, ông từng mất ăn, mất ngủ để theo dõi sự sinh trưởng của vườn cây. Từ việc trồng cây ngắn ngày như cây mì, lúa, nay ông phải học cách chăm sóc giống cây dài ngày đòi hỏi quy trình kỹ thuật cao hơn.

“Tôi đặc biệt chú trọng đến việc lựa chọn cây giống chất lượng, học hỏi các phương pháp trồng, chăm sóc vườn cây và kiểm soát sâu bệnh để đảm bảo chất lượng, năng suất. Rất may, dòng cà phê Robusta có khả năng kháng bệnh tốt và sinh trưởng nhanh, năng suất đạt cao”-ông Kyêu chia sẻ.

Tuy nhiên, suốt 15 năm gắn bó với cây cà phê, gia đình ông Kyêu cũng trải qua nhiều thăng trầm, thậm chí có những lúc rơi vào bế tắc do giá xuống thấp. Để duy trì vườn cà phê rộng 5 ha, ông Kyêu đã trồng xen các loại cây ăn quả như bơ, mít, sầu riêng… nhằm có thêm nguồn thu nhập.

Theo ông Kyêu, biện pháp “lấy ngắn nuôi dài” ấy cùng với việc tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ tự ủ hoai để thay thế phân bón hóa học, giảm thuốc bảo vệ thực vật… đã giúp gia đình ông tiết giảm chi phí sản xuất. Khi giá cà phê dần cao trở lại, ông Kyêu đã “hái quả ngọt”.

“Hiện nay, vườn cà phê của gia đình tôi đang phát triển tốt và cho thu trên 800 triệu đồng/vụ sau khi trừ chi phí”-ông Kyêu cho biết.

Day la nguoi dau tien cua lang Phung o Gia Lai trong ca phe-Hinh-2

Ông Rơ Châm Kyêu (bìa phải) chia sẻ kinh nghiệm trồng cà phê cho người dân làng Phung. Ảnh: M.K

Ông Rơ Châm Khên-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Phung-cho hay: Gia đình ông Kyêu là hộ tiên phong trồng cà phê ở làng. Sau nhiều năm, chúng tôi thấy đây là cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương và phát triển rất tốt. Dù từng trải qua những đợt nắng hạn kéo dài khiến cây bị suy kiệt, rụng lá, tuy nhiên, chỉ cần tưới một lượng nước vừa phải là cây có thể duy trì sự sống để vượt qua mùa khô hạn và phát triển mạnh mẽ khi mùa mưa đến. Giống cà phê Robusta có sức kháng sâu bệnh tốt nên việc trồng, chăm sóc cũng dễ dàng hơn.

Từ thành quả của ông Kyêu, nhiều năm qua, bà con trong làng cũng tích cực học hỏi, chuyển đổi diện tích hoa màu kém hiệu quả sang trồng cà phê.

Còn bà Trần Thị Thùy Dung-Cán bộ Địa chính-Nông nghiệp xã Ia Mơ Nông thì cho biết: Dòng cà phê Robusta được nông dân trong xã ưu tiên sản xuất bởi khả năng chịu hạn và kháng bệnh mạnh, cho năng suất cao, chất lượng tốt. Thời gian gần đây, giá cà phê tăng cao đã tiếp thêm động lực cho người trồng cà phê tại địa phương duy trì vườn cây để cải thiện nguồn thu nhập, vươn lên làm giàu.

Về lâu dài, đây sẽ là động lực để bà con tập trung đầu tư canh tác cà phê một cách khoa học, bền vững, hướng đến liên kết sản xuất cà phê Robusta theo tiêu chuẩn VietGAP.

Làm giàu trên miền biên giới nhờ cà phê và... vịt

Nghe anh kể về hành trình lập nghiệp, ngắm thành quả vợ chồng anh gây dựng, câu nói “có sức người sỏi đá cũng thành cơm” càng đúng hơn bao giờ hết.

Làm giàu trên miền biên giới nhờ cà phê và... vịt
Tìm cơ hội nơi vùng đất mới

Nể phục: “Đi tù vì cây cà phê”, ra tù thành tỷ phú nhờ cam lòng vàng

Ra tủ, bằng ý chí và nghị lực hiếm có, vượt qua mặc cảm tù tội, ông Chất đã vươn lên thành tỷ phú nhờ trồng cam lòng vàng (cam V2)...

Nể phục: “Đi tù vì cây cà phê”, ra tù thành tỷ phú nhờ cam lòng vàng
Người nông dân đó là ông Hoàng Văn Chất, ở bản Củ 2, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Không biết thì thôi, chứ ai mà nghe được câu chuyện ông đi khai hoang đất, ông từng đi tù và sau khi ra tù bước vào hành trình vượt khó làm giàu thì cũng nể phục. Cũng vì càm phục ý chí và nghị lực vươn lên của ông mà không ít người nói vui, ông đi tù vì cây cà phê, còn khi ra tù thành tỷ phú là nhờ cây cam lòng vàng.

Lạ lùng lão nông cho cà phê "ăn" chuối, bơ, xoài thu bạc tỷ

Thay vì thu hoạch cà phê tuốt trái, ông Hải lại chọn cách cắt cành để giảm bớt chi phí thuê nhân công.

Lạ lùng lão nông cho cà phê "ăn" chuối, bơ, xoài thu bạc tỷ

Chủ nhân khu vườn cà phê đặc biệt này là ông Nguyễn Thanh Hải (thôn Phú Xuân, xã Đắk Nia, TP Gia Nghĩa, Đắk Nông). Vườn cà phê rộng gần 3 ha của gia đình được chăm sóc bằng chế độ dinh dưỡng đặc biệt, giúp sản lượng hàng năm luôn cao hơn 2-3 lần sản lượng trung bình.

Trồng cà phê... cắt cành

Trên diện tích đất canh tác, ông Hải duy trì phương pháp canh tác thả ngọn gần 10 năm giúp cây phát triển xanh tốt, thân khỏe. Ở một trong những vùng chuyên canh cà phê lớn nhất Tây Nguyên này, mô hình canh tác của anh Hải khá xa lạ với bà con nông dân vì cây cà phê thả ngọn, tán rộng, mùa thu hoạch nông dân thu hái dùng thang leo lên thân cây thu hoạch.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.