Đây là lý do khiến phát xít Đức thảm bại ở Bắc Phi

Đây là lý do khiến phát xít Đức thảm bại ở Bắc Phi

(Kiến Thức) - Dưới sự chỉ huy của Cáo sa mạc Rommel, Quân đoàn Châu Phi của phát xít Đức đã đánh "ngang kèo" với quân Anh tại chiến trường bắc Phi dù thiếu thốn tiếp tế.

Tướng Rommel đến châu Phi dưới sự chào đón của các sỹ quan Italia, sau khi Rommel đến châu Phi, cục diện của chiến trường này đã thay đổi hẳn với các chiến thắng áp đảo của  phát xít Đức. Ảnh: Warhistory.
Tướng Rommel đến châu Phi dưới sự chào đón của các sỹ quan Italia, sau khi Rommel đến châu Phi, cục diện của chiến trường này đã thay đổi hẳn với các chiến thắng áp đảo của phát xít Đức. Ảnh: Warhistory.
Chính nhờ tài chỉ huy tài tình của mình, Rommel đã đưa liên quân Đức-Italia đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác khiến quân Đồng Minh phải đặt cho ông biệt danh Cáo sa mạc do độ tinh quái và mưu mẹo của ông giống hệt loài cáo này. Ảnh: Warhistory.
Chính nhờ tài chỉ huy tài tình của mình, Rommel đã đưa liên quân Đức-Italia đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác khiến quân Đồng Minh phải đặt cho ông biệt danh Cáo sa mạc do độ tinh quái và mưu mẹo của ông giống hệt loài cáo này. Ảnh: Warhistory.
Trang bị của binh lính Quân đoàn Châu Phi tại mặt trận bắc Phi trong chiến tranh thế giới thứ hai với kính râm có tác dụng chắn gió và nắng, khăn che miệng và mũi để chắn cát. Ảnh: Warhistory.
Trang bị của binh lính Quân đoàn Châu Phi tại mặt trận bắc Phi trong chiến tranh thế giới thứ hai với kính râm có tác dụng chắn gió và nắng, khăn che miệng và mũi để chắn cát. Ảnh: Warhistory.
Một binh sỹ Đức bên cạnh khẩu súng trường chống tăng trên chiến trường Bắc Phi. Ảnh: Warhistory.
Một binh sỹ Đức bên cạnh khẩu súng trường chống tăng trên chiến trường Bắc Phi. Ảnh: Warhistory.
Tướng Erwin Rommel đang trực tiếp chỉ huy các tướng lĩnh của mình trên mặt trận. Dù là một vị Tướng, ông luôn theo sát bước hành quân của Sư đoàn thiết giáp 21 và dẫn đầu trong mọi cuộc tiến công. Ảnh: Warhistory.
Tướng Erwin Rommel đang trực tiếp chỉ huy các tướng lĩnh của mình trên mặt trận. Dù là một vị Tướng, ông luôn theo sát bước hành quân của Sư đoàn thiết giáp 21 và dẫn đầu trong mọi cuộc tiến công. Ảnh: Warhistory.
Đáng lẽ ra, Rommel phải tuân lệnh của các sỹ quan đồng cấp đến từ phía Italia, tuy nhiên trên chiến trường, ông luôn chỉ huy một cách cực kỳ quyết đoán và không những bỏ ngoài tai các lời chỉ trích, mệnh lệnh từ phía Italia mà ông còn... chỉ huy luôn cả lực lượng quân đội Italia. Ảnh: Warhistory.
Đáng lẽ ra, Rommel phải tuân lệnh của các sỹ quan đồng cấp đến từ phía Italia, tuy nhiên trên chiến trường, ông luôn chỉ huy một cách cực kỳ quyết đoán và không những bỏ ngoài tai các lời chỉ trích, mệnh lệnh từ phía Italia mà ông còn... chỉ huy luôn cả lực lượng quân đội Italia. Ảnh: Warhistory.
Việc Rommel bất tuân thượng lệnh, chỉ huy cả quân đội Italia khiến những tướng lĩnh cao cấp phía Italia cực kỳ tức giận, mặc dù vậy phía Italia cũng không thể làm gì được Rommel vì ông... đánh đâu thắng đó và có được sự nể trọng rất lớn từ phía binh lính Italia. Ảnh: Warhistory.
Việc Rommel bất tuân thượng lệnh, chỉ huy cả quân đội Italia khiến những tướng lĩnh cao cấp phía Italia cực kỳ tức giận, mặc dù vậy phía Italia cũng không thể làm gì được Rommel vì ông... đánh đâu thắng đó và có được sự nể trọng rất lớn từ phía binh lính Italia. Ảnh: Warhistory.
Mặc dù vậy, do có hậu cần không đảm bảo do các tàu vận tải của Đức và Italia muốn tiếp tế được đến bắc Phi đều phải "bước qua xác" Hải quân Anh nên trong những giai đoạn khó khăn, chỉ 30% hàng hóa tiếp tế từ Italia có thể cập bờ thành công. Ảnh: Warhistory.
Mặc dù vậy, do có hậu cần không đảm bảo do các tàu vận tải của Đức và Italia muốn tiếp tế được đến bắc Phi đều phải "bước qua xác" Hải quân Anh nên trong những giai đoạn khó khăn, chỉ 30% hàng hóa tiếp tế từ Italia có thể cập bờ thành công. Ảnh: Warhistory.
Trái lại với việc tiếp tế gặp rất nhiều khó khăn, các sư đoàn thiết giáp chủ lực của Đức và Italia tại bắc Phi lại sử dụng rất nhiều nhiên liệu trong các cuộc càn quét tấn công chớp nhoáng dưới sự chỉ huy của Rommel. Ảnh: Warhistory.
Trái lại với việc tiếp tế gặp rất nhiều khó khăn, các sư đoàn thiết giáp chủ lực của Đức và Italia tại bắc Phi lại sử dụng rất nhiều nhiên liệu trong các cuộc càn quét tấn công chớp nhoáng dưới sự chỉ huy của Rommel. Ảnh: Warhistory.
Chính vì vậy tới giai đoạn căng thẳng và ác liệt nhất trên chiến trường bắc Phi, các sư đoàn thiết giáp chủ lực của Rommel lại thường xuyên rơi vào cảnh... hết xăng và phải tốn một lượng lớn lực lượng để bảo vệ các kho nhiên liệu khiến Rommel bị đẩy vào thế bí. Ảnh: Warhistory.
Chính vì vậy tới giai đoạn căng thẳng và ác liệt nhất trên chiến trường bắc Phi, các sư đoàn thiết giáp chủ lực của Rommel lại thường xuyên rơi vào cảnh... hết xăng và phải tốn một lượng lớn lực lượng để bảo vệ các kho nhiên liệu khiến Rommel bị đẩy vào thế bí. Ảnh: Warhistory.
Thêm vào đó, đang trong tình hình nước sôi lửa bỏng thì Rommel lại phải về nước để chữa bệnh, người thay thế ông, Tướng Stumme mới nhận nhiệm vụ được hơn một tháng lại đột ngột qua đời vì nhồi máu cơ tim khiến tình hình ở bắc Phi ngày càng trở lên bất lợi hơn cho quân đội phát xít. Ảnh: Warhistory.
Thêm vào đó, đang trong tình hình nước sôi lửa bỏng thì Rommel lại phải về nước để chữa bệnh, người thay thế ông, Tướng Stumme mới nhận nhiệm vụ được hơn một tháng lại đột ngột qua đời vì nhồi máu cơ tim khiến tình hình ở bắc Phi ngày càng trở lên bất lợi hơn cho quân đội phát xít. Ảnh: Warhistory.
Nhận thấy đối phương đang trong tình trạng "rắn mất đầu". Phía Anh đã đẩy mạnh tấn công và giành được nhiều thắng lợi mang tính chiến lược giúp thay đổi tình thế. Ảnh: Warhistory.
Nhận thấy đối phương đang trong tình trạng "rắn mất đầu". Phía Anh đã đẩy mạnh tấn công và giành được nhiều thắng lợi mang tính chiến lược giúp thay đổi tình thế. Ảnh: Warhistory.
Dù đang dưỡng bệnh, Cáo sa mạc Rommel buộc phải tức tốc quay lại bắc Phi theo yêu cầu của Adolf Hitler. Tuy nhiên, chỉ sau một tháng vắng mặt Rommel, chiến sự tại bắc Phi đã thay đổi hoàn toàn theo hướng bất lợi cho phe Phát Xít, ngay khi đặt chân tới bắc Phi, Rommel buộc phải ra một loạt lệnh rút lui để củng cố lại lực lượng. Ảnh: Warhistory.
Dù đang dưỡng bệnh, Cáo sa mạc Rommel buộc phải tức tốc quay lại bắc Phi theo yêu cầu của Adolf Hitler. Tuy nhiên, chỉ sau một tháng vắng mặt Rommel, chiến sự tại bắc Phi đã thay đổi hoàn toàn theo hướng bất lợi cho phe Phát Xít, ngay khi đặt chân tới bắc Phi, Rommel buộc phải ra một loạt lệnh rút lui để củng cố lại lực lượng. Ảnh: Warhistory.
Tình hình hậu cần lúc này càng trở nên khó khăn hơn, dù có lệnh tử thủ của Hitler, Rommel vẫn quyết định ra lệnh rút lui trên toàn tuyến để bảo toàn lực lượng, khí tài và tránh thương vong không đáng có. Ảnh: Warhistory.
Tình hình hậu cần lúc này càng trở nên khó khăn hơn, dù có lệnh tử thủ của Hitler, Rommel vẫn quyết định ra lệnh rút lui trên toàn tuyến để bảo toàn lực lượng, khí tài và tránh thương vong không đáng có. Ảnh: Warhistory.
Tới chiến dịch Tunisia, chiến dịch cuối cùng của phe Phát Xít tại bắc Phi, dù đã dành được nhiều thắng lợi cực kỳ to lớn nhưng hy vọng về chiến thắng của Rommel cũng đã tan biến khi các bến cảng quan trọng đã hoàn toàn thuộc về phe Đồng Minh và lực lượng Đồng Minh đang ngày càng đổ vào chiến trường này với số lượng cùng trang thiết bị hiện đại hơn rất nhiều so với phe Phát Xít. Ảnh: Warhistory.
Tới chiến dịch Tunisia, chiến dịch cuối cùng của phe Phát Xít tại bắc Phi, dù đã dành được nhiều thắng lợi cực kỳ to lớn nhưng hy vọng về chiến thắng của Rommel cũng đã tan biến khi các bến cảng quan trọng đã hoàn toàn thuộc về phe Đồng Minh và lực lượng Đồng Minh đang ngày càng đổ vào chiến trường này với số lượng cùng trang thiết bị hiện đại hơn rất nhiều so với phe Phát Xít. Ảnh: Warhistory.
Khu vực Địa Trung Hải cũng đã nằm hoàn toàn trong quyền kiểm soát của lực lượng Đồng Minh, các tàu vận tải và máy bay tiếp không thể vượt qua vùng biển này để tiếp cận vào châu Phi được nữa. Ảnh: Warhistory.
Khu vực Địa Trung Hải cũng đã nằm hoàn toàn trong quyền kiểm soát của lực lượng Đồng Minh, các tàu vận tải và máy bay tiếp không thể vượt qua vùng biển này để tiếp cận vào châu Phi được nữa. Ảnh: Warhistory.
Ngày 9/3/1943, Rommel Cáo sa mạc trở về Đức, số phận của bắc Phi coi như đã được định đoạt, tới tháng 5/1943 lực lượng Phát xít Đức và Italia đầu hàng toàn bộ, Tướng đức Von Arnim cùng Thống chế Italia Giovanni Messe đều bị bắt làm tù binh. Ảnh: Warhistory.
Ngày 9/3/1943, Rommel Cáo sa mạc trở về Đức, số phận của bắc Phi coi như đã được định đoạt, tới tháng 5/1943 lực lượng Phát xít Đức và Italia đầu hàng toàn bộ, Tướng đức Von Arnim cùng Thống chế Italia Giovanni Messe đều bị bắt làm tù binh. Ảnh: Warhistory.
Dù thua trận nhưng tên tuổi của Erwin Rommel đã nổi lên như cồn sau những chiến công của ông tại bắc Phi, sự nổi tiếng và sự kính trọng của các binh lính dành cho ông đã giúp Cáo sa mạc thoát khỏi sự trừng phạt của Quốc trưởng dù ông đã chống lại mệnh lệnh cảm từ của Hitler. Ảnh: Warhistory.
Dù thua trận nhưng tên tuổi của Erwin Rommel đã nổi lên như cồn sau những chiến công của ông tại bắc Phi, sự nổi tiếng và sự kính trọng của các binh lính dành cho ông đã giúp Cáo sa mạc thoát khỏi sự trừng phạt của Quốc trưởng dù ông đã chống lại mệnh lệnh cảm từ của Hitler. Ảnh: Warhistory.
Quân đoàn Châu Phi dưới sự chỉ huy của Rommel hoàn toàn không phải chịu bất cứ cáo buộc nào về việc vi phạm tội ác chiến tranh, không những chống lệnh tử thủ, ông còn chống luôn cả lệnh hành quyết tù binh và người Do Thái bị bắt giữ, chính điều này đã khiến cho cả phía Đồng Minh phải kính trọng vị tướng tài ba này. Năm 1944 Rommel bị ép phải tự tử vì tình nghi có dính líu tới các hoạt động âm mưu sát hại Quốc trưởng. Ảnh: Warhistory.
Quân đoàn Châu Phi dưới sự chỉ huy của Rommel hoàn toàn không phải chịu bất cứ cáo buộc nào về việc vi phạm tội ác chiến tranh, không những chống lệnh tử thủ, ông còn chống luôn cả lệnh hành quyết tù binh và người Do Thái bị bắt giữ, chính điều này đã khiến cho cả phía Đồng Minh phải kính trọng vị tướng tài ba này. Năm 1944 Rommel bị ép phải tự tử vì tình nghi có dính líu tới các hoạt động âm mưu sát hại Quốc trưởng. Ảnh: Warhistory.

GALLERY MỚI NHẤT